221
455
Đời sống
doisong
/xahoi/doisong/
839308
"Bình tĩnh suy xét = cứu mình khỏi nỗi đau tự tử"
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
'Bình tĩnh suy xét = cứu mình khỏi nỗi đau tự tử'
,

(VietNamNet) - Thất bại học hành, chết. Lâm nợ nần, chết. Bị trách mắng, chết. Theo nhóm bạn bè, cũng tìm cái chết. Tin tức về các vụ tự tử thanh thiếu niên đang dày lên trên mặt báo, bạn có thấy đau? Tại sao họ chết? Làm sao để ngăn những cái chết vô nghĩa ấy?

Soạn: AM 892131 gửi đến 996 để nhận ảnh này
 Giao lưu trực tuyến "Giới trẻ và nỗi đau tự tử" tại Toà soạn VietNamNet ở Hà Nội.

Khoảng hai năm trở lại đây, hầu như tuần nào cũng có tin thanh, thiếu niên tự vẫn. Một SV năm thứ 3 Học viện Tài chính không có trong "sổ đen" (nghiện hút, cờ bạc) của trường. Một HS trường chuyên ở Nam Định trượt ĐH.

Tháng gần đây nhất, tháng 8/2006, xảy ra 4 vụ tự tử, cũng bởi những lý do "lãng xẹt". Một SV cãi nhau với bạn, một thí sinh Nam Định trượt ĐH, một HS Đăk Lăk bị người yêu lừa tình; em còn lại, ở Hưng Yên, tìm cái chết sau khi cãi nhau giành quyền chọn kênh TV với em.

Quyết tâm lìa bỏ cuộc sống của các em rất cao, thể hiện qua cách để chết, sao cho bí mật và nhanh chóng nhất: treo cổ, nhảy sông, uống thuốc...

Điều đáng ngại là bắt đầu xuất hiện những vụ rủ nhau cùng chết. 3 HS Bến Tre tự tử sau khi bị làm kiểm điểm trên lớp, để giấu cha mẹ. Một cặp " tình nhân" HS cấp 2 ở Hà Nội btình yêu. 5 nữ sinh Hà Nội học hành sút kém, bị gia đình trách mắng. Và vụ điển hình nhất là 5 nữ sinh ngoan, học khá, gia đình không nghèo khó ở Hải Dương lấy khăn quàng đỏ buộc tay nhau, cùng xuống sông trầm mình để phản đối "ách thống trị" của cha mẹ.

Tự tử: "Sát nhân thầm lặng"

Theo American Academy of Child & Adolescent Psychiatry: Tại Pháp, tự tử là nguyên nhân gây chết đứng hàng thứ 2 (sau tai nạn giao thông) ở người lứa tuổi 15 - 24 (mỗi ngày có 7 người trong độ tuổi từ 7-34 chết vì tự tử). Ở Mỹ, đây là nguyên nhân đứng hàng thứ 3 trong số các nguyên nhân gây tử vong cho thanh thiếu niên lứa tuổi này. 

Theo BangkokPost, Business Week: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, tỷ lệ tự tử ở châu Á là 19,3/100.000 người trong khi tỷ lệ toàn cầu là 14/100.000. Ở Nhật Bản, cứ 100.000 người thì có 27 người chết vì tự tử. Tỷ lệ tự tử ở Trung Quốc (theo báo cáo của Bộ Y tế nước này) cũng khá cao: 22/100.000 dân. Tại Thái Lan, tỷ lệ này năm 2004 là 6,9/100.000.

Sau mỗi vụ thanh thiếu niên tự tử, dư luận rộ lên nỗi tiếc thương: "Sao mà dại dột?". Nhà trường kinh ngạc: "Các em ấy rất bình thường?!". Còn gia đình thì xót xa: "Ai cứu con tôi?".

Ai cũng thấy đau. Nhưng hiếm ai ngẫm nghĩ nguyên nhân sâu xa của những cái chết tức tưởi không đáng có ấy. 

Tại sao các em lại tuyệt vọng đến mức dễ quyết định rời bỏ cuộc sống mà tạo hoá và cha mẹ ban tặng đến vậy? Theo các nhà nghiên cứu, hoạt động xã hội học, sở dĩ một số thanh thiếu niên của ta tìm cái chết, chủ yếu do áp lực thời hiện đại và việc giới trẻ chưa hiểu giá trị cuộc sống, lại không được rèn luyện kỹ năng giải quyết khó khăn.

Nhưng chưa có một nghiên cứu chính thức nào được tiến hành. Ngay việc thống kê số vụ tự tử hàng tháng, hàng năm trong thanh thiếu niên Việt Nam, cũng chưa được cơ quan chức năng nào thực hiện.

Trong khi Việt Nam chưa có 1 trung tâm nghiên cứu về tự tử, thì nhiều nước trên thế giới và châu Á đã thành lập Trung tâm Chống khủng hoảng, có nhiệm vụ đưa ra các cảnh báo, giải pháp cùng chiến lược chuyên nghiệp để chống tự tử; đặc biệt, đủ sức kéo nhiều người có ý định chết trở về với cuộc sống.

Với mong muốn cùng bạn đọc phân tích nguyên nhân, bàn đến cùng giải pháp ngăn chặn nạn tự tử trong thanh thiếu niên Việt Na, ngày 11/9 VietNamNet mở Giao lưu trực tuyến "Giới trẻ và nỗi đau tự tử". 3 khách mời đã trả lời nhiều thắc mắc, tâm sự của độc giả VietNamNet từ khắp nơi gửi về :

- Ông Nguyễn Đình Thiết - Vụ trưởng Vụ trẻ em (UB Dân số - Gia đình - Trẻ em Việt Nam).
- TS. Trịnh Hoà Bình - Viện Xã hội học Việt Nam.
- TS. Huỳnh Văn Sơn - Trưởng Bộ môn Tâm lý học, ĐH Sư phạm TP.HCM.

                           Dưới đây là nội dung cuộc giao lưu: 

Soạn: AM 891387 gửi đến 996 để nhận ảnh này
TS.Huỳnh Văn Sơn trả lời giao lưu trực tuyến tại Toà soạn VietNamNet tại TP.HCM.

cobinhlu - Nam 32 tuổi - lucyênynbai:
 - Tại sao có những người tìm cách tự tử để giải quyết những vấn đề hết sức bình thường như vậy?
TS. Huỳnh Văn Sơn: 
- Khi con người mất niềm tin vào cuộc sống, con người sẽ có ý định tự tử. Niềm tin là một trong những yếu tố phụ thuộc rất nhiều vào nội lực của mỗi con người. Với người A, nội lực của họ sẽ rất mạnh mẽ, nhưng với người B thì nội lực lại yếu ớt. Chính vì thế, đứng trước những khó khăn trong cuộc sống, có những người dễ dàng vượt qua, nhưng có người lại không thể vượt qua là vậy.

Những chuyện tưởng rằng hết sức bình thường trong cuộc sống, đến với mỗi người trong trạng thái tâm lý hay sức khoẻ tinh thần khác nhau, có thể làm cho họ ứng xử khác nhau. Vấn đề quan trọng nhất là luôn phải biết kiểm soát mình cũng như biết giải toả những phản ứng hẫng hụt, biết vượt qua những phút giây "âm tính" về mặt cảm xúc cuộc sống. Chắc chắn con người sẽ có thể làm chủ được cuộc sống của chính mình.  

Hoang ngoc Hung - Nam 21 tuổi - Tam ki Quang nam:
 - Tại sao có những việc đau lòng như vậy mà xã hội không can thiệp được?
Ông Nguyễn Đình Thiết: - Thực ra những sự việc đau lòng trên được nhiều gia đình và xã hội rất quan tâm giải quyết. Tuy nhiên, hiệu quả của mức độ can thiệp còn khác nhau. Trong đó, có những vụ can thiệp chưa hiệu quả hoặc chưa kịp thời nên đã dẫn tới những kết cục đau lòng.

hồng vân - Nữ 34 tuổi - phượng hoàng thanh hà hải dưong:
 - 5 hoc sinh tai xã Phượng Hoàng, Thanh Hà, Hải Duơng tự vẫn phải chăng do công tác quản lý giáo dục của truờng chưa quan tâm định hướng cho các em khi tâm sinh lý thay đổi?
TS. Huỳnh Văn Sơn: - Hành động tử tự tập thể có thể được phân tích dưới nhiều góc nhìn khác nhau. Đó có thể là áp lực của nhóm bạn, đó có thể là sự tuân thủ chuẩn mực của nhóm"đồng cảm", đó cũng có thể là sự lây lan cảm xúc "không biên giới" khi thủ lĩnh của nhóm chi phối.
Nói như vậy, không có nghĩa là nhà trường không có trách nhiệm trong trường hợp này. Phải chi, có nhiều thời gian hơn; phải chi các thầy cô tinh tế hơn thì sự định hướng hoặc tác động hoặc điều chỉnh những hành vi tâm lý của tuổi vị thành niên sẽ có phần hiệu quả hơn.

Giáo dục con người nói chung, và giáo dục các em học sinh nói triêng cần phải có sự kề vai sát cánh hay sự chung sức của gia đình nhà trường. Nếu xét dưới góc đô nguyên nhân, chắc chắn rằng gia đình phải là điểm tựa đầu tiên để định hướng cuộc sống, Nếu xét dưới góc độ động cơ hành vi, việc tử tự của các em sẽ đơôc giải quyết nếu như không có những mâu thuẫn hay sự xung đột tâm lý giữa cha me và con cái....
Điều có thể khẳng định ở đây là những đội ngũ làm công tác chuyên biệt giáo dục và định hướng tâm lý cho học sinh tuổi vị thành niên vẫn chưa làm hết trách nhiệm của chính mình, hiểu theo đúng nghĩa về mặt chuyên môn của thuật ngữ giáo dục.

Lê Quang Huy - Nam 24 tuổi - Phố Cầu huyện, TT Thiên Tôn, Hoa Lư, Ninh Bình:
- Nạn tự tử trong thanh thiếu niên hiện nay có phải là "sản phẩm" của luồng suy nghĩ tiêu cực xuất phát từ những mặt trái của xã hội hiện đại?
TS. Trịnh Hoà Bình: - Tự tử có thể xem như một biểu hiện bệnh lý, một hiện tượng mang tính cá nhân nhưng căn nguyên của nó cần được xem xét trên bình diện xã hội cũng như giải thích bằng thực trạng xã hội. Cho dù nguyên nhân dẫn đến tự tử rất đa dạng và khác nhau (từ những xung đột trong gia đình, trắc trở trong tình yêu, bi kịch trong công ăn việc làm, bệnh tật, vỡ nợ, tội phạm bước đường cùng... ). Nhìn chung nạn nhân là những đối tượng có nhu cầu đòi hỏi mà môi trường xã hội không đáp ứng được đã đi đến tuyệt vọng, tự kết liễu đời mình.

