221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
82528
''Thanh Đa có tới 15 điểm ''nóng'' với nguy cơ sạt lở cao''
1
Article
null
''Thanh Đa có tới 15 điểm ''nóng'' với nguy cơ sạt lở cao''
,

Liên tục những vụ sạt lở nghiêm trọng bờ sông Sài Gòn khu vực bán đảo Thanh Đa trong thời gian gần đây đã gây ra những thiệt hại lớn về tài sản và đe dọa đến tính mạng người dân. Gần đây nhất là vụ sạt lở làm sụp khoảng 110m2 đất tại CLB Lý Hoàng số 762 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 27, quận Bình Thạnh. PGS-TS. Hoàng Văn Huân- Phó Viện trưởng Viện Khoa học thủy lợi miền Nam cho biết thêm về vấn đề này. 

- Qua 10 năm nghiên cứu, khảo sát, vậy nhìn chung những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng sạt lở ngày một dày hơn, hậu quả nghiêm trọng hơn?

- Viện chúng tôi đã có những công trình nghiên cứu về ảnh hưởng liên quan đến sạt lở bờ sông Sài Gòn-Đồng Nai từ năm 1993. Cụ thể, chúng tôi thường xuyên điều tra tình hình sạt lở và thông báo về cho các cơ quan chức năng liên quan. Viện đã thu thập, đo đạc địa hình lòng sông, thủy văn để nghiên cứu quá trình biến đổi lòng dẫn ảnh hưởng đến xói lở bờ sông. 

Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy đại bộ phận các điểm bờ sông bị sạt lở thường nằm ở những khúc cong của sông và cửa rạch. Nguyên nhân chính được xác định là do chế độ dòng chảy, thủy lực của các đoạn sông trên rất phức tạp, lòng dẫn có những tuyến lạch sâu đi sát bờ sạt lở, nền địa chất yếu. Về nguyên nhân chủ quan là yếu tố con người. Tốc độ xây dựng các công trình trên bờ, lấn chiếm sông rạch đã làm gia tăng tải trọng lên bờ sông. Sự khai thác cát bừa bãi đã làm thay đổi lòng dẫn và kết cấu dòng chảy, làm tăng thêm khả năng xói lở. Tình trạng sạt lở bờ sông Sài Gòn khu vực Thanh Đa đã diễn ra từ lâu, nhưng những năm gần đây xảy ra nhiều vụ lớn, đặc biệt vào mùa mưa, gây thiệt hại nhiều tài sản, điều đó cho thấy sự khai thác bờ sông và lòng sông hiện đang vượt quá giới hạn cho phép và thiếu hợp lý.

- Xin ông cho biết những "điểm nóng" có nguy cơ sạt lở cao ở khu vực Thanh Đa hiện nay?

- Bán đảo Thanh Đa gồm 2 phường 27 và 28 hiện có khoảng 15 "điểm nóng" nguy cơ sạt lở rất cao, đơn cử như khách sạn sông Sài Gòn, nhà hàng Hoàng Ty, Trung tâm cai nghiện ma túy Thanh Đa, quán cà phê APT, cơ sở hoá mỹ phẩm P/S, cửa rạch Cầu Cống ... Ngoài ra, ở P.26 cũng có một số "điểm nóng". Nhìn chung, hiểm hoạ sạt lở nguy cơ gây hại đến tài sản và tính mạng đang vây bọc quanh bán đảo Thanh Đa. 

- Thưa ông, từ năm 1993 đã  nghiên cứu và chắc chắn đã đưa ra được những tư liệu cụ thể, rõ ràng và phương hướng giải quyết nạn sạt lở. Thế nhưng vì sao đến nay trên thực tế vẫn chưa có những hành động để hạn chế sạt lở tại khu vực trên?

- Từ năm 2000-2003 Sở KHCNMT TP.HCM và Bộ NN&PTNT đã giao cho viện chúng tôi thực hiện hai đề tài nghiên cứu và khảo sát điều tra thực trạng sạt lở bờ sông Sài Gòn-Đồng Nai trong đó có khu vực Thanh Đa và đề ra các giải pháp phòng tránh. Các kết quả khảo sát và nghiên cứu đã được báo cáo cho Bộ, UBND TP.HCM và các ban ngành liên quan, qua đó đề nghị giải toả các công trình, nhà ở, quán xá ra cách bờ sông từ 20m trở lên, đồng thời kiến nghị cần có dự án công trình bảo vệ bờ bán đảo Thanh Đa và kênh Thanh Đa ở những nơi xung yếu.

Với một đô thị lớn như TP.HCM việc xây dựng kè bảo vệ bờ để ổn định khu đô thị bảo vệ cơ sở hạ tầng, tôn tạo cảnh quan môi trường là rất cần thiết và không nên chậm trễ. Nếu kinh phí khó khăn thì làm từng bước, chỗ xung yếu làm trước, chỗ chưa xung yếu làm sau, nhưng phải tuân theo một quy hoạch thống nhất để đảm bảo mỹ quan đô thị.

(Theo Lao Động) 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,