221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
30306
Người lao động đình công sẽ bị phạt 200.000-500.000 đồng?
1
Article
null
Người lao động đình công sẽ bị phạt 200.000-500.000 đồng?
,
Công nhân tham gia đình công sẽ bị phạt tiền.

Bộ LĐTB&XH dự kiến trình Chính phủ dự thảo Nghị định về xử phạt hành chính các hành vi vi phạm luật lao động. Theo đó, người lao động tham gia đình công bất hợp pháp sẽ bị phạt tiền 200.000-500.000 đồng. Ông Nguyễn Duy Vy, Phó Trưởng ban Pháp luật Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nói thêm về quy định này.

- Thưa ông, quy định phạt tiền đối với người lao động tham gia đình công không đúng trình tự pháp luật như dự thảo liệu có công bằng hay không khi mà vị thế người lao động luôn ở thế yếu so với chủ sử dụng lao động?

- Các quy định xử phạt hành vi vi phạm pháp luật lao động trong dự thảo có rất nhiều điểm tiến bộ so với Nghị định 38/CP hiện hành. Song, dự thảo vẫn còn một số quy định thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trong quan hệ lao động cần được nghiên cứu một cách thấu đáo để sửa đổi cho phù hợp với các quy định của luật pháp nói chung và phù hợp với thực tiễn. Trong tổng thể mối quan hệ lao động, nếu có hành vi vi phạm pháp luật lao động thì đều phải bị xử phạt, bất kể người đó là ai, chủ sử dụng lao động hay là người lao động. Tuy nhiên, quy định xử phạt người lao động tham gia đình công chưa đúng luật  pháp như trong dự thảo đưa ra vào thời điểm này là chưa phù hợp với thực tế.     

- Ông có thể giải thích lý do tại sao chưa phù hợp?

- Nhìn chung tất cả các cuộc đình công xảy ra ở Việt Nam từ trước tới nay đều là bất hợp pháp, mặc dù sau mỗi cuộc đình công, các yêu cầu hợp pháp, chính đáng của người lao động đều được giải quyết. Nguyên nhân chủ yếu của đình công hiện nay là do người sử dụng lao động vi phạm nghiêm trọng các quy định của luật pháp về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, giao kết HĐLĐ...

Về bản chất đình công là đúng, nhưng so với các quy định của luật pháp hiện hành về trình tự, thủ tục đình công thì đều trái luật. Điều này chứng tỏ quy định của luật pháp hiện hành về trình tự, thủ tục đình công chưa sát hợp với thực tế. Thủ tục đình công phải qua  nhiều khâu, nhiều bước rườm rà và đặc biệt là quy định về mặt thời gian quá dài. 

Hiện nay, tình trạng vi phạm pháp luật lao động của các doanh nghiệp ngày càng phổ biến. Trong khi các chế tài của pháp luật chưa đủ nghiêm minh để răn đe những trường hợp vi phạm của giới chủ, các quy định pháp luật về đình công còn chưa phù hợp.Trong khi đó lại đưa ra quy định phạt tiền người lao động tham gia đình công bất hợp pháp như trên thì vô hình trung đã tạo "kẽ hở" cho giới chủ có thêm điều kiện vi phạm Luật lao động.

- Theo quy định hiện hành, vai trò của Công đoàn trong các cuộc đình công hợp pháp là rất lớn. Điều đó có thực hiện được hay không khi mà Công đoàn vẫn ăn lương của giới chủ và nhiều nơi doanh nghiệp chưa có Công đoàn?

- Về nguyên tắc, một cuộc đình công hợp pháp phải tiến hành đầy đủ theo trình tự, thủ tục và do Công đoàn lãnh đạo. Tuy nhiên trên thực tế đây lại là một bất cập lớn. Điều bất cập hơn là vẫn còn tình trạng "thủ lĩnh" Công đoàn chỉ là kiêm nhiệm và ăn lương của giới chủ. Cán bộ Công đoàn cơ sở rất khó có thể làm tròn trách nhiệm lãnh đạo một cuộc đình công hợp pháp nếu vẫn ăn lương của giới chủ trong khi chưa có cơ chế bảo vệ cán bộ CĐ một cách hữu hiệu. 

- Còn có nhiều ý kiến khác nhau về giải quyết tình trạng đình công trái pháp luật. Theo ông, có cần phải sửa đổi các quy định về giải quyết tranh chấp lao động và đình công hay không?

- Theo tôi, cần phải sửa đổi, bổ sung quy định về trình tự, thủ tục đình công theo hướng khả thi hơn, không nên quá phức tạp, rườm rà. Quy định của pháp luật về trình tự đình công vẫn còn thiếu tính khả thi như hiện nay thì không nên đưa ra điều khoản xử phạt người lao động khi tham gia đình công trái luật.

(Theo Lao Động)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,