Hiện tượng tự tử cần được nhìn nhận như một biểu hiện bất ổn của xã hội, là hậu quả của xung đột cá nhân và xã hội chứ không phải là những bi kịch của cá nhân. Câu hỏi của bạn chắc chắn là có phần đúng như vậy.

Trần Văn Dũng - Nam 20 tuổi:
- Tỷ lệ tự tử của VN so với các nước khác là cao hay thấp?
Ông Nguyễn Đình Thiết: - Hiện nay, chúng tôi chưa có số liệu thống kê cụ thể để so sánh về tỉ lệ này; tuy nhiên, ở Việt Nam, trong thời gian gần đây thì các vụ việc được phản ánh nhiều hơn. Nhưng điều này cũng chưa giúp khẳng định tỉ lệ tự tử ở Việt Nam là cao hay thấp. Vì có thể trước đây, các phương tiện thông tin đại chúng của chúng ta chưa phản ánh đầy đủ thực tế này.

Monster - Nam 21 tuổi - Cần Thơ:
- Tôi không biết đây có phải là ý nghĩ chung của giới trẻ hay không, nhưng tôi từng nghĩ thế naỳ: Cuộc đời = học 20 năm + làm việc + lập gia đình + sinh con + chết. Không có gì khiến tôi cảm thấy cuộc đời này tuơi đẹp và đáng lưu luyến. Đó có phải là suy nghĩ chung?
TS. Huỳnh Văn Sơn: - Mỗi ngày con người sẽ khám phá ra có nhiều niềm vui trong cuộc sống. Cuộc sống là một chuỗi những bí ẩn mà mỗi người phải dấn thân và trải nghiệm. Hơi thở của cuộc sống hiện đại đang làm cho quan niệm của mỗi người về cuộc đời sẽ đậm màu sắc rất riêng, nhưng lại rất chung. Mỗi ngày hay làm một việc tốt đẹp, sẽ thấy cuộc đời này thật nhiều ý nghĩa và đáng lưu luyến.

Sống vì ai? Sống không chỉ cho mình mà còn sống cho những ngườì thân và cho cả cuộc đời. Khi thật sự đã nhận ra được trách nhiệm của chính mình, mỗi người sẽ cảm thấy sự liên kết giữa người với người là một động lực rất quan trọng để thôi thúc mỗi người chúng ta sống tốt. Hãy tưởng tượng rằng, nếu chúng ta mất đi ai sẽ là người lo lắng và khổ đau nhiều nhất? Chỉ bao nhiêu ấy cũng đủ để thấy rằng cuộc đời này vốn dĩ có nhiều điều cần phải sống.

just_in_time - Nam 20 tuổi - sinh viên:
- Giới trẻ thời nay thiếu bản lĩnh hay họ phải chịu quá nhiều áp lực? Chúng ta có nên có một môn học để cho họ hiểu và vượt qua nhưng thử thách trong cuộc sống?
Ông Nguyễn Đình Thiết: - Tôi không cho rằng, giới trẻ thời nay thiếu bản lĩnh. Nhưng có thể thấy rằng, họ đang phải chịu áp lực từ nhiều phía như gia đình, nhà trường, công việc, trong quan hệ xã hội... Trong khi họ chưa được trang bị đầy đủ những kỹ năng sống cần thiết.

Việc trang bị cho các em kiến thức và kỹ năng sống cho các em là cần thiết và việc này có thể tiến hành bằng nhiều con đường khác nhau. Trước hết là từ gia đình, người thân, các tổ chức xã hội, nhà trường và cộng đồng. Cũng không nhất thiết phải có môn học riêng biệt, việc cung cấp kiến thức, kỹ năng cho các em có thể tiến hành bằng nhiều kênh khác nhau.

Soạn: AM 891389 gửi đến 996 để nhận ảnh này
TS. Trịnh Hoà Bình tham gia giao lưu trực tuyến với bạn đọc VietNamNet.

Trần Văn Vỹ - Nam 47 tuổi - MỸ,  nguyễn thái thiệp - Nam 20 tuổi - sv trường cao đẳng xây dựng số 3...
- Có phải thanh thiếu niên VN tự tử do cảm thấy không thở nổi bởi áp lực của gia đình và xã hội?
TS. Trịnh Hoà Bình- Đúng và cũng chưa đúng! Con người ta, ai đó khi bị áp lực quá lớn dẫn đến tuyệt vọng và bi kịch hoá cuộc đời mình để tìm đến cái chết, nhưng không phải ai cũng như vậy. Không lẽ cứ có áp lực lớn là không còn muốn sống nữa? Thanh niên bao giờ cũng tiêu biểu cho ý  chí vươn lên và khát vọng chiến thắng khó khăn, trước hết là vượt qua bản thân mình: Đó chính là niềm vui, lao động, sáng tạo...  Theo nghĩa đó áp lực của gia đình và xã hội cũng chỉ là những khó khăn người ta gặp đâu đó trong suốt dọc đường đi của đời mình.

Người ta vẫn cho rằng một tỉ lệ rất lớn những người tự tử (đạt hoặc chưa đạt) đều có liên quan đến những vấn đề của bệnh lý, tâm thần kinh. Do vậy, chỉ những cá thể phát triển thiếu hoàn thiện có xu hướng lệch lạc mới dễ tìm đến cái chết mỗi khi không vượt qua một khó khăn nào đó.  

Phạm Hữu Huân - Nam 25 tuổi - Yên Bái:
- Thưa TS, ông có nghĩ tự tử là một hành động thiếu lành mạnh? Ông có cho đây là phản ứng bình thường của nhiều thanh niên truớc những sự việc kém tốt đẹp trong đời sống?
TS. Trịnh Hoà Bình:
- Đúng vậy, nói theo nghĩa thông thường và trong sáng nhất của từ đó (lành mạnh) và vì thế tôi không cho rằng đó là phản ứng bình thường của số đông thanh niên trong xã hội ngày nay. Người ta cần phải phản ứng tích cực hơn trước cái xấu, cái giả dối và cái ác của đời sống, phải đứng trên lập trường của Chân, Thiện, Mĩ mà phấn đấu để làm cho xã hội tốt đẹp hơn, cho dù phải khó khăn, lâu dài và gian khổ.  

nguyễn thu phương - Nữ 21 tuổi - hà tây,  ĐÀO QUANG VĨNH - Nam - 27 HÀNG KHAY- HOÀN KIẾM - HÀ NỘI, vũ huy đoàn - Nam 21 tuổi - ha noi, Hông Thủy - Nữ 18 tuổi - TP Nha TRang, HÀ VĂN DUẨN - Nam 23 tuổi - PHỦ LÝ -HÀ NAM:
- Tôi thật đau lòng khi nghe tin hàng loạt các vụ tự tử gần đây. Ngày nay, cha me đặt quá nhiều áp lực lên vai con cái, kỳ vọng quá nhiều ở trẻ. Phải làm sao để cha mẹ có thể hiểu tâm tư của trẻ. Phải làm sao để cha mẹ thay đổi lối suy nghĩ đó?
TS. Huỳnh Văn Sơn: - Một trong những nguyên nhân dẫn đến quyết định tự tử của con cái xuất phát từ những mâu thuẫn trong gia đình. Căn cơ khá quan trọng của mâu thuẫn này đó chính là sự kỳ vọng quá mức của cha mẹ đối với con cái. Tuy vậy, tại sao không đặt ngược vấn đề là: Nếu những người con hôm nay khi trở thành cha mẹ ngày mai thì họ sẽ hoàn toàn không kỳ vọng ở con cái của mình?

Nói như thế để nhận thấy rằng theo sự chuyển động của thời gian bao giờ giữa các thế hệ cũng có một khoảng cách nhất định. Nói không thừa rằng, việc trở thành người cha mẹ tốt trong cuộc sống ngày nay không phải chỉ được thực hiện bằng bản năng mà còn phải được học tập. Mỗi bậc cha mẹ trước hết phải thay đổi chính mình về mặt nhận thức: Con cái là một chủ thể, con cái được tôn trọng... Sự thay đổi về nhận thức sẽ làm nền tảng để thái độ và hành vi đối xử cũng sẽ chuyển biến. Nói chính xác, mỗi bậc cha mẹ cần phải nghiêng người xuống để nhìn về con trẻ, thử đặt mình vào vị trí của con trẻ để có sự đồng cảm trong một chừng mực tưong đối.

Tuy nhiên, nếu được và chúng tôi cho rằng chắc chắn phải được: Con cái cũng phải cảm thông, cũng phải nhận thức một cách sâu sắc về động cơ về bản chất của tình thương cha mẹ dành cho con cái. Nếu cha mẹ có sự kỳ vọng quá lớn, thay vì chống đối một cách trực diện, thay vì rơi vào trạng thái tuyệt vọng thì hãy cùng trò chuyện và trao đổi. Sự sẻ chia sẽ làm món quà kỳ diệu làm dung hoà mối quan hệ này.

Soạn: AM 892129 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Vụ trưởng Vụ Trẻ em (UB DSGĐTE VN) Nguyễn Đình Thiết  (bìa phải)
Quynh Nguyen - Nam - usa:
 - Từ Hà Nội vào TPHCM, hoặc đi vào trung tâm các Tỉnh, thành phố, có rất nhiều "làng nuớng", "quán nhậu",những tiệm ăn , những điểm mua sắm, giải trí, sinh hoạt công cộng phần nhiều dành cho nguời lớn. Có vẻ như trẻ em bị loại ra khỏi danh sách đối tượng đáng quan tâm của cơ chế thị truờng? Ngân sách chính phủ được ưu tiên sử dụng như thế nào để thực hiện đuợc các quyền cho tất cả các em theo luật pháp quy định?
 
