221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
952012
Cúm gia cầm 2007: "Lờn" dịch độ "tuyệt đối"?
1
Article
null
Cúm gia cầm 2007: 'Lờn' dịch độ 'tuyệt đối'?
,

(VietNamNet) - Sau 4 mùa dịch, chưa bao giờ cúm gia cầm lại cho cảm giác dửng dưng như hiện nay. Nhà nhà vẫn nuôi, buôn bán, giết mổ, vận chuyển gà vịt, người người vẫn không thể thiếu thực phẩm "đắc dạ" này lấy 1 ngày, mặc cho dịch hoành hành, cướp đi vô số gia sản và vài mạng sống.

Qua chốt kiểm dịch Ngọc Hồi (Hà Nội) trước "mũi" kiểm dịch viên

Tại chợ gia cầm lớn nhất miền Bắc - chợ Hà Vĩ ở Hà Tây (tỉnh vừa có 1 thanh niên qua đời vì nhiễm cúm A/H5N1 và chưa công bố tái phát dịch), vẫn cảnh mua bán, giết mổ tấp nập. Từ đây, gia cầm kiểm dịch "tượng trưng" ùn ùn về Hà Nội. Trong các chợ Thủ đô, gà "nguy hiểm" vẫn bày bán tự do và đắt khách, gà sạch siêu thị không ai ngó.

Khắp nơi, kẻ bán, người mua vẫn bình chân như vại, dù dịch cúm gia cầm năm nay lần đầu tiên chứng tỏ năng lực tái bùng phát không chỉ vào mùa lạnh, với diễn biến ngày càng khó lường và khả năng tiêu diệt nhiều mạng sống.

Sau hơn một năm tạm lắng, dịch xuất hiện trở lại ở VN vào cuối tháng 12/2006, bắt đầu từ hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu rồi lan sang nhiều địa phương khác ở Đồng bằng sông Cửu Long với tốc độ rất nhanh. Chỉ nửa tháng, đã có 8 tỉnh ghi danh bản đ dịch, gm Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang, Vĩnh Long, Kiên Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cần Thơ. 

Đúng mồng 1 Tết (26/2/2007), cúm gia cầm tái phát ở Hải Dương, quay trở lại Vĩnh Long hôm sau, tấn công toàn miền Bắc, trước tiên là Hà Tây, Hà Nội.

Đến 12/3,  trên cả nước đã không còn vùng tuyệt đối an toàn. Ngay hôm sau, dịch bùng phát tại các tỉnh miền Nam, vài ngày tiếp đó, tấn công hàng loạt tỉnh miền Bắc (tổng cộng 18 tỉnh).  

Đến giữa hè, chỉ có 2 tỉnh rút khỏi bản đồ dịch cúm.

Gà sống mổ bán tại chỗ ở chợ Vũ Thạnh (Hà Nội)

Trước cơn hoành hành của dịch, các nhà chuyên môn đã phải "gióng chuông" khẩn cấp rằng virus H5N1 đang lưu hành rộng rãi trong môi trường chăn nuôi. Đối tượng chính mang mầm bệnh, làm dịch bệnh lây lan vẫn chính là thuỷ cầm. Và khẳng định: Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến dịch cúm đột ngột bùng phát là do các địa phương lơ là chỉ đạo tiêm phòng, người dân thì chủ quan.

Vậy mà, từ đầu năm, vắc-xin chống cúm gia cầm đã thiếu do các đàn thủy cầm liên tục được ấp n mới; địa phương không th quản. 

Đầu mùa dịch, đã dễ gặp những chốt kiểm dịch " ngủ" ở Hà Nội, hoặc những điểm gác cúm gia cầm bất lực ở miền Trung. Càng dễ gặp cảnh "ngại" công bố dịch cúm gia cầm của cả người chăn nuôi lẫn chính quyền địa phương. Để không bị dịch "bôi" tiếng xấu, nhiều địa phương còn khai khống tỷ lệ tiêm phòng. Tại Hà Tĩnh, dân thậm chí còn phải chờ địa phương công bố dịch, dù gia cầm đã chết cả ngàn con, mẫu bệnh phẩm đã được gửi đi xét nghiệm.

