221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
914214
27/3 - 9/4: Cắt điện luân phiên trên toàn quốc
1
Article
null
27/3 - 9/4: Cắt điện luân phiên trên toàn quốc
,

Kể từ hôm qua, 27/3, cho đến ngày 9/4 tới, các Cty Điện lực các tỉnh, thành phố tiếp tục phải triển khai lệnh “tiết giảm phụ tải” (tức cắt điện) một lượng điện 400 MW.

d
Ảnh minh hoạ
Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam ( EVN) cho biết như vậy chiều 27/3. Lý do là thiếu điện toàn hệ thống do Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 phải ngừng 1 tổ máy để sửa chữa.

Vậy là sau đợt cắt điện luân phiên do Nhà máy điện Phú Mỹ 3 sau khi sửa chữa lại tiếp tục gặp sự cố (từ 23-26/3), nhiều khu phố, công sở, nhà máy ở các  địa phương tiếp tục bị cắt điện trầm trọng hơn.

Hiện tại, tất cả các nhà máy, tổ máy phát điện có thể chạy được đã chạy hết công suất; EVN đã buộc phải chỉ đạo đổ dầu DO để chạy các nhà máy nhiệt điện chạy khí không chỉ vào giờ cao điểm mà cả giờ thấp điểm cho dù, việc này có thể gây lỗ cho EVN. 

Phó Tổng Giám đốc EVN Đinh Quang Tri cho biết như vậy. Theo ông Tri, việc phải liên tục “tiết giảm” điện trên diện rộng trong mấy ngày qua và trong thời gian tới là “bất khả kháng” do sự cố lại xảy ra ở Nhà máy điện Phú Mỹ 3 (NM có công suất rất lớn).

Tình hình còn trầm trọng hơn khi hôm qua (27/3)  một tổ máy của Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2 lại phải ngừng phát điện lên hệ thống để sửa chữa định kỳ.

“Không thể lùi được thời gian sửa chữa tổ máy nữa vì trong hợp đồng  của EVN với chủ đầu tư đã quy định rõ thời điểm phải dừng, sửa chữa, bảo dưỡng” - Ông Tri nói.

Chiều qua (27/3), Phó Giám đốc Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (TTĐĐHTĐ) Ngô Sơn Hải khẳng định thông tin về việc tiếp tục phải cắt giảm phụ tải cho dù mức tăng trưởng phụ tải đã giảm xuống đáng kể: khoảng 12,3% (trong khi tháng 1 mức tăng phụ tải là 20% và trung bình từ tháng 1 đến nay là 15%), nhờ những cố gắng tiết kiệm điện trên cả nước từ đầu tháng đến nay.

Cũng theo ông Hải, không thể gắng bỏ qua việc sửa chữa, bảo dưỡng các nhà máy nữa vì như thế  “rất không an toàn” cho việc cung ứng điện trong các tháng 4, 5 và 6 - giai đoạn căng thẳng nhất về cung ứng điện trong năm.

Theo con số của TTĐĐHTĐ đưa ra, lượng nước về các hồ chứa thủy điện đang ở mức rất thấp. Lưu lượng nước về từ đầu tháng 3 đến nay ở Nhà máy thủy điện Hòa Bình chỉ đạt 203 m3/s, mức nước hồ Hoà Bình thấp hơn cùng kỳ 3,83 m - thấp nhất  trong vòng 100 năm trở lại đây.

Cũng theo ông Hải, đáng lo hơn là lẽ ra theo đúng kế hoạch thì ngày 27/3 Nhà máy điện Cà Mau (công suất trên 500 MW) cũng đã phải vận hành và phát điện lên lưới nhưng đã không thực hiện được. Nhưng nếu nhà máy này sắp tới vận hành thì khả năng cung ứng điện một cách ổn định cũng chưa chắc chắn!

Nhà máy nhiệt điện Uông Bí mở rộng (công suất 300 MW lẽ ra đã phải vận hành từ hơn 1 năm qua) nhưng  cách đây mấy hôm chạy thử một tổ máy 80 MW nhưng ngay sau đó cũng lại sự cố, phải dừng phát chưa biết chắc đến bao giờ có thể phát điện lên lưới. Nhà máy điện Cao Ngạn cũng chạy  rất  phập phù.

Theo ông Hải thì, tất cả cho thấy tình hình còn có thể rất khó khăn trong vài tháng tới, nhất là nếu cuối tháng 5, lũ tiểu mãn chưa về hồ Hòa Bình.

Vậy là “cuộc khủng hoảng điện” mới đã bắt đầu dù chưa đến thời điểm căng thẳng nhất của mùa khô 2007. Việc cắt điện luân phiên diễn ra liên tục, thường xuyên, trên qui mô lớn đã gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của người dân và trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp - nhất là các doanh nghiệp hiện còn xen lẫn trong các khu dân cư, không nằm ở các khu công nghiệp tập trung.

Phó Tổng Giám đốc EVN cho rằng, không phải EVN không nhìn thấy trước vì các tổng sơ đồ phát triển điện đã được Tập đoàn này liên tục điều chỉnh nhưng tốc độ phát triển kinh tế quá cao khiến cho phụ tải tăng quá nhanh làm cho việc cung ứng điện ở Việt Nam đã giống như ở  Trung Quốc thời kỳ phát triển “nóng” (1993-2005). 

Theo Tiền phong

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,