 
Ông Nguyễn Đình Thiết: -
Cơ chế thị trường đang mang lại cho chúng ta những kết quả to lớn về kinh tế và cũng đặt chúng ta trước nhiều thách thức mới. Nếu không có sự chuẩn bị tích cực và thích hợp thì có thể gặp phải những rủi ro đáng tiếc. Đối với lứa tuổi vị thành niên, họ trưởng thành nhanh chóng về mặt thể chất nhưng con người xã hội thì thường phát triển chậm hơn. Đó là đặc trưng của lứa tuổi. Chúng ta cần giúp các em vượt qua những khó khăn về tinh thần mà các em gặp phải trong cuộc sống.

Trong những năm gần đây, nhà nước ta đã có nhiều chủ trương chính sách, luật pháp liên quan đến trẻ em như Phê chuẩn Công ước LHQ về quyền trẻ em; cam kết tham gia thực hiện với Đại Hội Đồng LHQ về việc xây dựng "một thế giới phù hợp với trẻ em". Bằng việc xây dựng xã phường có môi trường an toàn, lành mạnh và thân thiện với trẻ em; Ban hành luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em; Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em... Thông qua những chương trình đó, nhà nước đã đầu tư ngân sách ngày càng tăng cho giáo dục, chăm sóc sức khoẻ và bảo vệ trẻ em.

lê đình hải - nam 23 tuổi - thanh hóa:
- Phải chăng đã có một "hội chứng" tự tử, thưa TS Trịnh Hoà Bình?
TS. Trịnh Hoà Bình:
- Vấn đề tự tử không phải bây giờ mới có. Mà cũng phải chỉ ở những quốc gia, khu vực đang có những vấn đề chuyển đổi giá trị trong quá trình phát triển mới rộ lên như một ''hội chứng''. Người ta chỉ ra rằng tự tử đứng cho số 10 bệnh lý có tỉ lệ mắc cao nhất, còn tử vong do tự tử xếp hàng thứ 2 trong 10 bệnh có tỉ lệ tử vong cao nhất...

Ngay cả những quốc gia phát triển, đời sống xã hội có xu hướng rất ổn định thì tự tử vẫn là vấn đề quan ngại của cộng đồng, của xã hội. Tôi nhắc lại rằng tự tử cần được nhìn như một phản ứng của cá nhân trước xã hội. Nó thể hiện xung đột giữa cá nhân và xã hội khi cá nhân không được thoả mãn những nhu cầu nào đó từ môi trường xã hội và thật sự cảm thấy bế tắc. Theo nghĩa đó, người ta gọi là hội chứng thì có thể là hơi quá, tuy nhiên xung quanh vấn đề này có một hiện tượng gọi là hiện tượng ''dắt dây'', ''bắt chước''... Phải chăng khi nhìn tự tử từ bình diện đó người ta có thể dễ dàng gọi đó là ''hội chứng''?

võ thị hoaì ly - Nữ 23 tuổi - 168 đồng nai nha trang khánh hòa,  phạm văn phú - Nam 18 tuổi - thái bình:
- Cháu muốn đuợc hỏi: Nếu trong giai đoạn chán nản muốn tìm cái chết, phải làm gì để thấy gắn bó với cuộc sống?
TS. Huỳnh Văn Sơn: - Trước nhất, hãy tự hỏi rằng ai sẽ là người nhớ mình nhất, thương mình nhất khi mình tự tử?
Thứ hai, hãy hỏi rằng mình lo lắng cho người nào nhất nếu như mình không còn tồn tại trong cuộc sống?
Thứ ba, hãy so sánh mình với những người gặp khó khăn nhiều hơn mình để định lượng rằng mình có đáng để chết hay không?
Thứ tư, hãy trả lời rằng những gì là niềm vui trong cuộc đời của những con người rất bình thường mà chính mỉnh vẫn chưa được tận hưởng. Sau đó, hãy nói rằng tôi thật sự tiếc...

Trên đây là một vài câu hỏi gợi ý để những người rơi vào vòng tuyệt vọng có thể đủ thời gian bình tĩnh để suy xét. Thế nhưng, sự động viên của những người thân, sự sẻ chia và đồng cảm của những chuyên gia tham vấn tư vấn.. không thể là không cần thiết. Tập cho mình một thói quen giải toả cảm xúc, tập cho mình một kiểu xả stress hay cân bằng và chung sống với những áp lực bằng biện pháp tự thưởng hoặc bằng một thái độ nghiêm túc khi trò chuyện với người mình tin cậy (có thể là nhà tham vấn) sẽ là những thói quen rất tốt trong cuộc sống nhiều áp lực của xã hội hiện đại. Đây không chỉ là biện pháp chống hay chữa mà còn là biện pháp để phòng tránh, phòng vệ.

Trần Thảo Nguyên - Nữ - 63A, đường 23/3, Gia Nghĩa, Đak Nông:
- Các vụ tự tử tăng trong giới trẻ có phải chủ yếu do những áp đặt, thống trị của phụ huynh? Tại sao không thành lập những hội chuyên tuyên truyền về con trẻ và dạy phụ huynh hiểu tâm lý con cái?
Ông Nguyễn Đình Thiết:
- Có nên chăng dùng từ ''thống trị của phụ huynh''? Tôi thấy bố mẹ nào cũng thương yêu con cái. Tuy nhiên, qua tìm hiểu các vụ việc đáng tiếc xảy ra với các em, chúng tôi đều thấy có yếu tố tác động của gia đình như thiếu hoặc chưa quan tâm đúng mức, chưa hiểu tâm lý, tình cảm của các em, chưa cùng với các em giải quyết những khó khăn mà các em gặp phải, đôi khi còn vô tình đẩy các em đến những kết cục bi thảm hơn.

Việc thành lập các hội chuyên biệt về vấn đề này còn tuỳ vào điều kiện cụ thể của từng địa phương, từng cơ sở. Tuy nhiên, tôi cho rằng, điều quan trọng hơn cả là chúng ta cần hiểu các em đang cần gì, nghĩ gì để giúp các em có hiệu quả.

Chu Nhat Vy - Nữ 32 tuổi - Hà Nội:
- Thưa ông, ông đánh giá thế nào về vai trò của báo chí khi đưa tin về các vụ tự tử? Ông có nghĩ việc báo đài chỉ tuờng thuật các vụ việc này là nguy hiểm? Việc bày tỏ chính kiến, định hướng rõ ràng về hành vi tự tử có cần thiết không, và theo ông đây có phải là trách nhiệm của báo chí?
Ông Nguyễn Đình Thiết: - Tôi là một độc giả thường xuyên của VietNamNet và các kênh thông tin đại chúng khác, tôi đánh giá rất cao vai trò của báo chí trong cuộc sống xã hội ngày nay. Việc báo chí đưa tin về các vụ xâm hại trẻ em, bạo lực với trẻ em và việc trẻ em tự tử là rất cần thiết. Trước hết, chúng ta xem đây là những cảnh báo cần thiết đối với xã hội và thông qua đưa tin, báo chí đã góp phần cùng với xã hội tìm những giải pháp thiết thực ngăn ngừa những hiện tượng tiêu cực liên quan đến trẻ em.

Trang - Nữ 25 tuổi - HN:
- Thưa thầy Sơn, thầy có lo ngại vấn đề tự tử trong giới trẻ sẽ trở thành xu hướng không ạ? Thầy có lời khuyên nào cho các em, cha mẹ và thầy cô các em? Cảm ơn thầy.
TS.Huỳnh Văn Sơn:
- Theo ý kiến của chúng tôi, thì việc tự tử trong giới trẻ đã xuất hiện. Tự tử cá nhân, tự tử nhóm, và nhiều hơn thế nữa không phải là vấn đề quá xa lạ. Trong một cuộc sống hiện đại, đây là một thực tế không thể tránh khỏi hoàn toàn dù rằng mỗi người chúng ta đều mong muốn giảm thiểu tối đa.

Lời chia sẻ đầu tiên lại là dành cho các bạn trẻ. Nghĩ rằng sống để tìm những niềm vui mà mình chưa tận hưởng, sống để có thể làm cho "nợ nần" của nhau được giải quyết, sống cho mình trong cái chung của cuộc sống,.. là điều quan trọng cần phải thường trực trong suy nghĩ của mình. Hãy tự thân khẳng định rằng chúng ta vẫn còn may mắn hơn một số người bất hạnh hơn chúng ta để thấy rằng nên sống, cần sống và thiết sống.

Lời chia sẻ thứ hai, với thầy cô với cha mẹ và với tất cả những người có liên quan đến việc giáo dục các em rằng, thay vì cứ ở vai thứ nhất nên chọn vai thứ hai: là người bạn lớn cùng đồng hành. Như thế, đã là quá khó và quá đủ.

Chu Hương - Nữ 24 tuổi - Hà Nội,
nguyễn thùy dương - Nữ 21 tuổi - Hà nội, Thanh Phong - Nam 20 tuổi - Hồ Chí Minh, Huỳnh Văn Thông - Nam 24 tuổi - 176 Yết Kiêu, Tuy Hoà, Phú Yên:
- Tại sao hiện tượng tự tử ngày càng phổ biến trong giới trẻ VN mỗi khi gặp những điều bất như ý? Phải chăng đó là hệ quả tất yếu của lối sống mới? Và trách nhiệm thuộc về ai?
TS. Trịnh Hoà Bình:
- Không thể phù nhận được rằng gần đây hiện tượng tự tử có xu hướng gia tăng, nhất là trong giới trẻ. Nhưng cũng không đưa một câu xanh rờn rằng điều đó ngày càng phổ biến.

Chúng ta cũng không nên đổ tất cả nguyên do tự tử cho hệ quả tất yếu của lối sống mới, bởi lẽ lối sống mới bao gồm rất nhiều thuộc tính, cả hoa thơm và quả độc. Vấn đề là các cá nhân đã lựa chọn giá trị gì, thuộc tính gì của lối sống đó. Chúng ta không lên án những cá nhân yếu lòng để tự mình lìa bỏ cuộc sống, không phấn đấu, hy sinh để cùng với mọi người chung tay xây dựng cuộc sống. Nhưng rõ ràng rằng cách lựa chọn đó không bao giờ là đúng, là phản ứng tiêu cực và không thể nào được xem là lành mạnh.

