,
221
1564
Mưu sinh cùng WTO
muusinh
/wto/muusinh/
218185
Vào WTO và lao động ngành công nghiệp ô-tô
1
Article
1561
Đường vào WTO
wto
/wto/
,

Vào WTO và lao động ngành công nghiệp ô-tô

Cập nhật lúc 10:16, Thứ Hai, 08/03/2004 (GMT+7)
,

Xe nước ngoài đậu ngoài cửa, ngành công nghiệp chế tạo xe hơi của Trung Quốc sẽ ra sao?

Ảnh minh hoạ.

Trong khi thảo luận với nhau về vấn đề gia nhập WTO có người đề cập đến việc “mua xe hơi”. Ngày trước khi còn đi học ở Bắc Kinh, tác giả rất hâm mộ các anh chị đã đi làm mua được xe riêng, ngỗi chễm chệ trên xe hơi đi dạo phố. Sau khi tốt nghiệp, tác giả khó khăn lắm mới tìm được việc làm, rồi tranh thủ kiếm đủ mấy nghìn tệ đi học lái xe. Giấy phép lái xe lấy được rồi nhưng không tìm đâu ra chiếc xe hơi chạy cho đã ghiền. Tác giả không phải là trường hợp cá biệt, không ít người có giấy phép lái xe cũng rơi vào tình trạng tương tự.

Niềm vui đến với người có giấy phép lái xe

Cơ hội cuối cùng đã tới. Ở Hồng Kông để sắm chiếc Nissan Furany chỉ cần 100.000 tệ là đủ, nhưng ở Trung Quốc có 300.000 tệ vẫn chưa thể với tới. Sau khi gia nhập WTO chắc chắn giá xe hơi sẽ rẻ đi rất nhiều.

Bà con cô bác trong lòng hí hửng ki cóp tiền chờ đến ngày giá xe hơi sụt giảm. Còn những người làm việc trong ngành xe hơi lo lắng tự hỏi: “Chúng ta có còn sống nổi không?”. Điều làm cho người viết bâng khuâng nhất là số lao động làm việc trong ngành xe hơi nhiều thế rồi sẽ trôi dạt về đâu?

Theo Tân Hoa Xã sau khi gia nhập WTO, số lao động trong ngành xe hơi giảm 498.000 người, tỷ lệ giảm 14,5%.

Các nguồn tin nước ngoài khác cho hay sau khi gia nhập WTO, ngành xe hơi Trung Quốc sẽ có hai sự chọn lựa: hoặc là đóng cửa hoặc là cắt giảm nhân viên, giảm lương để hạ giá thành.

Sau khi gia nhập WTO chắc chắn phần đông trong một trăm mấy chục xí nghiệp xe hơi Trung Quốc sẽ biến mất. Do đó các công nhân trong ngành xe hơi nên nhanh chóng tìm cách thích nghi.

Ngành xe hơi phát triển sẽ kéo theo các ngành có liên quan như cao su, kính, gang thép… phát triển. Có người ước lượng, 1 việc làm trong ngành xe hơi sẽ kéo theo 10 việc làm trong các ngành liên quan. Như vậy lao động trong các ngành có liên quan đến ngành xe hơi nhất định phải chịu ảnh hưởng tùy theo  mức độ.

Ngành chế tạo xe hơi Trung Quốc: lạc hậu 15 năm so với thế giới

Hiện tại, thuế suất nhập khẩu xe hơi của Trung Quốc là từ 80 - 100%. Vì vậy tệ nạn buôn lậu rất lộng hành. Đến năm 2006, thuế suất nhập khẩu xe hơi nguyên chiếc sẽ giảm còn 25%, thuế suất đối với linh kiện nhập khẩu là 10%. Đồng thời quota nhập khẩu xe hơi cũng bị xóa bỏ. Thuế giảm, xe hơi nước ngoài tiến vào, cục diện tương lai sẽ ra sao?

Đây là một trận tuyến cao thấp quá phân minh. Không chỉ đơn thuần là sự yếu thế của Trung Quốc về giá cả. Nếu tính về quy mô sản xuất, sức phát triển thì Trung Quốc còn có thể đem so bì, nhưng rồi đây các khía cạnh khác như tiêu thụ, dịch vụ… đều phải chịu sự cạnh tranh trực diện với các đối thủ nước ngoài.

Về quy mô sản xuất, sản lượng xe hơi 1,6 triệu chiếc/năm của Trung Quốc tuy xếp hàng thứ 10 thế giới, nhưng con số đó không bằng sản lượng do một dây chuyền của General Motors ở Detroit sản xuất ra trong một năm. Hơn nữa 1,6 triệu chiếc này phân tán ở 125 xí nghiệp. Còn chất lượng thì đừng mong so sánh với người ta.

Nhìn từ góc độ phát triển kỹ thuật, chỉ có “Tập đoàn xe hơi số 1” là có năng lực tự chủ khai thác thị trường xe hơi. Nhưng giá cả đắt hơn thị trường thế giới từ 3 đến 4 lần. Rồi đây dù cho có cộng thêm 25% thuế nhập khẩu, xe ngoại nhập vẫn rẻ hơn nhiều so với xe bản địa. Còn chất lượng, kiểu dáng và tính năng an toàn của xe nhập ngoại thì khỏi phải chê.

Có người cho rằng ngành chế tạo xe hơi Trung Quốc lạc hậu 15 năm so với các nước phát triển.

Sắp xếp lại chính là lối thoát!

Hiện đại hóa có nghĩa là chạy xe hơi. Ngành xe hơi đại diện cho trình độ phát triển công nghiệp của một quốc gia. Trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia quan hệ tỷ lệ thuận với chất lượng xe hơi của quốc gia đó.

Sau khi gia nhập WTO các tập đoàn xe hơi lớn của thế giới như Honda, General Motors… đều sẽ tận dụng mọi khả năng thâm nhập thị trường Trung Quốc.

Nhìn vào xu thế phát triển của ngành công nghiệp xe hơi thế giới cho thấy sự sáp nhập, tái bố trí lại là xu thế chủ đạo.

“Tranh thủ thời gian nâng cao thể lực”. Nguồn tin từ các cơ quan chủ quản ngành công nghiệp xe hơi cho biết kế hoạch bố trí và sắp xếp lại đã được vạch ra. Mục tiêu là gộp 13 xí nghiệp xe hơi có quy mô lớn thành 3 hoặc 4 tập đoàn đồng thời xác lập 5 đến 6 xí nghiệp cốt cán.

Hiện tại có 24 tỉnh thành ở Trung Quốc xem ngành công nghiệp xe hơi là ngành chủ đạo. Đối với nhiều chính quyền địa phương mà nói, sớm gạch bỏ tên các xí nghiệp xe hơi quy mô nhỏ ra khỏi danh sách các ngành là một biện pháp thức thời. Để cho các xí nghiệp xe hơi trút bỏ lớp áo giáp bảo hộ, tiến hành sáp nhập lại, đó là cách làm hướng đến đại cuộc.

Một ngày nào đó, ngành công nghiệp non trẻ quen được mẹ địu trên lưng này sẽ tự trưởng thành bằng chính sức mình và vươn vai hô to: “Công nghiệp xe hơi Trung Quốc muôn năm!”

Nguồn: WTO và cuộc mưu sinh của người Trung Quốc (Tác giả: Thôi Lệ Kim)

,
,