,
221
1564
Mưu sinh cùng WTO
muusinh
/wto/muusinh/
232220
Việc làm "xanh": nổi lên như sóng cồn
1
Article
1561
Đường vào WTO
wto
/wto/
,
Trung Quốc: ngành nào hưởng lợi từ việc gia nhập WTO?

Việc làm 'xanh': nổi lên như sóng cồn

Cập nhật lúc 08:27, Thứ Ba, 11/05/2004 (GMT+7)
,

Hãy đến gặp một người nào đó trên đường và hỏi: Bảo vệ môi trường là gì? Đáp: không vứt rác bừa bãi, giữ vệ sinh môi trường, hạn chế dùng bao nylon, trồng cây gây rừng… Tuy nhiên đó chỉ là một số ít việc thuộc phạm trù bảo vệ môi trường. Rốt cuộc bảo vệ môi trường là gì?

 

Sau khi giải quyết xong vấn đề ăn no mặc ấm, giờ đây người Trung Quốc bắt đầu quan tâm lo lắng đến chất lượng môi trường. Chẳng hạn như bầu trời có trong lành không? Đường phố có sạch sẽ không? Bãi cỏ trong thành phố có đủ rộng không? Tiếng ồn là bao nhiêu dB? Khí thải xe hơi có vượt tiêu chuẩn không? Thậm chí khi mua nhà cũng không quên điện thoại hỏi cơ quan môi trường: chỉ số ô nhiễm của các nhà máy khu vực phụ cận là bao nhiêu? Điều này ngụ ý rằng ngành bảo vệ môi trường Trung Quốc còn ẩn chứa nhiều tiềm năng thị trường và một triển vọng tươi sáng.

 

Vấn đề bảo vệ môi trường đã được WTO đưa ra thảo luận. Sau này, các sản phẩm không đạt các tiêu chuẩn về môi trường sẽ không có lối ra. Vì thế không gian phát triển của ngành bảo vệ môi trường ngày càng mở rộng. Các nước phát triển đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của ngành này, chiến lược “tạo việc làm xanh” được xem là một giải pháp xoa dịu nạn thất nghiệp ở các nước này.

 

Theo thống kê của Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc (UNEP), từ năm 1991-1998, số người trực tiếp làm công tác môi trường ở các nước phát triển đã tăng mạnh từ 4,5%/năm. Số lao động phục vụ gián tiếp cho các cơ quan bảo vệ môi trường tăng từ 10 triệu người lên 28,5 triệu người. Trong đó các lĩnh vực thu hồi, xử lý, chế biến và kinh doanh rác thải có tốc độ thu hút lao động tăng nhanh nhất, bình quân mỗi năm tăng 25-30%.

 

Ngược lại, ngành bảo vệ môi trường của Trung Quốc khởi nghiệp tương đối trễ. Vài năm gần đây mới có được một vài thành tựu. Hiện tại ngành bảo vệ môi trường Trung Quốc có hơn 9000 xí nghiệp, sử dụng hơn 17 triệu lao động, giá trị đóng góp vào GDP khoảng 52 tỷ nhân dân tệ/năm, chiếm tỷ lệ chỉ 0,7%. Nhưng điều đáng mừng là “ra sức phát triển ngành môi trường” hiện đang là khẩu hiệu hành động của nhiều ban ngành và địa phương.

 

“Việc làm xanh” ngày càng thể hiện rõ nền tảng xã hội vững chắc của nó. Ở châu Âu, một nửa người tiêu dùng khi mua hàng đã cân nhắc lựa chọn những sản phẩm xanh. Ở Đức, 85% các DN sản xuất hàng tiêu dùng đã công khai cam kết thu hồi bao bì của sản phẩm do mình sản xuất. Năm 1991, Công ty giày Louis ở Paris đã chế tạo ra loại giày hoàn toàn bằng vật liệu có thể tái sinh, kết quả loại giày bán rất chạy. Công ty này nhận được chính sách ưu đãi của nhà nước nên lợi nhuận hàng năm tăng đều với tốc độ 15%, lao động từ 600 người tăng lên 950 người. Công ty xe hơi Nissan của Nhật Bản quyết định sau năm 2000, các loại xe hơi do công ty này bán ra có tỷ lệ thu hồi cao đến 90%. Quyết định này làm cho 2500 nhân viên phải chuyển công tác và thu hút thêm 500 lao động từ bên ngoài.

 

Động lực quan trọng thúc đẩy “việc làm xanh” ở các nước phát triển là tác động của chính quyền. Dân số Phần Lan là 5 triệu người nhưng có đến 2,5 triệu xe có động cơ, hàng năm thải ra 2 triệu chiếc lốp. Trước đây số lốp cũ này đều bị vứt bỏ hoặc chôn chân xuống đất. Năm 1996, Phần Lan đưa ra “Luật Thu hồi săm lốp cũ” yêu cầu nhà sản xuất, người kinh doanh có trách nhiệm thu hồi và tận dụng săm lốp cũ. Chính phủ sẽ hỗ trợ vốn vay, kỹ thuật và ưu đãi thuế. Hiện nay tỷ lệ thu hồi và tái chế săm lốp xe đạt trên 90%, nó không chỉ tiết kiệm tài nguyên, cải thiện môi trường mà còn hình thành nên một ngành mới thu hút hàng ngàn lao động. Ở Đức có mười mấy trường đại học thành lập chuyên ngành thu hồi và tận dụng chất phế thải, cả nước có nhiều trường mở lớp đào tạo nghề thu hồi và tác chế hơn 30 loại sản phẩm.

 

Theo tiết lộ của một quan chức Tổng cục Bảo vệ môi trường Nhà nước, Trung Quốc sẽ đáp chuyến tàu tốc hành kỹ thuật cao để đẩy mạnh việc phát triển công nghệ bảo vệ môi trường. Không chỉ tiếp thu các kỹ thuật tiên tiến của nước ngoài mà còn thành lập có tổ chức, có kế hoạch các trung tâm nghiên cứu công nghệ bảo vệ môi trường, các khu phát triển công nghệ môi trường kỹ thuật cao… Những hành động trên dự báo xu thế đi lên tất yếu của ngành công nghệ môi trường Trung Quốc.

 

Nhân loại quá thông minh có thể sáng tạo ra thế giới này. Nhưng cũng chính những cái đầu quá thông minh ấy cũng có thể dễ dàng hủy hoại nơi  mình đang sinh sống. Để quả đất nơi chúng ta sinh sống được sạch sẽ hơn cần phải có nhiều người dám cống hiến đời mình cho sự nghiệp “đội đá vá trời”.

  • Thôi Lệ Kim ("WTO và cuộc mưu sinh của người dân Trung Quốc") 
,

Tin khác

Tin khác của 'Mưu sinh cùng WTO'

,
,