Theo tôi, trước hết mỗi cá nhân phải tự chịu trách nhiệm về mình. Đương nhiên hàng loạt các thiết chế khác (gia đình, nhà trường, các tổ chức đoàn thể...) cũng không thể chối bỏ được sứ mệnh truyền thông, giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống, hướng nghiệp, tổ chức các sân chơi lành mạnh và lý thú, đưa lại niềm vui trong học tập, lao động và sáng tạo cho giới trẻ... Cũng cần nêu lên rằng chúng ta vẫn còn thiếu vắng những tổ chức, những trung tâm tồn tại với tính cách như là những ''giá đỡ'', những nguồn động viên để làm lành mạnh hoá, tích cực hoá đời sống tâm hồn và tình cảm của giới trẻ.

Soạn: AM 891543 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Vụ trưởng Vụ Trẻ em (UB DSGĐTE VN) Nguyễn Đình Thiết trả lời câu hỏi giao lưu trên mạng.

Nguyễn Hữu Bằng - Nam 53 tuổi - TP.Grenoble, Pháp:
- Các nuwớc phát triển và nhiều nuớc châu Á đều có Trung tâm chống khủng hoảng, có khả năng giúp thanh thiếu niên rút lại quyết định tự tử trong thời gian rất ngắn. Việt Nam đã có trung tâm này chưa? Trung tâm đã làm được những gì và nếu chưa thành lập thì tại sao?
Ông Nguyễn Đình Thiết: - Hiện nay Việt Nam đã có Đường dây Tư vấn và Hỗ trợ trẻ em, giải đáp những vấn đề mà các em quan tâm. Trong đó có những trường hợp các em đã gặp bế tắc (thậm chí có không ít em đã nghĩ đến việc tự tử) và nhờ đường dây tư vấn, các em đã bình tâm trở lại và vượt qua bế tắc. Số điện thoại của Trung tâm này là: 18001567.

Kenzuko - Nam 18 tuổi - Sai Gon,  guyễn Đăng Khoa - Nam 17 tuổi - 188/45.Tân Kỳ Tân Quý.Sơn Kỳ.Quận Tân Phú.Tp HCM:
- Em học trường chuyên mà rớt đại học, hụt hẫng lắm. Lại thêm gia đình bỏ công sức nuôi ăn học, người thân thì thất vọng...Em nghĩ chỉ có cách chết mới chuộc được lỗi lầm của mình. Thật sự nhiều lúc em muốn đi một nơi nào đấy thật xa... Mấy anh chị hãy cho em 1 lời khuyên!
TS. Huỳnh Văn Sơn: -
Việc thi rớt đại học phải đâu là cú sốc đến mức không thể trụ được. Khoan nghĩ tới việc bạn sẽ làm gì mà trước tiên hãy để cho lòng mình chấp nhận một sự thật: thi bao giờ cũng có rớt và đậu; kỳ thi đại học vừa qua bạn là một người trong số rất nhiều người chưa thi đậu.

Thời gian vẫn còn chờ bạn. Một năm, hai năm và hơn thế nữa. Bạn vẫn còn nhiều cơ hội. Trong trường hợp này, chính sự kỳ vọng quá cao về chính mình cũng như sự kỳ vọng của gia đình đã là một áp lực quan trọng. Nếu khóc được, hãy khóc trên đôi vai của mẹ. Nều xin lỗi được hãy xin lỗi bố bằng một ánh mắt thiết tha thông qua một bữa cơm do chính tay bạn nấu... Thế là quá đủ vì lòng bạn đã nhẹ đi. Những người thân sẽ sát cánh bên bạn, không ai nỡ làm đau lòng bạn thêm phải không nào?

Tương lai đang chờ bạn. Chương trình hôm nay cũng sẽ chờ bạn. Bạn phải trở thành người thanh niên có thể vượt qua những khó khăn khi cùng đồng hành với chương trình giao lưu hôm nay.

ffg - Nam 13 tuổi - fdfd,  phạm văn cường - Nam 21 tuổi - dại học kinh tế và quoản trị kinh doanh Trần Kiều - Nam 30 tuổi - Hà Nội, mai hoàng vinh - Nam 25 tuổi - 123 hồ văn huê tp HCM:
- Tại sao người ta nghĩ tự tử là giải quyết hết mọi chuyện? Bạn có nghĩ đó vấn đề giải thoát? Chết có nghĩa là hết phải không?
TS. Huỳnh Văn Sơn: -
Cho đến bây giờ dấu chấm hết chỉ mang tính chất tương đối. Chết có hết hay không, khi bản thân mình giải thoát cho mình về mặt thể xác và để nỗi đau ở lại cho mọi người? Người thân sẽ bơ vơ, cuộc sống sẽ trống vắng vì một người...
"Người chết nết còn", hãy để cho cái chết tự đến và tự đi. Đừng chọn nó để trở thành người bạn đồng hành khi chính cái chết lại chưa chọn mình.

John Pham - Nam 47 tuổi - CA., Mỹ, Nguyen Tu Lap - Nam 30 tuổi - Ha Noi, phạm vũ hoaì nam - Nam 21 tuổi - hà nội, phạm văn cường - Nam 21 tuổi - dại học kinh tế và quoản trị kinh doanh:
- Thưa ông, ông có thể mô tả hệ thống hỗ trợ tâm lý (cụ thể, với các ca bệnh chán sống trong thanh thiếu niên) ở Việt Nam? Theo ông, chuyên ngành Tâm thần học VN đã đủ sức tư vấn, điều trị tâm bệnh cho lứa tuổi này? Nếu chưa thì là một Vụ truởng về trẻ em, ông có giải pháp nào?
Ông Nguyễn Đình Thiết: -
Hiện nay Việt Nam có nhiều giải pháp khác nhau trong việc ngăn ngừa, giúp đỡ trẻ em rơi vào những tình huống bế tắc về mặt tâm lý như tôi đã nêu trên. Cụ thể là, hệ thống Đường dây Tư vấn và Hỗ trợ trẻ em, sự trợ giúp của các tổ chức xã hội, của hệ thống giáo dục và cả sự giúp đỡ rất lớn của gia đình. Chúng ta cũng nên hiểu rằng phòng ngừa việc trẻ em tự tử phải bắt đầu từ việc xây dựng môi trường gia đình, xã hội an toàn, lành mạnh và thân thiện cho các em.

Hoàng Mai Dân - Nam 24 tuổi - 14 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nôi:
- Xin hỏi TS. Trịnh Hòa Bình. Theo Ông căn bệnh sâu xa về tâm lý của giới trẻ hiện nay là gì?
TS. Trịnh Hòa Bình:
- Bạn đã nêu lên một vấn đề rất hay nhưng cũng rất khó trả lời bởi lẽ nó không thật sự rõ nghĩa, nhưng xem như là tôi hiểu ý bạn và cố gắng trao đổi cùng nhau.

Chúng ta có thể xem như tâm lý hẫng hụt của giới trẻ, mất lòng tin trước những sự việc, những hiện tượng, những con người nào đó ở trong xã hội đương đại gần như là ''căn bệnh sâu xa'' đó. Sự không thoả mãn trước thực trạng xã hội đương đại, sự ''phát triển'' theo xu hướng nào đó của cá nhân dẫn đến xung đột với xã hội, sự tuyệt vọng trước những giá trị mà mình tôn thờ nay bỗng nhiên sụp đổ... chính là những nguyên cớ để có thể lý giải về những căn bệnh sâu xa trong tâm lý của giới trẻ ngày nay.

Huỳnh Văn Phát - Nam 44 tuổi - Dong Nai:
- Thưa ông, tôi có cảm giác vì là cơ quan chức năng nên các ông né tránh nói về khủng hoảng tinh thần và đặc biệt là nạn tự tử trong thanh thiếu niên nước ta. Các ông đã bao giờ điều tra, nghiên cứu, tổng kết và làm báo cáo về tự tử trẻ em chưa, và đã có kế sách gì ngăn vấn nạn này? 
Ông Nguyễn Đình Thiết:
- Chúng tôi không né tránh bởi lẽ có né tránh đến mấy vẫn phải đối đầu với những vấn đề của đời sống xã hội. Xung quanh những vấn đề khủng hoảng tinh thần, rồi tự tử trong thanh thiếu niên... là thực tế hiện hữu đáng quan ngại.

Chúng tôi có thể thừa nhận với bạn rằng, chưa có những nghiên cứu toàn diện ở tầm quốc gia về vấn đề này. Nhưng, chúng tôi đã có rất nhiều nghiên cứu trong phạm vi hẹp và từ nhiều bình diện khác nhau. Bạn có thể tìm hiểu ở những cơ quan nghiên cứu chuyên nghiệp như Viện Xã hội học của TS. Trịnh Hoà Bình, như Trường Đại học Y Hà Nội...

Tran Van Nghia - Nam 17 tuổi - Q.8, TP.HCM:
- Chú Sơn à, nói thiệt với chú, con tự tử hai lần rồi (một lần treo dây trên cây, lần khác lội sông, nhưng lại quay về nhà). Ba con bịnh nặng lắm, tháng 8 trăm, 1 triệu tiền thuốc lận. Má con bán trái cây, hai anh em con đều bỏ học 2 năm rồi, nhỏ em phụ má, con thì đi bỏ nước đá. Nghèo, buồn lắm chú ơi. Giờ con vẫn muốn chết.
TS. Huỳnh Văn Sơn:  - Nghĩa thân mến, con có biết vì sao bố mẹ đặt tên con là Nghĩa hay không? Con hiểu như thế nào về tên Nghĩa của con? Đây là những câu hỏi mà chính con cũng cảm thấy cần phải trăn trở nghĩ suy phải không nào. Nếu được tên là Nghĩa, chắc chắn rằng sẽ làm cho mỗi người mơ ước sống là biết làm vui lòng người khác, sống phải có trước có sau...

Nếu con quyết định cho chính mình mà con quên tất cả những người thân thì liệu rằng có phải chăng con ích kỷ. Chàng trai 17 tuổi hôm nay đã là một chỗ dựa quan trọng cho mẹ, đã là người đàn ông quan tâm và chăm sóc cũng như giáo dục cô em gái của mình... Nghĩa ơi, tìm ở đâu người đàn ông như con trong gia đình của chính con?

Nghèo đó là cái khó, nhưng chắc chắn không phài là cái để chúng ta có thể chết vì nó. Nghèo làm cho chúng ta buồn, nhưng không có nghĩa chúng ta phải đầu hàng vì nó. Hãy tưởng tượng rằng trong những viên đá do chính con cung cấp cho mọi người. Đó là một hành động phục vụ cuộc sống mà không phài làm vì lương đơn giản, con sẽ thấy mình trở nên có ích. Hãy nghĩ rằng số cây nước đá con cung cấp nhiều hơn thì số giọt mồ hôi và những vết chai sạn trên tay của mẹ và em con sẽ được giảm bớt. Thế là đáng sống quá phải không con!

