221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
957956
TP.HCM chống sạt lở: Gian nan và ì ạch!
1
Article
null
TP.HCM chống sạt lở: Gian nan và ì ạch!
,

(VietNamNet) - Người dân TP.HCM khốn khổ chạy trốn sạt lở. Trong khi đó, nhiều dự án chống sạt lở vẫn ì ạch chờ ngày khởi công hoặc bỏ dở nửa chừng.

>> TP.HCM: "Phập phồng" sạt lở ven sông

Chia nhỏ vẫn... "ì"! 

Theo kế hoạch, vào tháng 7/2007 dự án chống sạt lở kênh Thanh Đa, đoạn 1.1 từ hạ lưu cầu Kinh đến doanh trại quân đội tại phường 25 (quận Bình Thạnh) dự kiến được thực hiện. Trong vòng 5 năm trở lại đây, khu vực này đã xảy ra nhiều vụ sạt lở nghiêm trọng làm ít nhất năm người chết, hàng chục căn nhà cùng hàng ngàn m2 đất đã bị nước cuốn trôi.

Góp nhặt những thứ còn sót lại sau trận sạt lở (ảnh chụp tại phường 26, Thanh Đa, quận Bình Thạnh.
Góp nhặt những thứ còn sót lại sau trận sạt lở (ảnh chụp tại phường 26, Thanh Đa, quận Bình Thạnh).

Để chuẩn bị cho dự án này, cuối năm 2005, Hội đồng Đền bù giải phóng mặt bằng quận Bình Thạnh đã khảo sát, xác định ranh đất. Vấp phải khó khăn trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng, UBND TP.HCM ký quyết định chia dự án xây dựng bờ kè chống sạt lở cho bán đảo Thanh Đa thành bảy dự án thành phần với hy vọng chia nhỏ sẽ xúc tiến dự án nhanh hơn. 

Sạt lở xảy ra ngày càng thường xuyên, do vậy để bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân, UBND thành phố tập trung yêu cầu cơ quan chức năng thực hiện trước dự án chống sạt lở kênh Thanh Đa (một trong bảy dự án). 

Nhưng dự án này lại tiếp tục được chia thành bốn tiểu dự án. Để có thể thực hiện ngay đoạn 1.1 từ hạ lưu cầu Kinh đến khu vực doanh trại quân đội thuộc (phường 25), Khu đường sông (chủ đầu tư) quyết định thu hẹp phạm vi triển khai dự án lại còn 7,5 mét thay vì 30 mét như dự kiến lúc đầu. 

Thế nhưng, hiện vẫn còn 19 hộ (trong tổng số 53 hộ) cần giải tỏa. Theo thông tin từ đơn vị chủ đầu tư, dự án mới được phê duyệt thiết kế kỹ thuật, còn phải qua hàng loạt thủ tục như: mời thầu, đấu thầu chọn đơn vị thi công nên dự báo công trình sẽ tiếp tục trễ hẹn. 

Đại diện chủ đầu tư, ông Lê Hoàng Minh, Giám đốc Khu Đường sông cho hay, nếu tiếp tục chia nhỏ dự án “cháu” này ra, thực hiện “chắt” đối với phần đã giải tỏa thì dự án sẽ nhanh chóng hoàn thành và phát huy hiệu quả. “Nhưng phần còn lại nếu không được giải tỏa sớm để thực hiện dự án thì sẽ treo mãi và cũng... chết” - ông Minh băn khoăn. 

Mỏi mắt tìm nhà thầu 

Nếu đúng như kế hoạch, công trình kè bảo vệ bờ Rạch Tôm (huyện Nhà Bè) dài khoảng 370 mét đang thi công ở giai đoạn cuối, dự kiến hoàn thành trong tháng này. Tuy nhiên, đêm 18/5, một đoạn kè đã xảy ra sự cố làm 75 mét cọc ván bê tông bị xô ngang, đổ lệch ra bên ngoài so với vị trí ban đầu từ 3 đến 5 mét. Sự cố làm mái trên mặt kè bị trượt theo đỉnh cọc, xuất hiện nhiều vết nứt phần đất phía trong và làm ảnh hưởng đến các công trình phụ (nhà bếp, nhà tắm...) của chín căn nhà.
 
