,
221
10364
Melamin - Tin tức khuyến cáo
/melamine/khuyencao/
/xahoi//melamine/khuyencao/
1121903
Độc tính của melamine làm hại thận và gây ung thư
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
,

Độc tính của melamine làm hại thận và gây ung thư

Cập nhật lúc 18:33, Thứ Hai, 27/10/2008 (GMT+7)
,

Lĩnh vực sử dụng của melamine và acide cyanuric trong đời sống

Melamine là một base hữu cơ, tên hóa học là 2,4,6 - triamino - 1,3,5 – triazine, được dùng rất nhiều trong công nghiệp để sản xuất keo dán, đồ dùng đựng thức ăn, miếng chống cháy, thuốc trừ sâu, phân bón. Melamine còn được dùng trong các thuốc họ arsenic để điều trị bệnh ngủ ở Châu Phi (Trypanosomiasis).

Acide cyanuric là một chất có  cấu trúc tương tự với melamine, thường có mặt trong bột melamine không tinh khiết. Chất này được Cục Quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ chấp nhận được thêm vào trong thức ăn của động vật nhai lại. Acide cyanuric còn có trong nước của các hồ bơi được khử trùng bằng dichloroisocyanurate.

Độc tính của melamine và acide cyanuric

Độc tính của melamine:

Melamine không được chuyển hóa và nhanh chóng được đào thải trong nước tiểu với thời gian bán hủy trong huyết tương là 3 giờ. Melamine có độc tính thấp, liều uống gây chết LD50 ở chuột là 3161 mg/kg thể trọng (OECD 1998).

Một em nhỏ bị sỏi thận vì uống sữa bẩn đang điều trị tại bệnh viện tỉnh Cam Túc. (Ảnh: THX)
Hiện tại chưa có nhiều  nghiên cứu về nhiễm độc melamine ở con người qua đường ăn uống. Các khảo sát trên chuột, chó cho thấy tác hại chủ yếu do nhiễm melamine qua đường ăn uống là sự hình thành sỏi bàng quang, viêm bàng quang, phì đại bàng quang. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy melamine trong nước tiểu của chó và ghi nhận tình trạng tiểu ra máu ở chuột. Một nghiên cứu kéo dài 13 tuần ở chuột nhắt (OCED 1998) cho thấy liều thấp nhất không quan sát  thấy ảnh hưởng đối với (The lowest no-obsevred-effect level) sỏi bàng quang là 63mg/kg/ngày. Phân tích các sỏi bàng quang này cho thấy chúng  được cấu tạo bởi melamine và acide uric, hoặc bởi  melamine trong một hỗn hợp protein, acide uric và phosphaste (OECD 1999).

Độc tính của melamine đối với thận:

Các khảo sát dài hạn và ngắn hạn ở động vật được nuôi ăn với thức ăn có melamine đã không tìm thấy bất kỳ dấu hiệu nhiễm độc thận nào của các động vật này. Các khảo sát này cũng cho thấy ở chuột và chó bị nhiễm liều cao melamine có các biểu hiện lợi niệu nhưng không có dấu hiệu nhiễm độc thận.

Khả năng sinh ung thư của melamine:

Melamine không có tác dụng gây độc cho gen ở in vitro lẫn in vivo.

Theo nghiên cứu của IARC (Chi nhánh quốc tế nghiên cứu về ung thư) của Tổ chức Sức khỏe Thế giới, melamine có khả năng sinh ung thư trên các động vật thí nghiệm nhưng chưa có chứng cứ đầy đủ về khả năng sinh ung thư của hóa chất này ở con người (IARC 1999).

Độc tính của acide cyanuric

Ở động vật có vú Acide cyanuric có độc tính thấp, liều uống gây chết LD50 ở chuột là 7.700mg/kg cân nặng cơ  thể . Nhiều khảo sát về độc tính của acide cyanuric qua đường ăn uống cho thấy nó gây nên những tổn thương thận như: giãn ống thận, hoại tử hoặc phì đại biểu mô ống thận, thâm nhiễm bạch cầu, và xơ hóa. Những tổn thương này có lẽ được gây nên bởi các tinh thể cyanurat ở ống thận. Liều thấp nhất không quan sát thấy  ảnh hưởng đến thận là 150mg/kg cân nặng/ngày.