Sức trai của con vẫn còn, những tổ chức xã hội và các chương trình tìm việc vẫn có. Con sẽ có một cuộc sống đúng nghĩa nếu con tự tin và có ý chí.

Trieu Kim Thanh - Nữ 39 tuổi - TP.Thanh Hoa:

- Làm cách nào để phát hiện một thanh (thiếu) niên đang có ý định tự tử?
TS. Huỳnh Văn Sơn: - Có thể mô tả một vài biểu hiện sau đây trên phương diện tâm lý:
- Chế độ sinh hoạt thường ngày có sự thay đổi (Ăn uống, ngủ nghỉ...)
- Biểu hiện ở các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ và ngôn ngữ có sự khác thường: không nói hoặc nói rất nhiều, ánh mắt long lên hoặc trĩu nặng, hay có những câu nói lạc đề hoặc chỉ trích quá mức.
- Có những hành vi mang tính chất bất thường: thương yêu những người thân quá mức, hỏi người thân thích điều gì nhất, hỏi mình có nợ nần gì với những người xung quanh (đây được xem như lời trối).
- Có những kế hoạch hoặc những hành vi mang tính chất rất bí ẩn để thực hiện mục tiêu tự tử...
Tuỳ theo đối tượng và tuỳ theo kiểu cảm xúc tiêu cực chi phối động cơ tự tử mà mỗi người sẽ có những biểu hiện khác nhau.

Hoàng Viết Tường - Nam 51 tuổi - Hà Nội:
- Kính chào anh Nguyễn Đình Thiết! Thật là buồn cho bậc phụ huynh, vì có vẻ như con cái chúng ta cứ gặp khó khăn là tỏ thái độ không thiết sống. Bố mẹ phải dành thời gian đi làm để duy trì sinh hoạt gia đình, nhà truờng thuờng chỉ lo dạy văn hoá. Vậy Uỷ ban các anh và các đoàn thể dành thời gian công sức ra sao để hỗ trợ thanh thiếu niên, giúp các cháu biết yêu cuộc sống và rời xa ý định tìm cái chết? Trân trọng cảm ơn và chúc anh sức khoẻ, hạnh phúc.
Ông Nguyễn Đình Thiết: - Những lo lắng của anh Hoàng Viết Tường cũng là lo lắng của nhiều bậc phụ huynh và của cả chúng tôi. Việc trẻ em giải quyết bế tắc bằng những biện pháp tiêu cực là một hiện tượng không chỉ có riêng ở Việt Nam, mà chúng ta thấy còn xảy ra ở nhiều nước khác đặc biệt là các nước phát triển. Ví dụ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc...

Tôi cho rằng, đây là mặt trái của sự phát triển không cân bằng giữa kinh tế và xã hội, giữa kinh tế và gìn giữ môi trường... trong đó có cả các mối quan hệ giữa trẻ em và nhà trường, trẻ em và xã hội đặc biệt là trẻ em và gia đình. Việc giải quyết hiện tượng tiêu cực này trước hết phải bằng những giải pháp phòng ngừa như tôi đã trình bày ở các câu trả lời trên. Tuy nhiên, tôi muốn nhấn mạnh rằng, môi trường gia đình là quan trọng nhất đối với mỗi con người, đặc biệt là đối với trẻ em. Vì vậy, các bậc cha mẹ nên dành thời gian thoả đáng cho con em mình.

H.D - Nam 46 tuổi - Hai Duong:
- Kính chào anh Trịnh Hoà Bình, tôi hân hạnh xem anh phát biểu trên chuơng trình Chào Buổi sáng rất hay, rất tâm đắc. Tôi có điều naỳ, chưa kể cho ai, muốn tâm sự với anh. 1 tuần sau vụ 5 HS nữ ở tỉnh tôi lấy khăn đỏ buộc tay nhau rồi cùng xuống sông tự vẫn, tôi đã bắt gặp một HS nam (tôi không dạy) buộc dây thòng lọng trên cây đằng sau nhà vệ sinh truờng tôi và leo lên cây chuẩn bị tròng vào cổ. Lúc ấy đã tan học, trời sắp tối. Tôi xin phép giấu tên truờng tôi, vì lý do tế nhị. Tôi phải thuyết phục rất lâu (khuyên nhủ, mắng, hứa không để lộ chuyện) mới đưa đuợc cậu HS về nhà. Qua câu chuyện với nguời mẹ, tôi biết bố HS này đã bỏ đi gần 2 năm nay, nhà rất ngheò. Sáng hôm sau tôi đến nhà đưa cậu HS đến trường và đúng lời hứa, không kể chuyện đó với ai. Hôm nào tôi cũng tìm cách qua lớp xem em có đi học không. HS này đến lớp đều, vẫn học trung bình, nhưng tôi vẫn lo lắm. Không biết phải làm sao để giúp em vì sau đó mẹ HS này nói là cháu đã ổn, thầy không phải lo nữa. Tôi không biết tại sao các cháu còn nhỏ, chưa phải tính toán việc đời mà lại đi tìm cái chết. Sự việc này làm tôi thấy đau lòng và muốn kể anh nghe. Kính chúc anh sức khoẻ, hạnh phúc và yêu cuộc sống.
TS. Trịnh Hoà Bình: - Tôi rất tâm đắc với câu chuyện của anh. Tôi cho rằng anh đã có một hành xử rất đúng, một liệu pháp rất chuẩn đối với em học sinh nam đáng quan tâm nọ. Việc người thầy, người cô đã luôn ở bên cạnh những học sinh có thể trạng tâm lý thần kinh mỏng mảnh, dễ vỡ, dễ tiêu cực chán nản, tuyệt vọng trước nhưng sự kiện, những hiện tượng gây sốc của đời sống thực sự có ý nghĩa như là những giá đỡ, những sự vỗ về chăm chút an ủi nhằm đưa những cá thể đó trở lại trạng thái thăng bằng. Từ những sự việc đại loại như vậy, tôi cho rằng xã hội chúng ta đang cần biết mấy những trung tâm, những tổ hợp tư vấn giúp đỡ giới trẻ trước những sang chấn của cuộc sống cá nhân.

Hoang Thu Hien - Nữ 43 tuổi - Frankfurt, Đức, Nguyễn Hoàng Mơ - Nữ 23 tuổi - Nha Trang, thái thi hồng hoa - Nữ 20 tuổi - vinh,  Vo Quynh Nhu - Nữ 21 tuổi - An Khe - Gia Lai:
- Xin tư vấn cách giúp con cái tránh và thoát ý định tự tử. Trân trọng cảm ơn quý vị.
TS. Huỳnh Văn Sơn:  - Trước hết, hãy cho phép mình làm một người bạn thật sự với con cái để đồng cảm và sẻ chia. Nếu nhận thấy mình không phài là người chiếm vị trí số một với con cái thì hãy nhường ngay hoặc báo ngay với người thân còn lại.
Thứ nữa, phải tìm ra những nguyên nhân đề có thể định lượng một cách chính xác động cơ tự tử của con mình.
Kế đến
, phải tiên liệu hành vi và sự phản ứng của con cái để có thể xử lý theo một trong hai kiểu: Khẳng định với con cái rằng mình biết rất rõ ý định của con cái không phải bằng lời mà bằng ánh mắt hành vi hoặc thậm chí là những giọt nước mắt; giả vờ không quan tâm đến chuyện tự tử và từ từ gỡ rối.
Ngoài ra
, việc thay đổi môi trường sống, việc tổ chức những chuyến du lịch, tham gia các hoạt động cộng đồng một cách trực tiếp cùng với những người thân với bạn bè là những biện pháp hỗ trợ cần thiết.
Nếu vấn đề có vẻ nghiêm trọng,sự can thiệp của nhà tư vấn và thậm chí nhà trị liệu hay bác sĩ là rất cần thiết.

Do Nam - Nam 40 tuổi - Ha Noi:
- Kính chào anh Huỳnh Văn Sơn. Tôi cũng là GV ĐH, nhưng không biết cách hỗ trợ tinh thần nguời khác như anh. Tôi từng nhận được thư đẫm nuớc mắt của 1 nữ SV đã tốt nghiệp 2 năm, rụt rè, không nổi trội về học lực, ngoại hình so với các bạn trong khoa. Trong thư, cô bé viết là muốn chết, vì lúc nào cũng chỉ gặp khó khăn, từ việc tan vỡ một mối tình thời sinh viên, đến việc cố trụ lại ở HN sau khi ra truờng không thành. Trở về TP quê mình, SV này cũng xin đuợc việc trái chuyên môn, nhưng cũng không tìm thấy sự đồng cảm và tốt đẹp ở đồng nghiệp.
Nói chung là tôi thấy cô bé đang suy sụp tinh thần và muốn tự tử thật. Thế mà tôi đã chẳng làm đuợc gì, ngay 1 lá thư an ủi, khuyên răn, tôi cũng viết mãi không xong, vì tôi chỉ gặp SV này khi lên lớp, chưa từng nói chuyện riêng.
Tuy nhiên, lá thư làm tôi lo buồn rất lâu, không biết SV của tôi đã ra sao. Nếu anh là tôi, anh sẽ làm gì? Cảm ơn anh.

TS. Huỳnh Văn Sơn: -  Hoàn toàn đồng cảm với những chia sẻ của anh. Quả thật, một bức thư khuyên giải và động viên hay thậm chí là tư vấn tâm lý không phải là đơn giản. Tuy nhiên, không chắc là không được khi bản thân chúng ta cố gắng. Chỉ cần vài dòng ngắn gọn: Bên em vẫn còn có những người thân, vẫn còn có thầy cô là có thể hiệu quả rồi.

Không có nghĩa mỗi người đều chọn cho mình sở đoản thay vì chọn sở trường. Chỉ cần cô bé có tham gia trao đổi trực tuyến hôm nay hoặc anh sẽ gửi cho cô bé một tấm card với địa chỉ của một trung tâm tư vấn tâm lý thật chuyên nghiệp đã có thể chứng minh rằng anh hết lòng.

