221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
938856
Buông lỏng quản lý, dịch cúm gia cầm bùng phát
1
Article
null
Nghệ An:
Buông lỏng quản lý, dịch cúm gia cầm bùng phát
,

(VietNamNet) - Theo báo cáo của Chi cục Thú y tỉnh Nghệ An, đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh đã có 5 điểm phát dịch. Nguy cơ tiềm ẩn phát dịch ở một số địa phương khác vẫn có khả năng tái diễn. Thế nhưng, điều tắc trách là trong khi Nghệ An được liệt vào danh sách “nóng” thì vai trò quản lý, tham gia chống dịch của các cơ quan chức năng tỉnh này còn quá buông lỏng

Cả bên trong lẫn bên ngoài chốt kiểm dịch Bến Thủy đều vắng ngắt. (Ảnh: Hoành Sang)

So với các tỉnh thành trong cả nước xảy ra đại dịch cúm H5N1 như Cà Mau, Hải Dương, Vĩnh Phúc… thì Nghệ An vẫn được xem là “điểm nóng” bởi tốc độ lây lan, phát triển của mầm bệnh dịch khá nhanh chóng.

Ngày 1/5/2007, điểm phát dịch đầu tiên xảy ra trên địa bàn tỉnh Nghệ An là tại xóm 2, xã Diễn Thọ (huyện Diễn Châu). Tiếp đó, dịch cúm H5N1 tiếp tục tái phát tại Thị trấn Hưng Nguyên; xã Nghi Hoa (huyện Nghi Lộc); xóm 11 xã Văn Thành, xóm 10 xã Nhân Thành (huyện Yên Thành); huyện Quỳnh Lưu… 

Hiện, trên địa bàn tỉnh đã có 18 xã thuộc 5 huyện, thị trấn có gia cầm ốm, chết có dấu hiệu nhiễm bệnh cúm. Tổng số gia cầm ốm: gần 1.100 con; 1.120 con đã chết. Cục Thú y phối hợp với các cơ quan chức năng tiêu hủy hơn 4.100 con. Trong đó, địa phương có số lượng đàn gia cầm tiêu hủy nhiều nhất là huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu. Các ngày 5, 9, 20/5 tại xã Quỳnh Bá (huyện Quỳnh Lưu), các cơ quan chức năng đã phát hiện và tiêu hủy hơn 6.300 con gia cầm. 

Tổng số lượng vắcxin do Chi cục Thú y dùng tiêm dự phòng trong 2 đợt đối với tất cả đàn gia cầm trên địa bàn tỉnh đã vượt qua ngưỡng 7,3 triệu liều. Trong khi đó Chi cục chỉ đăng ký với Cục Thú y Trung ương 6 triệu liều. Như vậy, nếu cứ tiếp diễn đà dịch như hiện nay thì nguy cơ thiếu vắcxin là điều chắc chắn sẽ xảy ra đối với Nghệ An. 

Kiểm dịch kiểu đối phó! 

Ông Trần Minh Hạnh - Phó Chi cục Thú y tỉnh khẳng định: “Tỉnh Nghệ An cũng đã có công văn chỉ đạo kiên quyết việc dập dịch, thậm chí sẵn sàng kỷ luật bất cứ tuyến cơ sở nào lơ là, buông lỏng quản lý đàn gia cầm trên địa bàn tỉnh”.

Cũng theo ông Hạnh thì Chi cục đã phối kết hợp với một số ban ngành thực hiện nghiêm túc chỉ đạo, lập chốt chặn kiểm dịch tại các trục đường ra vào các thôn, nghiêm cấm vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm ra, vào nơi có dịch. Thậm chí, sẽ thanh tra nguồn gốc gia cầm tại các gia đình chăn nuôi bị bệnh; thống kê tổng đàn vịt, tiến hành tiêm bổ sung những đàn chưa được tiêm trong đợt 1, 2. 

Trong khi đó, ông Hạnh khẳng định như đinh đóng cột: các trạm kiểm dịch đều có 1, 2 kiểm dịch viên đứng gác! (Ảnh: Hoành Sang)

Ông Hạnh khẳng định như đinh đóng cột: các trạm kiểm dịch đều có 1, 2 kiểm dịch viên đứng gác! (Ảnh: Hoành Sang)

Báo cáo của Ban chỉ đạo Phòng chống dịch cúm gia cầm tỉnh ngày 26/5 thể hiện: “Nhìn chung công tác kiểm dịch động vật được thực hiện nghiêm túc. Các trạm kiểm dịch được tăng cường thêm lực lượng công an chốt trực 24/24h. Các trạm thú y huyện đều có 1-2 kiểm dịch viên phụ trách công tác kiểm dịch trên địa bàn huyện”.

Tuy nhiên, trái hẳn với những lời có cánh của ông Hạnh, PV VietNamNet đã tận mắt chứng kiến, việc thực hiện kiểm dịch tại các chốt chặn còn quá lơ là buông lỏng, chỉ nặng tính hình thức, đối phó.

Tại Trạm kiểm dịch Bến Thủy (TP. Vinh), các nhân viên kiểm dịch chỉ làm mỗi nhiệm vụ “ngồi chơi xơi nước”. 11h30 ngày 28/5, chúng tôi có mặt để “giám sát” việc thực hiện kiểm dịch tại đây theo như lời ông Hạnh khẳng định với báo giới và với các cơ quan chức năng thì điều ngạc nhiên đến khó hiểu là nhân viên tại đây “lặn”… mất hút. Chốt kiểm dịch nằm trống không, tịnh không một bóng dáng nhân viên của Chi cục Thú y. Phóng viên thoải mái ghi hình mà không gặp bất cứ trở ngại nào. 

Rõ ràng, trong khi dịch H5N1 đang có chiều hướng bùng phát và ngày càng diễn biến xấu, Thủ tướng đã có công văn chỉ đạo các địa phương để xảy ra dịch cần kiên quyết dập dịch thì tại Nghệ An, các cơ quan vẫn lừng khừng, lơ là đối phó.

  • Hoàng Sang
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,