Đ "xốc" tinh thần chống dịch, các cấp cao nhất đã phải ban hành những "nghiêm lệnh" khẩn cấp. Ngày 24/5, Thủ tướng Chính phủ đã có công văn yêu cầu các địa phương, bộ, ngành chức năng tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm và cúm A (H5N1) ở người. Về phía Bộ NN-PTNT, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã kiến nghị Thủ tướng xử lý tỉnh "lười" chống dịch.

Lực bất tòng tâm, dân vẫn "điếc không sợ cúm", dứt khoát không tẩy chay gà, vịt "bẩn".

Ngày 10/6 một thanh niên nuôi gà chọi ở Ba Vì ( Hà Tây) tử vong tại Viện Các bệnh truyền nhiễm và Nhiệt đới Quốc gia do nhiễm cúm H5N1. Ngày 21/6, bệnh nhân nhiễm cúm A/H5N1 thứ hai qua đời tại viện này, bởi cùng nguyên nhân.

Còn có những người bỏ mạng khác, nghi do nhiễm do cúm A/ H5N1: Một người dân Lạng Sơn ăn thịt gia cầm mua tại chợ huyện Hữu Lũng và một trẻ em ở Hà Nội (đây chỉ là con số do địa phương cung cấp, chưa phải số liệu thực từ dân).

Đấy là chưa kể số bệnh nhân nhiễm cúm liên tiếp nhập Viện Các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới Quốc gia, đều do giết mổ hoặc ăn gà, vịt.

Và chưa kể hàng vạn hộ chăn nuôi thất bát, điêu đứng vì dịch năm nay.

Trong hoàn cảnh nhà nhà cứ ấp, cứ nuôi, cứ vận chuyển, tiêu thụ gà vịt tự do giữa mùa dịch, không biết còn cần bao nhiêu gia sản và mạng người nữa thì dân tình mới biết sợ cúm gia cầm?

Gia cầm từ chợ lớn nhất miền Bắc vào Hà Nội thế nào?

 

Khách hàng "lờn" dịch, gà sạch siêu thị ế

(VietNamNet) - Các siêu thị Hà Nội không có cảnh xếp hàng mua gà sạch như đợt dịch cúm gia cầm năm ngoái. Hầu hết không dám nhập gà sạch số lượng lớn bởi người tiêu dùng năm nay đã "miễn dịch" với nỗi sợ H5N1.

Gia cầm kiểm dịch "tượng trưng" ùn ùn về Hà Nội!

(VietNamNet) - 3h sáng ngày 26/6, phóng viên VietNamNet đã "đột kích" vào làng gà Hà Vĩ - đầu mối cung cấp gia cầm lớn nhất nhì cho các tỉnh miền Bắc (thuộc xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây) chứng kiến "công nghệ" sơ chế gia cầm được cho là "sạch" và theo chân những lái buôn gia cầm đưa hàng về Hà Nội...

 

Hà Nội: Gà "nguy hiểm" đắt khách giữa mùa dịch

(VietNamNet) - Gà chưa kiểm dịch nhộn nhịp kẻ bán - người mua, trong khi phần lớn các kiot gà an toàn đóng cửa do bán giá đắt hơn 10.000đ/kg.

 

Chợ gà vịt lớn nhất miền Bắc "điếc không sợ cúm"
(VietNamNet)
Hàng ngày, những sọt gia cầm khổng lồ vẫn được chuyển xuống từ nóc các xe khách. Điện đóm vẫn sáng trưng ở mọi ngõ ngách làng Hà Vĩ để phục vụ công cuộc "hóa kiếp" hàng vạn con gà, vịt mỗi ngày.

  • VietNamNet

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,