Tran Ngoc Ha - Nữ 41 tuổi - Ba Dinh, Ha Noi:
- Thưa các anh, suốt 1 năm nay tôi bị mất ngủ vì con. Đêm nào tôi cũng lo nó lẻn đi đâu đấy để tự tử. Con gái tôi năm nay 15 tuổi, là con một đuợc chiều nên lúc nào cũng uơng buớng. Mùa hè năm ngoaí, tôi đi làm về, thấy cửa mở mà chẳng thấy con đâu. Tìm khắp nơi, thấy cháu đang ngồi im trong bóng tối, trên lan can ban-công tầng 4 (chỉ rộng 15cm), lưng dựa tuờng. Tôi sợ quá kéo cháu xuống, hỏi: Không sợ rơi xuống à? thì cháu trả lời: Con định rơi xuống đấy! Sau đó, những lúc mẹ con thân mật, tôi hỏi cháu về sự việc ấy, cháu thú nhận là định chết, vì thấy sống chẳng vui gì. Tôi hỏi: điều gì làm con không vui? Cháu ko trả lời được. Tôi đã gắng tìm hiểu và làm cháu vui vẻ, hài lòng. Thấy cháu ăn học bình thuờng nhưng tôi vẫn không thể yên tâm. Tôi mất ngủ suốt, luôn thấy mơ nhũng chuyện kinh hoàng như việc tôi đã chứng kiến. Tôi không hiểu vì sao con tôi sung suớng như vậy mà lại không muốn sống...Tôi phải làm sao bây giờ? Tôi phải xin trợ giúp ở đâu? Kính xin các anh tư vấn giúp! Xin cảm ơn các anh.
TS. Huỳnh Văn Sơn: - Cuộc sống có rất nhiều màu sắc và sự sung sướng là một khái niệm rất mơ hồ. Đừng vội cho rằng sống sang giàu, có đủ điều kiện, học hành nghiêm túc là sống hạnh phúc. Ngay trong diễn biến tâm lý của cháu nhà có những điều mà chị phải tìm hiểu thêm. Tiếc quá khi chị không sử dụng cơ hội gần gũi cháu vừa rồi để tâm sự nhiều hơn, sẻ chia sâu hơn.

Hãy xem lại mối quan hệ gia đình đối với cháu. Hãy quan tâm đến nhóm bạn của cháu, hãy quan tâm đến rung động, những xúc cảm đầu tiên của cháu để có thể hiểu và tác động phù hợp. Hành vi nào cũng được chi phối bởi động cơ và vấn đề quan trọng là phải định danh được động cơ một cách chính xác.

Nguyễn Thu Huờng - Nữ 24 tuổi - Quảng Ninh:
- Tôi từng nghe về một nghiên cứu của nhà XHH Đuy-khêm về hành vi tự tử rằng: Con nguời càng bị cô lập và ít mối quan hệ ràng buộc thì càng dễ tự tử. Vậy tại sao trong xã hội hiện đại, con nguời có rất nhiều mối quan hệ ràng buộc mà tỷ lệ tự tử lại có xu huớng tăng?
TS. Trịnh Hoà Bình: - Năm 1897, Emile Durkheim công bố tác phẩm nổi tiếng ''Tự tử'' và gây nên tiếng vang lớn trong giới hoạt động xã hội và nghiên cứu. Ông đã đóng góp cách tiếp cận mới về tự tử: Nhìn tự tử từ các yếu tố, khía cạnh xã hội thay vì chỉ là tâm lý. Durkheim đã phân ra 4 loại tự tử (Tự tử ích kỷ, Tự tử vị tha, Tự tử phi chuẩn mực và Tự tử cuồng tín).

Theo đó, con người ta khi càng bị cô lập và ít ràng buộc thì càng thấy số phận mình mong manh hơn, cuộc đời mình tuyệt vọng hơn mà dễ đi đến tự tử. Việc trong xã hội hiện đại con người ta có nhiều mối quan hệ ràng buộc hơn là xã hội tiền hiện đại mà tự tử lại có xu hướng tăng cần thiết phải được cắt nghĩa nhiều hơn từ kiểu loại tự tử phi chuẩn mực: Tự tử trong tình huống nhiễu loạn, hỗn độn, khủng hoảng, cá nhân rơi vào trạng thái mất phương hướng... cũng như từ kiểu loại tự tử thứ 4, Tự tử cuồng tín: Tự tự do niềm tin mù quáng, do bị kiểm soát điều tiết gắt gao, trừng phạt quá nặng nề về mặt hệ giá trị và chuẩn mực. Điều này có thể được nhìn nhận như là tổng thành những áp lực của đời sống xã hội gia tăng đã tác động hết sức mạnh mẽ những cá thể mỏng mảnh, yếu ớt không mạnh về ý chí...

Có thể nói gọn lại xã hội hiện đại phát triển bên cạnh việc đưa lại những giá trị mới, đòi hỏi các cá nhân phải chuyển đổi cho tương thích với nó thì đồng thời cũng làm cho một bộ phận các cá nhân không thích nghi được dẫn đến xung đột thậm chí đoạn tuyệt với đời sống xã hội. Chúng ta đừng có kỳ vọng rằng sẽ có một xã hội lý tưởng và toàn bích để cho giới trẻ, và không chỉ có giới trẻ đi đến tự tử nữa.

Nguyễn Quang Chính - Nam 27 tuổi - Thành phố Bắc Ninh:
- Tôi muốn hỏi tại sao các vụ tự tử ở giới trẻ Việt Nam ngày càng tăng? Nguyên nhân liệu có phải do chất lượng giáo dục của ta còn yếu kém trong việc giáo dục tư tưởng, lối sống và sự hoà đồng với xã hội hay không?
Ông Nguyễn Đình Thiết: - Mời bạn xem câu trả lời của TS. Trịnh Hoà Bình.

Xin được giấu tên - Nam 21 tuổi - HCM - VN:
- Nếu sau buổi phỏng vấn trực tuyến này, có một người trẻ vẫn không giải tỏa được nỗi lòng và tự tử, ông nghĩ sao?
TS. Huỳnh Văn Sơn: - Giải toả cảm xúc không phải chỉ là chuyện "lấy ra, bỏ vào". Duyên gặp gỡ trong buổi giao lưu trực tuyến này chỉ là duyên ban đầu, chắc chắn sự gặp gỡ một cách trực tiếp sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn, sâu hơn. Giải toả nỗi lòng và tự tử đòi hỏi cá nhân phải có nội lực thực sự. Hy vọng rằng chúng tôi chỉ làm tốt nhất ở trách nhiệm của mình là khơi gợi nội lực. Gặp gỡ để làm việc chuyên nghiệp, tại sao không?

Dương Bình Hạnh Nguyên - Nữ 17 tuổi - daklak:
- Cháu năm nay học lớp 12. Ba mẹ cháu không bao giờ hiểu cháu. hay bị mắng, gặp khó khăn, bế tắc, nhiều lần cháu nghĩ đến cái chết. Vì cháu nghĩ: chết là hết không phải lo gì nữa. Có cách nào để cháu không phải nghĩ đến việc đó khi thấy uất ức? Cháu xin cảm ơn.
TS. Huỳnh Văn Sơn: - Sự yêu cầu cao và sự đối xử của bố mẹ chưa làm hài lòng em. Đó có thể là một sự thật, nhưng chính em phải tự đặt câu hỏi: Em đã cố gắng hết sức hay chưa.
Khi uất ức, có nhiều biện pháp để có thể trải nỗi lòng mình. Viết nhật ký, xé vụn giấy, dùng bút vẽ những hình thù khác nhau... chắc chắn nỗi buồn của em có thể vơi đi.

Để quan hệ của em và cha mẹ tốt hơn, em phải cố gắng để khẳng định rằng mình nỗ lực rất nhiều. Chọn một cơ hội tốt nhất để bày tỏ lòng mình nhằm làm cho cha mẹ và em có thể tiến gần nhau hơn.

Nguyễn hồng Anh - Nam 21 tuổi - pleiku gia lai:
- Thưa tiến sĩ Hòa Bình, làm cách nào để giáo dục cho trẻ vị thành niên ý thức được việc làm đó khi các em đã bước vào những bước đường cùng không có lối thoát???
TS. Trịnh Hoà Bình: - Tôi không rõ ''việc làm đó'' là việc làm gì, cứ xem như là việc tự mình kết thúc cuộc sống đi thì trách nhiệm đang đặt ra cho toàn xã hội trước hết là các thiết chế gần gũi nhất đối với các trẻ vị thành niên: Gia đình, nhà trường, các đoàn thể.... Chúng ta vẫn nói rất nhiều về việc thanh niên, vị thành niên đang thiếu hụt một cách ghê gớm các kỹ năng sống và càng không thể nói gì về việc rèn luyện bản lĩnh sống ''là mình''. Có lẽ chúng ta cần thiết phải khởi động từ đấy. Tôi cho rằng xét đến cùng để giải quyết được việc cá thể nào đó quyết định từ bỏ cuộc sống theo cách không bình thường (tự tử) vẫn là việc giải quyết cho được mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội.  

ĐINH VĂN TUẤN - Nam 26 tuổi - SỐNHAF 17,PHAN ĐÀ,KHỐI 8 VINH NGHỆ AN:
- Thưa TS.Sơn, có mối liên hệ khoa hoc nào giữa việc tự tử và tâm sinh lý con người hay không?
TS. Huỳnh Văn Sơn: - Khi quyết định tự tử, con người thường rơi vào trạng thái khủng hoảng. Không thể kiểm soát hành vi, tâm lý bất an, nhu cầu tự giải thoát thường bị đấy lên đến đỉnh...Đây chính là những biểu hiện chứng minh yếu tố tâm lý đã dẫn đến hiện tượng tự tử.

Cho tới bây giờ chưa có những nghiên cứu sâu về mối quan hệ giữa gien với sự tự tử cho nên yếu tố chủ yếu dẫn đến hành động tự tử thường được quy về nguyên nhân tâm lý là chủ yếu. Lẽ dĩ nhiên, yếu tố tâm lý dựa trên cơ sở sinh lý như là một nền tảng.

NGUYEN QUANG VIEN - Nam 27 tuổi - THI XA DONG XOAI TINH BINH PHUOC:
- Chúng ta xem tự tử trong giới trẻ là vấn đề, vậy ông đánh giá mức độ của vấ đề này?
Ông Nguyễn Đình Thiết: - Trước hết cần hiểu rằng, tự tử là một hiện tượng không bình thường của cuộc sống. Ở một xã hội đang phát triển và biến đổi không ngừng, nhu cầu của con người rất đa dạng, và mỗi người có những giải pháp cho cuộc sống của mình cũng rất khác nhau và trước hết họ phải tự chịu trách nhiệm đối với cuộc sống của mình.

