221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
88249
Những người tiên phong cứu giúp nạn nhân chất độc da cam
1
Article
null
Những người tiên phong cứu giúp nạn nhân chất độc da cam
,
Một gia đình có hai con bị nhiễm chất độc màu da cam.

(VietNamNet) - Không đợi đến lúc Nhà nước có chế độ, chính sách cụ thể đối với các nạn nhân chất độc màu da cam, kể từ khi thành lập Quỹ Bảo trợ nạn nhân chất độc màu da cam, những Hội viên Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trong nhiều năm qua đã lặng lẽ, miệt mài tổ chức nhiều hoạt động thu hút nguồn tài trợ, nỗ lực hỗ trợ các nạn nhân chiến tranh này. Với số tiền quyên góp 55 tỷ, 5 năm qua Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã giúp đỡ 220.429 nạn nhân trong cả nước cải thiện đời sống, sức khoẻ và tinh thần.

Ra đời từ năm 1998, đến nay, Quỹ đã phát triển thành một hệ thống hoạt động trên quy mô toàn quốc với Quỹ Bảo trợ nạn nhân chất độc màu da cam trung ương (thuộc Hội Chữ thập đỏ Việt Nam) và 57 quỹ trực thuộc các tỉnh thành. Đi đầu trong các hoạt động từ thiện cứu giúp nạn nhân chất độc màu da cam, Hội Chữ thập đỏ đã phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, tổ chức kêu gọi thu hút lòng hảo tâm của nhiều tập thể, cá nhân trong nước và quốc tế.

Chính phủ Mỹ hoàn toàn phủ nhận tác hại chất độc da cam, thậm chí những chính sách cũng không được bàn đến vấn đề này. Tôi hoàn toàn nhận thức rằng Hoa Kỳ sẽ còn làm như vậy hàng trăm năm nữa, trước khi họ thừa nhận tội lỗi và trách nhiệm về tác hại của chất độc da cam. Chính phủ Mỹ đã hỗ trợ cựu chiến binh Mỹ từng tham gia cuộc chiến ở Việt Nam bị nhiễm chất độc da cam/dioxin thì cũng có thể làm tương tự đối với các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam. .

(Chuck Searcy, Đại diện Quỹ Tưởng niệm cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam)

Trong số 220.429 nạn nhân nhận được sự hỗ trợ của Quỹ, 91.726 người đã được khám chữa bệnh, 1.350 nạn nhân được phẫu thuật chỉnh hình và phục hồi chức năng, gần 2.500 người được cấp xe lăn, xây dựng 1.375 nhà tình nghĩa cho các nạn nhân, gần 5.000 nạn nhân được cấp học bổng và bảo trợ thường xuyên...

Ông Lê Kế Sơn, Giám đốc Quỹ bảo trợ nạn nhân chất độc màu da cam khẳng định: ''Các cấp hội và toàn thể Hội viên Chữ thập đỏ Việt Nam đã ý thức sâu sắc việc giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam là lương tri và trách nhiệm của mọi người và coi đây là một trong những nhiệm vụ chính của Hội hiện nay và trong nhiều năm tới''.

Để hoạt động cứu trợ nạn nhân chất độc da cam của Hội được thực hiện hiệu quả, Hội Chữ thập đỏ đã đề nghị các cấp có thẩm quyền xem xét cho phép tổ chức ''Ngày vì nạn nhân chất độc da cam''. Đây sẽ là ngày đông đảo tổ chức, cá nhân đóng góp tình cảm, vật chất của mình để giúp đỡ các nạn nhân chất độc màu da cam.

Mặc dù đạt được nhiều kết quả khá khả quan, các Hội viên Chữ thập đỏ cũng gặp không ít khó khăn trong hoạt động quyên góp, giúp đỡ các nạn nhân chiến tranh này. Giáo sư Nguyễn Trọng Nhân, nguyên Chủ tịch Hội cho VietNamNet biết: ''Công việc của chúng tôi còn gặp rất nhiều trở ngại. Thứ nhất, chính sách chăm sóc nạn nhân của Nhà nước ta còn quá chậm. Cụ thể là việc thống kê số nạn nhân chất độc màu da cam còn chưa đầy đủ, chính xác. Thứ hai, vì lý do tâm lý, nhiều nạn nhân do chưa thấy rõ biểu hiện bệnh tật nên đã cố tình lờ đi không muốn nhận mình là nạn nhân chất độc da cam, phần vì lo sợ ảnh hưởng đến tương lai, phần vì nghĩ rằng có nhận cũng chỉ được trợ cấp vài chục ngàn đồng là cùng''. Cũng theo ông Nhân, ''điều quan trọng là phải làm cho những kẻ gây ra bệnh tật cho các nạn nhân chất độc da cam phải thấy được trách nhiệm của mình đối với họ''.

Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện nay Việt Nam có hơn 1 triệu nạn nhân chất độc màu da cam, trong đó có khoảng 150.000 trẻ em bị dị tật bẩm sinh. Những gì Hội Chữ thập đỏ làm được đã mang lại niềm vui và cơ hội sống tốt đẹp cho không ít người, tuy nhiên phải nhìn nhận, hỗ trợ các nạn nhân chất độc màu da cam là hoạt động đòi hỏi không chỉ nỗ lực của một tổ chức mà phải được coi là trách nhiệm chung của toàn xã hội. 

Mỹ đã rải 100 triệu lít dioxin trong chiến tranh Việt Nam

Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học trường đại học tổng hợp Columbia – New York do Jeanne Mager Stellman dẫn đầu đăng tải trên chuyên san khoa học Nature số 422 ngày 17/4 đã công bố: lượng chất độc hoá học do quân đội Mỹ rải ở Việt Nam trong thời gian chiến tranh khoảng 100 triệu lít, lượng dioxin chứa đựng trong đó gấp 2 lần so với số ước tính trước đây. Cũng theo nghiên cứu này, 3.851 xã đã bị rải trực tiếp và ít nhất là 2,1 và có thể đến 4,8 triệu người Việt Nam đã bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các chất độc này.

Sau thất bại của cuộc chiến tranh Việt Nam, trở về Mỹ, hậu quả chất độc màu da cam là mối quan tâm của nhiều nhà khoa học và nhiều tổ chức Cựu chiến binh Hoa Kỳ. Vì những lý do dễ hiểu, Chính phủ kế tiếp nhau ở Hoa Kỳ và các cơ quan khoa học do Chính phủ Mỹ tài trợ, trong nhiều năm, đã ra sức phủ nhận mọi hậu quả của cuộc chiến tranh hoá học với sức khoẻ con người.

Ngay cả một cơ quan khoa học Mỹ, năm 1975, cũng đã công bố một tài liệu phủ nhận mọi tác hại lâu dài của các hoá chất độc sử dụng ở Việt Nam. Tài liệu cho biết, với thiên nhiên, các chất diệt cỏ chỉ có tác hại nhất thời: cây rụng lá, và sau một mùa mưa sẽ phục hồi trở lại và với con người, các chất diệt cỏ đều vô hại không gây ra bệnh lý nguy hiểm gì. Tuy nhiên, dưới sức ép của các tổ chức Cựu chiến binh, chính phủ Mỹ đã phải chi những khoản tiền lớn (ước tính khoảng 500 triệu đôla) tài trợ cho một số đề tài nghiên cứu, nhưng trong nhiều năm, hầu như dẫm chân tại chỗ.

Danh mục các loại bệnh do chất độc màu da cam do Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (NAS) thừa nhận năm 2000:

1. Những bệnh có đủ bằng chứng là do tiếp xúc với chất độc màu da cam:

- Ung thư tổ chức phần mềm (Soft-tissue sarcoma)
- U lymphô ác tính (Non-Hodgkin’s lymphoma)
- Bệnh Hodgkin
- Bệnh xạm da (Cloracne)

2. Bệnh có bằng chứng hạn chế là do tiếp xúc với chất da cam:

- Ung thư đường hô hấp bao gồm :ung thư phổi, phế quản, khí quản, thanh quản
- Ung thư tiền liệt tuyến (Prostate cancer)
- Bệnh đa u tuỷ (Multiple myeloma)
- Bệnh thần kinh ngoại vi cấp và bán cấp tính
- Bệnh nhiễm Porphyrin - da chậm (Porphyria cutanea tarda)
- Bệnh tiểu đường (Diabetes)
- Hai loại dị tật bẩm sinh ở con cái các cựu chiến binh là: Gai đôi và bệnh bạch cầu cấp tính (Spina Bifida and Acute myelogenous leukemia).
Số nạn nhân chất độc da cam đến nay đã lên tới 1 triệu người, 1/8 dân số Việt Nam.

  • Hồ Anh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,