,
221
10364
Melamin - Tin tức khuyến cáo
/melamine/khuyencao/
/xahoi//melamine/khuyencao/
1121675
Không nên ngưng cho con uống sữa
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
,

Không nên ngưng cho con uống sữa

Cập nhật lúc 10:31, Thứ Hai, 27/10/2008 (GMT+7)
,
Trước thông tin nhiều mẫu sữa bị nhiễm Melamine, nhiều bậc phụ huynh lo sợ con bị sạn thận nên quyết định cho con ngưng uống sữa. Bác sĩ Khổng Trọng Khuê, Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết, người dân không nên phản ứng quá đà.

Theo bác sĩ Khuê, tác hại của Melamine chưa thấy đâu (chỉ mới phát hiện gây bệnh cho 5.400 trẻ em Trung Quốc, trong số này có 4 em tử vong, còn ở Việt Nam chưa phát hiện trẻ uống sữa bị sạn thận) nhưng một loạt trẻ bị suy dinh dưỡng do ngừng uống sữa sẽ là một thực tế có thể xảy ra nếu để người dân nhận thức sai lệch về sữa. Nói về mức độ độc hại của Melamine, ông Khuê cho biết:

Người tiêu dùng có thể yên tâm sử dụng sữa có nhãn mác, xuất xứ rõ ràng.
- Bản thân Melamine với hàm lượng thấp không được xem là chất độc. Melamine không chuyển hóa trong cơ thể và bài tiết nhanh chóng theo đường nước tiểu. Sau 3 giờ sử dụng, 50% Melamine được bài tiết qua đường nước tiểu; sau 6 giờ trở đi thì không còn Melamine trong cơ thể.

Tuy nhiên lợi dụng đặc tính Melamine có chứa Nitrogen cao nên người ta kết hợp với Acid Cyanuric tạo ra chất Melamine Cyanurate cho vào sữa một cách bất hợp pháp để tăng lượng protein một cách giả tạo, đánh lừa xét nghiệm cho kết quả đạm giả tạo. Sự kết hợp của hai chất này thì mức độ độc hại sẽ tăng lên.

Cho đến thời điểm này, chưa có một nghiên cứu nào thử nghiệm về tác hại của Melamine trên cơ thể người. Một nghiên cứu trên chuột cho thấy hàm lượng Melamine ở mức 3.161mg/kg có thể gây chết 50% số chuột. Theo báo cáo của Trung Quốc cho thấy mức độ Melamine cyanrate > 2.000 ppm (mg/kg) trong sữa dùng hàng ngày thì gây sạn thận và đã có báo cáo 4 trẻ em tử vong do suy thận.

- Liều lượng Melamine bao nhiêu được xem là an toàn, thưa bác sĩ?

- Trước tiên tôi xin khẳng định, liều lượng an toàn không phải là liều lượng mà nhà sản xuất có quyền trộn Melamine vào trong sữa, mà liều lượng an toàn được hiểu nếu một người vô ý hay tình cờ uống phải sữa có chứa Melamine ở nồng độ đó. Ở Việt Nam, Melamine không nằm trong danh sách chất phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế. Nghĩa là Melamine không được phép có trong thực phẩm.

Các chuyên gia về an toàn thực phẩm trên thế giới nhất trí rằng liều lượng Melamine dung nạp hàng ngày mà cơ thể con người có thể chịu đựng được (TDI) là 0,5mg/kg cân nặng. ở Mỹ, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đề nghị TDI là 0,63mg/kg cân nặng. Dựa vào TDI 0,5mg/kg cân nặng, một người 50kg có thể dung nạp 30mg Melamine mỗi ngày. Nếu một em bé cân nặng 5kg thì liều lượng TDI cho Melamine là 2,5mg/ngày. Liều lượng này tương đương với 750ml sữa bị nhiễm 3,3mg/lít (hay 3,3 ppm). Ăn uống cao hơn liều này có thể xem là mức độ đáng quan tâm. Các chuyên gia an toàn thực phẩm cũng có kết luận rằng, nếu ăn hoặc uống một lượng Melamine rất nhỏ như 2,5 ppm sẽ không làm tăng mối quan tâm về sức khỏe, ngay cả khi người đó ăn thức ăn bị nhiễm Melamine mỗi ngày.