Lê Mạnh Dũng - Nam 19 tuổi - Ngọc Lạc Thanh Hóa:
- Ý định chết thường xảy ra rất nhiều trong tâm lý học sinh sinh viên những khi tuyệt vọng, dù có thành hiện thực hay ko, phụ thuộc vào ý chí và nghị lực vượt qua của từng người. Vậy ông có nghĩ rằng nên có thêm những môn học để giúp học sinh rèn luyện thêm về vấn đề này không ?
Ông Nguyễn Đình Thiết: - Tôi nghĩ bản thân câu hỏi của anh đã là câu trả lời rồi.

Soạn: AM 891545 gửi đến 996 để nhận ảnh này

giang - Nam 23 tuổi - hanoi:
- Tôi mới tốt nghiệp một truờng ĐH ở TPHCM nhưng bố mẹ tôi dứt khoát bắt tôi về Hà Nội làm việc cho gần GĐ, trong khi đã có nơi ở TP.HCM nhận tôi vào làm. Ông bà đã lo tiền một chỗ chắc chân để tôi có đuợc 1 việc làm. Bố mẹ tôi nói rằng nếu tôi vào TP.HCM ông bà sẽ từ tôi. Tôi đã từng nghĩ đến cái chết để giải toả bức xúc. Tôi nên làm thế naò?
 TS. Huỳnh Văn Sơn: -  Làm việc ở đâu cũng là cống hiến. Làm việc bất kỳ nơi nào cũng có những niềm vui và nỗi buồn đan xen nhau. Quyết định của bạn phải dựa trên nhiều yếu tố: Mức lương, chuyên ngành, sự thăng tiến, triển vọng... và đặc biệt là thực tế của gia đình bạn. Nếu không thể quyết định ngay, bạn vẫn có thể thuyết phục theo kiểu mưa dầm thấm lâu sau khi cân nhắc kỹ lưỡng. Bạn cũng có thể kéo dài thêm thời gian quyết định bằng cách tìm một lý do thật sự hợp lý (học bằng 2, học thêm chứng chỉ ...).

Tuy nhiên, cũng nên nhớ rằng, việc chọn người và người phải chọn việc thì hiệu quả làm việc mới thật sự cao. Đừng vì cái tôi quá lớn để cứ luôn luôn muốn làm theo ý mình, mà quên rằng lời gợi ý của bố mẹ xuất phát từ tình thương, trách nhiệm và cả một kinh nghiệm sống đáng trân trọng. Đừng ép lòng mình vội, đừng để ý nghĩ tự tử chớm nở thêm một lần nữa. Vì chuyện này vẫn có thể giải quyết nhẹ nhàng êm thấm.

Hoàng văn Công - Nam 22 tuổi - Định Công - Hoàng mai - Hà Nội:
- Bạn của em (cũng là SV) chỉ vì muốn giúp gia đình, đã vay tiền của các bạn để làm kinh doanh nhưng làm ăn thua lỗ, Giờ bạn ấy không có tiền trả nợ, suốt ngày nghĩ quẩn, không ăn uống và hay nghỉ học. Em sợ bạn sẽ làm những chuyện dại dột. Xin hãy cho bạn em lời khuyên.
TS. Huỳnh Văn Sơn: - Thua lỗ tiền bạc vẫn có thể trả nhưng thua lỗ tình người thì thực sự rất khó có thể lấy lại. 22 tuổi - tuổi quá đẹp để có thể bắt đầu cho những dự định mới. Tại sao lại vội vàng nghĩ quẩn khi chính mình còn rất nhiều cơ hội trong cuộc sống.

Máu kinh doanh có thể đồng hành với bạn ấy. Ngạn ngữ Trung Quốc có câu: "Người không biết cười thì đừng nên mở tiệm". Hãy động viên bạn của bạn nở nụ cười thường xuyên thì nhu cầu sống, nhu cầu kinh doanh sẽ quay trở lại. Nợ nần tiền bạc có thể trả, nhưng nợ niềm tin bị vội vàng đi vắng thì không gì có thể lấy lại được. Hãy nói với bạn ấy rằng, bạn rất tin bạn ấy; những người thân cũng tin bạn ấy; và những anh chị trong chương trình giao lưu trực tuyến hôm nay cũng rất tin bạn ấy. Chúng tôi luôn đồng hành cùng bạn.

Tran Phuong - Nam 41 tuổi - Tokyo, Nhat Ban, lê việt dũng - Nam 20 tuổi - HÀ NỘI:
- Ông có nghĩ áp lực đời sống hiện đại là nguyên nhân làm gia tăng tự tử trong giới trẻ? Ông nghĩ gì về tác động của các hành vi của nguời lớn (cô giáo bắt học sinh liếm ghế, cán bộ mua dâm vị thành niên, cha mẹ ly dị và phim ảnh bạo lực...) đến ý định tự tử của nhiều thanh thiếu niên?
TS. Trịnh Hoà Bình: - Tôi chia sẻ ý tưởng nằm sâu trong câu hỏi của anh. Áp lực đời sống hiện đại là một trong những nguyên nhân nhưng xin nhớ rằng cũng trong một cảnh huống tương tự thì mỗi cá nhân đã xử sự khác nhau, người tự tử, người chiến đấu để sống mạnh mẽ hơn (đương nhiên còn có cơ may và điều kiện nữa...). Như vậy, từ bình diện tâm lý - thần kinh trong rất nhiều trường hợp các cá thể nào đó đã rơi vào tình trạng bệnh lý. Chỉ có quan niệm như thế chúng ta mới lý giải được trong cùng một hoàn cảnh con người ta đã hành xử khác nhau.

Không thể phủ nhận được rằng các tác động xấu trong hành vi của người lớn như bạn đã nêu trong câu hỏi đều ít nhiều dẫn đến những ý định tiêu cực của giới trẻ bởi lẽ người Việt chúng ta từ xưa đến nay vẫn thực hành giáo dục con trẻ bằng biện pháp Nêu Gương. Một khi Người Lớn không đáng mặt để con trẻ tôn thờ, ngưỡng mộ thì rất dễ sụp đổ thần tượng, phủ định giá trị, thậm chí tuyệt vọng trước sự sống... Và theo logich đó, hành vi tự tử của thanh thiếu nhiên giống như một sự tảy chay cuộc sống.

Trần Thị Vân Thanh - Nữ 36 tuổi - 80 Trieu Viet Vuong - HN:
- Theo như cha mẹ, giáo viên, và các bạn bè, nhiều thanh thiếu niên tự tử trong thời gian tâm sinh lý rất bình thuờng..., sao sự việc vẫn dẫn đến như vậy? Nhà Xã hội học TS Trịnh Hòa Bình có thể lý giải?
TS. Trịnh Hoà Bình: - Tôi cho rằng chính ở điểm này - cái sự bình thường ấy chính là sự rất không bình thường của xã hội, của cộng đồng. Vì sao tôi nói điều đó? Các thiết chế, các tổ chức đã rất hời hợt trong việc ''nắm'' những thành viên của mình. Chỉ đến khi sự việc đã rồi (thanh thiếu niên tự tử) mọi người mới choàng tỉnh ra để xoát xét lại những hành vi vốn tưởng là bình thường nhưng hoá ra chẳng hề bình thường một chút nào cả, (ví như ít nói, ít tiếp xúc, ít thể hiện, lặng lẽ trong sinh hoạt....).

tuhungphe - Nam 28 tuổi - Thủ Đức- TP Hồ Chí Minh:
- Với vai trò là Vụ truởng Vụ trẻ em, ông đã và đang làm gì truớc tình hình giới trẻ tự tử ở Việt Nam ngày càng gia tăng. TRong thời gian vừa qua, tôi thấy vai trò của Uỷ ban dân số- gia dình- trẻ em Việt Nam còn mờ nhạt, các hoạt động chưa đạt hiệu quả như mong muốn. ông nghĩ gì về vấn đề này?
Ông Nguyễn Đình Thiết: - Vụ trẻ em là cơ quan quản lý nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (công dân dưới 16 tuổi). Theo nghĩa đó, chúng tôi rất quan tâm và tự cảm thấy mình phải có trách nhiệm với những vấn đề của trẻ em. Chúng tôi đã triển khai nhiều nội dung hoạt động như đã kể trên không riêng gì việc trẻ em tự tử gần đây mà còn nhiều hoạt động khác liên quan đến các nhóm đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. 

Mỗi người có cảm nhận khác nhau về cấp độ, tính chất, vai trò của Uỷ ban dân số gia đình trẻ em Việt Nam. Tôi rất mong bạn hãy quan tâm hơn đến những phần việc mà cơ quan chúng tôi đã thực hiện trong khoảng thời gian qua. Tôi sẵn sàng đối thoại trực tiếp với bạn trong thời gian gần nhất.

Phạm Ngọc Tân - Nam 27 tuổi - tp Buôn ma thuột:
- Chúng cháu rất muốn có những nơi, những văn phòng giúp chúng cháu giải tỏa những rắc rôi thườn gặp, nhất là những khi gặp thất bại trong cuộc sống. Xin chú cho cháu địa chỉ.
Ông Nguyễn Đình Thiết:-  Mời cháu đến các cơ quan thuộc Uỷ ban Dân số Gia đình và Trẻ em các cấp hoặc Đường dây Tư vấn và Hỗ trợ trẻ em. Số máy: 18001567 

đinh văn chính - Nam 22 tuổi - sảo hạ/ quang lãng / phu xuyen / hà tây:
- Cho em hỏi tỷ lệ thất tình dẫn đến tự tử ở Việt Nam có cao không? Em đọc trên báo cũng thấy có nhiều vụ tự tử vì thất tình hiện tại em đang trong trạng thái như vậy. Xin hãy cho em lời khuyên.
TS. Trịnh Hoà Bình: - Tôi nghĩ rằng tỉ lệ đó là không cao. Những điều mà bạn đọc thấy chỗ này, chỗ khác người ta tự tử vì tình ít nhiều đã gây nên những xao động, những băn khoăn cho không chỉ bạn đâu. Nhưng xin nhớ rằng ý nghĩa của đời sông không chỉ được quy định bởi mỗi một mối tình duy nhất nào đó. Chúng ta cũng đừng có ý nghĩ rất ''cải lương'' rằng một ''nàng'' nào đó sinh ra chỉ để cho một ''chàng'' nào đó.