Ở người, hơn 98% liều acide cyanuric qua đường uống được đào thải nguyên vẹn không thay đổi trong nước tiểu trong vòng 24 giờ (Allen và cộng sự 1982).

Một số các nghiên cứu ngắn hạn và dài hạn về tác hại của Sodium cyanurat trên chuột  cho thấy chất này không gây độc cho gen, không sinh ung thư, không gây dị tật thai, khi bị nhiễm với liều cao thì xuất hiện sỏi bàng quang, tăng sản biểu mô thượng bì bàng quang. Liếu thấp nhất không  quan sát thấy ảnh hưởng của Sodium cyanurate là 154mg/kg thể trọng/ngày (WHO 2004).

Độc tính từ sự kết hợp của melamine và acide cyanuric

Trong khi bản thân melamine và acide cyanuric có độc tính rất thấp thì nhiều chứng cứ từ vụ suy thận ở chó và mèo tại Hoa Kỳ trong năm 2007 do được nuôi ăn bằng thức ăn có trộn lẫn melamine cho thấy việc nhiễm kết hợp đồng thời melamine với acid cyanuric qua đường ăn uống là nguyên nhân gây nên tình trạng nhiễm độc thận ở các con vật này. Điều này được khẳng định qua một cuộc khảo sát trong năm 2008 của Dobson và cộng sự thực hiện trên chuột với các chế độ ăn có melamine đơn thuần, ammeline đơn thuần, ammelide đơn thuần, hỗn hợp melamine và acide cyanuric, hỗn hợp cả 4 chất trên. Kết quả cho thấy cả chế độ ăn có ammeline và ammelide đơn thuần đều không gây tổn thương thận, nhưng chế độ ăn với các hỗn hợp thì tạo nên các tinh thể trong các nephrons và gây nên tổn thương thận đáng kể. Kết quả phân tích các tinh thể từ lấy từ các nephrons đã khẳng định có sự hiện diện của melamine và acide cyanuric tại thận. Khảo sát bằng kính hiển vi hồng ngoại các tinh thể này  khẳng định chúng được kết hợp bởi melamine và acide cyanuric.

Hỗn hợp melamine cyanurate có độ hòa tan rất thấp và đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự hình thành các tinh thể melamine cyanurate ở thận. Các nhà nghiên cứu cho rằng melamine và acide cyanuric được hấp thụ qua đường tiêu hóa vào máu, rồi theo máu đến thận. Vì những lý do hiện chưa được xác định hoàn toàn các tinh thể này kết tủa ở ống thận dẫn đến sự tắc nghẽn dần và thoái hóa của các ống thận.

Sự tiếp xúc của con người với melamine và acide cyanuric

Sự tiếp xúc của người tiêu dùng với melamine được xem là thấp:

Do melamine được sử dụng rộng rãi trong đời sống nên ngoài việc tiếp xúc với dư chất melamine qua đường hô hấp do hậu quả của sự chuyển hóa cyromazine (một loại thuốc trừ sâu), con người còn có thể bị thôi nhiễm melamine từ các dụng cụ chứa đựng thức ăn (mà không phải là sự trộn lẫn melamine vào thực phẩm) bởi các thực phẩm có chứa acide như nước chanh, nước cam hay sữa đóng cục, ở nhiệt độ cao. Hàm lượng melamine được hấp thu qua đường ăn uống từ tất cả các nguồn thôi nhiễm trên ước tính  vào khoảng 0,007 mg/kg cân nặng/ngày (OECD 1998).

Đánh giá độ an toàn/nguy cơ:

Dựa trên những khảo sát về độc tính của hai hóa chất trên và sự tiếp xúc với chúng của con người, Cục quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ FDA đã đưa ra một báo cáo sơ bộ đánh giá về độ an toàn/nguy cơ của melamine và các chất tương tự (ammeline, ammelide, acide cyanuric), đối với sức khỏe con người, xác định nồng độ thu vào hằng ngày có thể dung nạp được (TDI) của các chất trên là 0,63mg/kg cân nặng/ngày. Theo EFSA (ban an toàn thực phẩm châu âu) nồng độ này là 0,5mg/kg cân nặng/ngày.
 

