221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
133702
Triều cường đạt đỉnh, đường phố mênh mông nước
1
Article
null
TP.HCM:
Triều cường đạt đỉnh, đường phố mênh mông nước
,
Triều cường đã lên đến mức cao nhất từ trước đến nay.

Sáng 27/10, mặc dù trời không mưa nhưng nhiều tuyến đường nội thị vẫn ngập nặng do triều cường đang ở mức cao nhất từ đầu năm đến nay. Theo Đài khí tượng thuỷ văn khu vực Nam Bộ: Triều cường ở vùng hạ lưu các sông rạch Nam Bộ sẽ còn tiếp tục lên trong 1-2 ngày nữa rồi xuống dần.

Trong 2 ngày qua, mực nước triều cường đã lên rất cao. Mực nước vào sáng 27/10 tại Mỹ Thuận (sông Tiền) là 1,68m; tại Cần Thơ (sông Hậu) là 1,81m - đều cao hơn mức báo động III từ 9-11cm. Trên sông Sài Gòn mực nước tại Phú An đã lên mức 1,44m vào ngày 26/10 và sáng 27/10 là 1,4m. Dự báo mực nước cao nhất tại Mỹ Thuận có thể lên mức 1,75m; tại Cần Thơ 1,83m và tại Phú An có thể lên trên 1,44m (xấp xỉ mực nước cao nhất trong lịch sử)

Các tuyến đường bị ngập nặng gồm: đường Nguyễn Thị Thập, Trần Xuân Soạn, Huỳnh Tấn Phát (Q7); đường Hoàng Diệu, Đoàn Văn Bơ (Q.4); đường Tân Hoà Đông, Bà Hom, Nguyễn Văn Luông, Lý Chiêu Hoàng (Q.6); đường Hưng Phú, Tùng Thiên Vương (Q.8); Quốc lộ 13, Nơ Trang Long, Bạch Đằng, Phan Văn Hân, Chu Văn An (Q.Bình Thạnh); đường An Điềm, Phan Phú Tiên, Gò Công (Q.Thủ Đức)... Tình hình giao thông ở khu vực cửa ngõ phía Đông thành phố gần như bị tê liệt. Nước ngập quá nửa bánh xe làm hàng trăm xe 2 bánh bị chết máy trên đường Kha Vạn Cân (Q.Thủ Đức); đường Bạch Đằng, Xô Viết Nghệ Tĩnh (Q.Bình Thạnh). Nặng nhất là đường Bùi Đình Tuý (Q.Bình Thạnh) với diện tích ngập lên đến 5.000m2, đường Nơ Trang Long (ngập 3.000m2); đường Kha Vạn Cân (Q.Thủ Đức, ngập 2.400m2)... Tình trạng ùn tắc giao thông, kẹt xe xảy ra nghiêm trọng trên đường Đinh Bộ Lĩnh, hàng nghìn phương tiện nối đuôi nhau kéo dài từ đường Chu Văn An đến Bạch Đằng trong gần 3 giờ. Tình trạng tương tự cũng xảy ra trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (đoạn từ ngã năm Đài liệt sĩ) và khu vực vòng xoay Hàng Xanh (Q.Bình Thạnh).

Trước đó vào tối 26/10, gần 10 vị trí của đê bao ở P.Hiệp Bình Phước, P.Hiệp Bình Chánh (Q.Thủ Đức) bị vỡ gây ngập hàng nghìn hộ dân và hàng trăm hécta hoa màu. Ông Trần Ngọc Phát - Phó chủ tịch UBND P.Hiệp Bình Phước cho biết: ''Toàn bộ địa bàn P.Hiệp Bình Phước có hơn 3.200 hộ dân trú ở 6 khu phố đều bị ngập nước, trong đó khu phố 3,4,5,6 bị ngập nặng nhất từ 0,5 - 1m. Nước ngập sâu từ 0,4-0,5m ở Trường Tiểu học Hiệp Bình và Trường Mẫu giáo Hoa Đào (hơn 300 cháu đã nghỉ học vài ngày nay). Nặng nhất là khu phố 5, hai đoạn đê bao, chiều dài 7m, sâu 4m bất ngờ bị vỡ vào tối 26/10 khiến hơn 400 hộ dân sống chung với ''lũ'', nước ngập sâu 1,4m. Hiện có khoảng 4km đoạn đê bao thì có đến 7 vị trí có nguy cơ vỡ cao''. Có ít nhất 5 vị trí đê bao, với chiều dài gần 20m ở khu phố 6, P.Hiệp Bình Chánh cũng đã bị vỡ vào tối 26/10, nước tràn vào nhà hàng trăm hộ dân, ngập gần 1m, hàng nghìn gốc mai chuẩn bị cho Tết sắp tới của người dân bị hư hại. Nhiều đoạn đê bao thuộc địa bàn P.An Phú Đông, Q.12 cũng bị vỡ, hàng trăm hecta hoa màu bị ngập. Trường tiểu học Phạm Văn Chiêu ở khu phố 3, P.An Phú Đông, Q.12 cũng phải tạm thời đóng cửa...

Ông Trần Quang Châu - Trưởng phòng kiểm soát ngập, Công ty Thoát nước đô thị thành phố thừa nhận tình hình trên: ''Ngày 25, 26, 27/10, mặc dù trời không mưa nhưng có đến 42 tuyến đường trên địa bàn thành phố thuộc các quận: 7, 6, 4, Bình Thạnh, Thủ Đức... bị ngập, ông Lê Toàn - Giám đốc Khu Quản lý giao thông đô thị cho biết: Trước đây, có đưa ra 3 phương án nâng cốt nền lên 1,8m; 2m, 2,2m, để giải quyết ngập nước và sau đó cốt nền 1,8m được chọn, với cốt nền này, nước chỉ ngập chút ít ở 2 bên đường. Tuy nhiên đường Đinh Bộ Lĩnh bị ngập ngoài nguyên nhân triều cường còn do nước dồn, xả lũ, nước từ cao đổ xuống....

Nước cống tràn gây ô nhiễm môi trường

Chiều 27/10, Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão thành phố đã có báo cáo nhanh cho Thường trực UBND thành phố về tình hình thiệt hại do triều cường từ ngày 24-27/10. Tại Q.12, 3 đoạn bở bao, dài 23m, ở cầu Rạch Chùa (P.An Phú Đông), rạch Giao Khẩu (P. Thanh Lộc), cầu Bến Cát (P.Thanh Xuân) bị bể, gây ngập hơn 29ha. Các phường: 13, 25, 26, 27, 28, Q.Bình Thạnh đã bị ngập khoảng 1/4 diện tích, ngập sâu từ 0,5 - 1m, thời gian ngập kéo dài làm ách tắc giao thông gây khó khăn cho người đi đường. Ngày 24 và 26/10, bờ bao rạch Cây Điệp và ven sông Sài Gòn (H.Củ Chi), với chiều dài 20m bị vỡ. Một số quận 2, 9 và huyện Nhà Bè cũng bị ngập úng nhiều nơi nhưng thiệt hại không lớn. Theo ông Lê Thành Bảo Đức - cán bộ Ban chỉ huy phòng chống lụt bão thành phố, mức độ ngập tại các quận ven và nhiều tuyến đường giao thông khu vực ven các sông rạch nội thành nghiêm trọng hơn, nhiều nơi nước cống tràn gây ô nhiễm một số khu vực. Điều này cho thấy hệ thống thoát nước không tốt, cao trình mặt đường quá thấp so với đỉnh triều.

(Theo Thanh Niên)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,