Để khắc phục sự cố, nhanh nhất cũng phải mất hai tháng; và như vậy, công trình lại trễ hẹn. 

Công trình xây kè chống sạt lở rạch Tôm phải tạm ngưng vì  sau khi xảy ra sự cố, nhà thầu bỏ ngang.
Công trình xây kè chống sạt lở rạch Tôm phải tạm ngưng vì sau khi xảy ra sự cố, nhà thầu bỏ ngang.

“Theo khảo sát của các nhà khoa học và Khu đường sông, nguyên nhân gây ra sự cố trên là do dòng chảy gây xói lở sâu phía ngoài bờ kè. Nhà thầu thi công không tính toán đầy đủ, không thả thảm đá chống xói lở nên xảy ra sự cố” - ông Minh nói. “Với tính chất phức tạp, liên quan đến thủy triều đã không được tiên liệu hết nên đơn vị thi công dự án gia cố bờ sông khu vực cầu Long Kiển (quận 7) thực hiện chậm tiến độ”.   

Ông Minh cho biết, đơn vị này đã bị phạt 240 triệu đồng. Nhắm thấy không “ăn”, đơn vị thi công đã bỏ ngang và hiện Khu Đường sông đang xác định khối lượng công việc đã hoàn thành để thanh lý hợp đồng và tổ chức đấu thầu lại. 

Ngoài ra, theo ông Trần Thế Kỷ, Trưởng phòng Quản lý đường thủy, Sở GTCC, do phải triển khai thi công dưới nước nên khi máy móc, thiết bị bị hư hỏng, việc xử lý rất khó khăn. Ngoài ra việc thi công phải theo con nước thủy triều lên xuống nên thời gian thi công kéo dài. 

“Không những đơn vị thi công kén, tìm đơn vị tư vấn giám sát cho các công trình này cũng rất khó. Do chi phí trả cho tư vấn theo tỷ lệ hoàn thành chứ không phải theo thời gian công việc” - ông Kỷ giãi bày. “Về mặt kinh tế, các dự án này không có sức “hút” nên đã có dự án phải hủy, tổ chức đấu thầu lại vì không đủ số lượng tham gia”.

Bà Hoàng Thị Mai Loan, Phó Giám đốc Khu đường sông nói: “Trong số 13 dự án chống sạt lở trong mùa mưa bão năm 2007, hiện thời chỉ có 4 dự án đang triển khai; những dự án còn lại vẫn đang trong giai đoạn lập các thủ tục cần thiết”.

5 năm, 6 đợt sạt lở nghiêm trọng

1. Ngày 14/7/2002, quán Bích Liên và quán Hoàng Ty bị sạt lở, làm thiệt mạng hai người.

2. Ngày 3/4/2003, sạt lở tại chân cầu Kinh nhấn chìm hai căn nhà, tám căn khác bị trôi một phần.

3. Ngày 29/6/2003, khu biệt thự Lý Hoàng, hẻm 762 (phường 27) bị trôi xuống sông một phần quán ăn và sân tennis.

4. Rạng sáng 26/5/2004, 300 m2 đất trong khuôn viên sân tennis Lý Hoàng bị “nhào” xuống sông. Trước đó, vị trí này đã bị sạt lở hai lần.

5. Rạng sáng 7/8/2004, sạt lở gần cầu Kinh nhấn chìm hai căn nhà ở khu phố 5, phường 26...

6. Vụ sạt lở đêm 29 và 30/6/2007 vẫn đang tiếp diễn.

  • Trần Duy- Như Phong
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
,
,
,