Tăng cường sử dụng sữa mẹ để phòng tránh nhiễm độc melamine cho trẻ

Melamine kết tụ được ở hệ tiết niệu khi người tiêu dùng sử dụng và tích tụ một lượng lớn hóa chất này trong cơ thể.

Theo báo cáo sơ bộ của FDA, để tính “nồng độ đáng ngại” (nồng độ nhiễm melamine trong thực phẩm có thể gây ảnh hưởng đối với sức khỏe) của melamine đối với sức khỏe con người cần xem xét trọng lượng trung bình của nhóm đối tượng đích (đối tượng sử dụng sản phẩm bị nhiễm melamine nhiều nhất) để tính toán lượng melamine có thể dung nạp được của mỗi ngừơi/ngày dựa trên TDI của họ, rồi xét đến lượng thức ăn bị nhiễm melamine được ăn vào/ngày. Nồng độ đáng ngại chính là nồng độ đạt ngưỡng TDI của người đó tính từ tổng lượng melamine trong tất cả các thực phẩm bị nhiễm được ăn vào trong ngày.

Dựa theo những thông tin trên, việc nhiễm melamine trên thức ăn ở người lớn và trẻ lớn không gây ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe (cho đến thời điểm hiện tại vẫn không có một báo cáo nào về trường hợp nhiễm bệnh ở người lớn) vì:

- Cân nặng cơ thể của nhóm người này thường lớn, nên TDI của họ lớn.

- Sữa và sản phẩm chứa sữa không là thức ăn chính, duy nhất hàng ngày của họ, nên số lượng tiêu thụ trong ngày không nhiều. Ngược lại trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng có nguy cơ dễ nhiễm độc melamine và nhiễm độc nặng do:

- Cân nặng cơ thể thấp nên TDI thấp.

- Sữa là thức ăn chính, chủ yếu và duy nhất trong ngày, nen lượng tiêu thụ trong ngày nhiều.

Do đó:

- Người tiêu dùng không nên quá hoang mang lo sợ dẫn đến thái độ tiêu cực ngưng dùng sữa và các sản phẩm chứa sữa cho người lớn, trẻ lớn vì đó là nguồn thực phẩm bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, mà trai lại nên  tiếp tục sử dụng với sự cảnh giác cao độ về vệ sinh an toàn thực phẩm: Tuyệt đối không sử dụng những sản phẩm không có nhãn mác, không bao bì, không có nguồn gốc rõ rệt hoặc sản phẩm nghi ngờ chưa được kiểm định chất lượng, không được cấp phép sản xuất hay nhập khẩu.

Các bà mẹ có con nhỏ cần lưu ý:

- Tăng cường cho trẻ bú mẹ ít nhất là trong 6 tháng đầu sau sinh vì đó là nguồn dinh dưỡng đủ chất, an toàn nhất cho trẻ. Bú mẹ không chỉ giúp trẻ phòng tránh nhiễm độc melamine mà còn giúp trẻ phòng tránh một số bệnh mạn tính về sau như: đái đường, béo phì, bệnh tim mạch, chậm phát triển tâm thần.

- Không có loại sữa nào tốt hơn sữa mẹ kể cả sữa baby formula.

- Các bà mẹ đang nuôi con bằng sữa ngoài cần lưu ý phát hiện các bất thường sau đây để giúp phát hiện bệnh sớm cho trẻ:

+ Đau bụng

+ Nôn mửa

+ Sốt

+ Kích thích quấy khóc, khó chịu

+ Tiểu  ra máu, tiểu ra sỏi.

+ Đau khi đi tiểu

+ Tiểu ít hoặc không có nước tiểu

+ Phù mặt hoặc phù chân tay.

Khi thấy trẻ có các biểu hiện trên nên đưa trẻ đến khám ngay tại khoa nhi của các bệnh viện đa khoa hoặc khoa tiết niệu của các bệnh viện nhi đồng để được chẩn đoán và điều trị kịp thời

Theo medinet

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,

Tin khác

Tin khác của 'Melamin - Tin tức khuyến cáo'

,
Quảng cáo
,
,
,