,
221
1562
Thời sự WTO
thoisu
/wto/thoisu/
237757
Dỡ bỏ hạn ngạch dệt may - ai được lợi?
1
Article
1561
Đường vào WTO
wto
/wto/
,

Dỡ bỏ hạn ngạch dệt may - ai được lợi?

Cập nhật lúc 06:24, Thứ Tư, 21/04/2004 (GMT+7)
,

Hạn ngạch dệt may sẽ được dỡ bỏ vào cuối năm nay. Khi đó, Trung Quốc và Ấn Độ sẽ là những nước hưởng lợi lớn. Trong khi đó, khoảng 30 tập đoàn dệt may của Mỹ, Mêhicô và nhiều quốc gia khác lại lo lắng ngành kinh doanh của họ sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.

Ấn Độ có truyền thống dệt may và lợi thế nguồn nguyên liệu, nhân công rẻ.

Howard Li, một thương gia Mỹ tại Trung Quốc vừa bơm 5 triệu USD đầu tư cho một nhà máy chuyên sản xuất hàng may mặc xuất sang thị trường Mỹ. Với khoản đầu tư này, sản lượng của nhà máy dự kiến sẽ tăng gấp 3 lần hiện nay, nhất là khi hạn ngạch dệt may được dỡ bỏ, chủ yếu trong số đó là hàng may mặc xuất sang Mỹ.

Ông Li nói: Cạnh tranh trong lĩnh vực dệt may trong giai đoạn "hậu quota" sẽ rất gay gắt. Giá cả sẽ giảm từ 10 đến 15% hoặc hơn. Người tiêu dùng sẽ mua được hàng với mức giá thấp nhất.

Hạn ngạch dệt may sẽ được dỡ bỏ theo Hiệp định dệt may của WTO (ATC) vào cuối năm nay. Khi đó, Trung Quốc và Ấn Độ sẽ là những nước hưởng lợi lớn. Uỷ ban Thương mại Quốc tế của Mỹ (ITC) trong một bản báo cáo hồi tháng giêng dự báo: Trung Quốc sẽ trở thành sự lựa chọn cho hầu hết các nhà nhập khẩu dệt may Mỹ nhờ nước này có khả năng sản xuất đủ mọi chủng loại hàng hóa, đủ các mức chất lượng khác nhau với các mức giá rất cạnh tranh.

Ấn Độ cũng hết sức tự tin trước cơ hội mới mang lại cho nước này khi hạn ngạch dệt may chấm dứt. ITC dự báo xuất khẩu hàng may mặc của Ấn Độ từ năm 2005 có thể sẽ tăng 100%, trong đó phần lớn cũng là hàng xuất khẩu sang Mỹ.

Trong khi đó, Mỹ và nhiều nhà sản xuất dệt may khác đều lo lắng ngành kinh doanh của họ sẽ bị đe dọa nghiêm trọng bởi các đối thủ cạnh tranh có lợi thế chi phí thấp. Theo báo cáo của ngành dệt may Mỹ, đến năm 2006, 630.000 lao động trong ngành dệt may Mỹ có nguy cơ thất nghiệp và khoảng 1.300 nhà máy dệt trong dự án sẽ đóng cửa nếu như chế độ hạn ngạch chấm dứt.

Trưởng phòng Điều hành công ty Carolina Mills nói: "đối với chúng tôi, sự kiện chế độ quota chấm dứt sẽ gây ra sự lộn xộn và khó chịu". Công ty Carolina Mills trong hơn 3 năm qua đã phải đóng cửa 10 nhà máy và cho 1400 công nhân nghỉ việc do sức ép cạnh tranh từ bên ngoài.
   
Một số nước khác cũng đang lo lắng phải đối mặt với nạn thất nghiệp. Theo dự báo của ITC, sản lượng xuất khẩu của Mêhicô sẽ giảm 34% và nhiều thị trường sẽ bị mất đi khi không còn hạn ngạch.

Các tập đoàn dệt may từ hơn 30 quốc gia, trong đó có Mỹ và Mêhicô đã kêu gọi WTO kéo dài thời hạn quota đến năm 2007, lấy lý do Trung Quốc thực hiện trợ cấp xuất khẩu và 30 triệu công nhân dệt may trên thế giới có nguy cơ thất nghiệp. Song lời kêu gọi này rất khó thành hiện thực.

Các công ty dệt của Mỹ sẽ phải đối mặt với một giai đoạn cải tổ. Song tốt hơn hết, theo các chuyên gia thương mại nước này, chính quyền Bush cần tập trung vào việc đa dạng hoá thị trường và đảm bảo sao cho các đối thủ cạnh tranh tuân thủ các luật chơi trên thương trường quốc tế.

(Thu Thuỷ - Theo Washington Times)


 

,
,