- Trước thông tin nhiều mẫu sữa bị nhiễm Melamine khiến người tiêu dùng hoang mang, bác sĩ nghĩ như thế nào?

- Công ty Sanlu (Trung Quốc) có nồng độ Melamine lên đến 2.500mg/kg sữa bột, tương đương với 350 ppm. Còn ở nước ta, cho đến nay chưa thấy mẫu sản phẩm nào xét nghiệm có nồng độ Melamine quá cao, có thể nói còn đang ở mức độ an toàn.

Còn riêng tại Bình Dương, vừa qua Đoàn Kiểm tra liên ngành của tỉnh, Bộ Y tế đã tiến hành kiểm tra 13 đơn vị, gồm kho sữa (Công ty Thế hệ mới, Công ty Đất mới); sản xuất sữa nước, sữa bột (Dutch Lady, Nutifood, F&N); sản xuất bánh, kẹo, socola (Kinh Đô, Bibica, Grand Place, Nana); cà phê, bột dinh dưỡng (Gold Roast, Fes, Trường Thọ) và Siêu thị BD Mart Mỹ Phước. Kết quả kiểm tra, 13 đơn vị đều đạt an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế. Đoàn kiểm tra không phát hiện nguyên liệu sữa các loại có nguồn gốc từ Trung Quốc. Ngoài ra, một số công ty đã xuất trình các giấy xét nghiệm không phát hiện Melamine do công ty tự lấy mẫu xét nghiệm như Nutifood 100% sản phẩm; F&N 11 mẫu xét nghiệm; Dutch Lady, Gold Roast có 4 sản phẩm; Kinh Đô 10 sản phẩm và nguyên liệu; Bibica 3 sản phẩm và Fes 1 mẫu nguyên liệu.

- Vậy bác sĩ có lời khuyên nào cho người dân, nhất là các bậc phụ huynh có con nhỏ?

- Về mặt dinh dưỡng và phát triển của trẻ nhỏ, không có gì thay thế tốt hơn sữa mẹ. Chúng tôi khuyến cáo các bà mẹ nên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và nếu có điều kiện nên tiếp tục cho bé bú đến khi được 2 tuổi. Tuy nhiên đối với các bé vì lý do nào đó không được bú sữa mẹ thì việc thay thế sữa mẹ bằng các sản phẩm sữa trên thị trường là thật sự cần thiết cho dinh dưỡng và phát triển của trẻ. Các phản ứng quá mức như không sử dụng sữa cho trẻ có thể dẫn đến suy dinh dưỡng.

Hiện nay, ngoài các nhãn hiệu sữa, thực phẩm có nhiễm Melamine đã được Cục An toàn vệ sinh thực phẩm công bố thì các sản phẩm sữa khác sản xuất trong nước về mặt pháp lý vẫn là các sản phẩm an toàn, vì vậy người tiêu dùng có thể yên tâm sử dụng.

Nếu quá lo lắng, người tiêu dùng có thể chọn mua sữa như sau: chọn mua các nhãn hiệu sữa uy tín, có sự cam kết của doanh nghiệp không có Melamine; khi mua sữa phải xem đầy đủ các thông tin ghi trên nhãn, chú ý đến hạn sử dụng, đối tượng sử dụng, hướng dẫn cách sử dụng; khi mở hộp sữa, nếu phát hiện có bất kỳ nghi ngờ gì về màu sắc, mùi vị bất thường thì không nên cho bé sử dụng.

Melamine là gì?

Melamine có nhiều tên gọi khác nhau, tên khoa học thường gọi là 1,3,5 triazine - 2,4,6 triamine hoặc Cyanurotrianmine, là một chất hữu cơ màu trắng, khó hòa tan trong nước. Công thức phân tử là C3H6N6, gồm 3 phân tử hydrogen và 6 phân tử nitrogen. Trọng lượng phân tử của Melamine là 126,12g/mol, trong đó nitrogen chiếm 66,3%.

Trong công nghiệp, người ta kết hợp Melamine với các chất hóa học khác để tạo ra các sản phẩm nhựa, chất keo, chất chống cháy, chất tẩy rửa...

 Theo Thu Thảo/Báo Bình Dương

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,

Tin khác

Tin khác của 'Melamin - Tin tức khuyến cáo'

,
Quảng cáo
,
,
,