Bản thân chúng ta có thể xứng đáng với... hơn một người chứ. Chỗ này tôi không bênh vực cho những hiện tượng ngoại tình đâu, nhưng rõ ràng là người ta sinh ra đâu có bị ràng buộc rằng phải nhất thiết thuộc ''đứt'' về một người nào đó. Bạn thất tình ư? Hãy cố gắng sống cho xứng đáng để rồi sẽ có một người yêu tuyệt vời hơn cái kẻ đã gây ra những xang chấn trong đời sống tình cảm của bạn. Chúc bạn vượt qua những khó khăn rất tạm thời đó!

Nguyễn Thái Ngọc - Nam 22 tuổi - Hà Nội:
- Việc dặt áp lực lên trẻ em của cha mẹ 1 cách quá đáng có được coi là phạm pháp không?
Ông Nguyễn Đình Thiết: - Trẻ em có nhu cầu tìm bạn để chia sẻ những tâm tư, tình cảm của mình. Cha mẹ đóng vai trò rất quan trọng đối với các em vì cha mẹ vừa là người huấn đạo, vừa là người chia sẻ, người dìu dắt các em với tư cách như một người bạn của con em mình. Việc gây ra những áp lực quá sức của lứa tuổi các em thường mang lại những hậu quả khôn lường.

Nhân đây tôi cũng muốn trả lời bạn Ngô Thị Khánh Hà, không thể có một giải pháp đơn lẻ nào mà cần có nhiều giải pháp từ nhiều kênh khác nhau để giúp các em có suy nghĩ tích cực trong việc giải quyết các tình huống trong cuộc sống của mình.

Nguyễn Ngọc Oánh - Nam 28 tuổi - Tổ 6 - Thịnh Liệt - Hoàng Mai Hà Nội:
- Tôi nghe nói rất nhiều đến "Vấn Nạn" tự tử của thanh thiếu niên Việt Nam thời gian gần đây, vậy cho tôi xin hỏi : Liệu có những kết luận nào về tâm lý giới trẻ bây giờ chưa? có nên có những buổi giao lưu tọa đàm của từng địa phương giao lưu với tất cả các bà mẹ, ông bố không? có nên có các hoạt động vui chơi của đoàn đội trong đó có gắn nội dung lành mạnh giao dục chung cho thanh thiếu niên không?.
Ông Nguyễn Đình Thiết: - Mời bạn vui lòng đọc các câu trả lời trên

huyenxahoihoc6 - Nữ - Hung Yen:
- Em chào thày Trịnh Hòa Bình, có lẽ thày nhận ra em chứ ạ? Em muốn hỏi thày câu này: hiện nay có ý kiến cho rằng tự tử là một vấn nạn xã hội, thày nghĩ sao về khái niệm này?
TS. Trịnh Hoà Bình: - Chào em - Đỗ Thị Huyền! Chữ ''vấn nạn'' xem chừng không ổn lắm. Nên chăng chúng ta chỉ nhìn nhận nó là một hiện tượng xã hội, một vấn đề xã hội đang thu hút sự quan tâm rộng rãi của cộng đồng, nhất là với giới xã hội học.

Còn vấn nạn xã hội, chúng ta nên dành cho những hiện tượng nào hàm nghĩa gần với gì đó như là tệ nạn hơn, nhức nhối hơn. Vấn đề tự tử xã hội chỉ thu hút sự quan tâm, sự băn khoăn và đánh thức ý thức trách nhiệm của cộng đồng, của mỗi cá nhân chứ không hàm nghĩa ''lên án'' cá nhân nào đó, nhóm nhỏ nào đó... tự lựa chọn hình thức dứt bỏ cuộc sống.

Lê Thị Kim Hoa - Nữ 42 tuổi - Quận Hai Bà Trưng:
- Ông có cho rằng: nạn "lên lớp" hết cả giờ học cho những học sinh mắc lỗi, gây ảnh huởng tâm lý đến những học sinh khác đang gia tăng trong các truờng học? Đó có phải là "Bạo lực học đuờng " không? Vụ của ông có cần phải can thiệp gì không???
Ông Nguyễn Đình Thiết: - Ta nên hiểu thế nào khái niệm nạn ''lên lớp'' mà bạn nêu ra? Thầy cô giáo nhắc nhở, khuyên nhủ học sinh có phải là ''lên lớp'' không? Khi chưa xác định rõ ràng khái niệm này, thì rất khó đưa ra những giải pháp thích hợp.

Lê Thị Kim Hoa - Nữ 42 tuổi - Quận Hai Bà Trưng:
- Ông có cho rằng lứa tuổi 14-16 đang thay đổi tâm lý.Trẻ con cũng chịu áp lực nhiều không kém gì nguời lớn. Hiên nay chúng ta đang bỏ ngỏ lĩnh vực này không? Chúng ta phải làm gi khi mà giáo dục trong gia đình Việt không "nề nếp " như cũ, Giáo dục xã hội chưa có các trung tâm tâm lý " Như Tây"
Ông Nguyễn Đình Thiết: - Khi xã hội đang có những thay đổi mạnh mẽ, tất nhiên sẽ tác động đến tâm lý của các thành viên trong xã hội đó theo hai hướng tích cực và tiêu cực. Trước những thay đổi đó, gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng.

Nguyễn Văn Tuấn - Nam 21 tuổi - văn giang hưng yên:
- xin được hỏi ông trên thế giới những vụ tử ở lứa tuổi thanh thiếu niên thường vì lí do gì và nó có giống với ở VIỆT NAM khônng?
TS. Trịnh Hoà Bình: - Nguyên nhân tự tử có rất nhiều, về đại thể, Việt Nam không xa khác với thiên hạ bao nhiêu. Nhưng tựu trung lại, vẫn là những vấn đề xung đột giữa cá nhân và xã hội (cụ thể là: xung đột trong đời sống gia đình, trắc trở trong tình yêu, bi kịch trong việc làm, áp lực trong học hành, thăng tiến, thất bại trong thi cử, bệnh tật, vỡ nợ, phạm tội, bước đường cùng...). Tự tử cần được nhìn nhận như một biểu hiện bất ổn của đời sống xã hội, hậu quả của xung đột giữa cá nhân và xã hội (gia đình, cộng đồng, nhóm) chứ không phải đơn thuần là những bi kịch cá nhân.

nguyenmuc dong - Nam 25 tuổi - ha noi:
- Thanh thiếu niên dễ tìm cái chết khi gặp khó khăn, phải chăng do nước ta còn quá ít các chuyên gia, đường dây tư vấn, phòng khám về tâm lý? Theo cháu các trường học có một bác sĩ tâm lý trong thời buổi hiện nay là họp lý, ý chú thế nào ạ?
Ông Nguyễn Đình Thiết: - Tôi nghĩ là, rất cần đến những chuyên gia tâm lý, phòng khám chữa bệnh tâm lý trong đời sống hiện đại. Tuy nhiên, việc bố trí ở cấp độ nào, cộng đồng hay nhà trường còn tuỳ điều kiện cụ thể. Nhưng trong bất cứ hoàn cảnh nào, bố mẹ và thầy cô giáo vẫn là những chuyên gia tâm lý đầu tiên và quan trọng nhất.

ngocbi82@yahoo.com - nữ 24 tuổi - thanh xuan:
- Xin hỏi TS. Trịnh Hoà Bình: chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy một thực tế là: ở hầu hết các quốc gia phát triển thì tỷ lệ tự tử chiếm con số cao hơn so với các nuớc kém phát triển mà Nhật Bản là một điển hình. Với tư cách là một nhà XHH ông nhận định như thế nào về tình trạng này nếu nền kinh tế Việt Nam không ngừng phát triển? Giải pháp là gì?
TS. Trịnh Hoà Bình: - Xã hội tăng trưởng và phát triển không phải là tiêu chí để đình hoãn hay xoá bỏ hiện tượng tự tử của các cá nhân, các nhóm. Trong quá trình phát triển hàng loạt các vấn đề nảy sinh vừa đa diện, vừa phức tạp, các cá nhân không tìm thấy sự tương thích của mình đối với xã hội trong không ít trường hợp là tuyệt vọng, là bi kịch khủng khiếp dẫn đến mất lòng tin ở mình, ở cộng đồng... Đó là căn nguyên của hiện tượng, của xu hướng tự tử trong xã hội đương đại. Rõ ràng là, Nhật Bản, Thuỵ sĩ là những quốc gia phát triển, có đời sống mọi mặt rất cao nhưng con số cá nhân tự tử không hề thấp là những minh chứng hùng hồn nhất.

VN trong quá trình phát triển cũng đứng trước những thách thức tương tự. Vấn đề đặt ra là chúng ta tiếp thu bài học của các quốc gia, các khu vực đó như thế nào trong vấn đề tự tử của các cá nhân. Nếu có thể bàn về các giải pháp thì chúng ta cần thiết có những nghiên cứu rất cơ bản về tự tử ở VN để có thể có các cơ sở khoa học, có sức thuyết phục để xây dựng một chương trình quốc gia phòng chống tự tử tại cộng đồng tiến tới hình thành những trung tâm, những tổ chức, hoàn chỉnh những khuyết sách đối pháp hữu hiệu và bền vững đối với vấn đề tự tử.

Kính thưa quý vị, do quỹ thời gian của các khách mời hạn hẹp , VietNamNet chưa thể đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, chia sẻ của tất cả quý vị. Những cảm xúc, đề nghị của quý vị chưa được các khách mời giải đáp sẽ được gửi sớm tới dư luận và các cơ quan chức năng. 
 

Trong khuôn khổ của một cuộc giao lưu, dù chưa thể tìm ra ngay những giải pháp cụ thể hữu hiệu như mong muốn, nhưng chúng ta đã ít nhiều thay đổi nhận thức chưa đúng của một số bạn trẻ về giá trị, ý nghĩa và niềm tin cuộc sống. Hơn nữa, gióng lên tiếng chuông nhắc nhở về tình yêu thương, sự sẻ chia và trách nhiệm cần có của xã hội, nhà trường, gia đình với giới trẻ. Để không còn những cái chết trẻ không đáng có.
 
Cùng các khách mời, VietNamNet trân trọng cảm ơn quý vị đã gửi câu hỏi và tham gia cuộc giao lưu.

  • VietNamNet
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,