221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
958746
Thả xác heo bệnh xuống sông để... diệt dịch tai xanh!
1
Article
null
Thả xác heo bệnh xuống sông để... diệt dịch tai xanh!
,

(VietNamNet) - Heo chết hàng loạt, bán không ai mua, lại không đủ sức khiêng xác đem chôn, nhiều hộ chăn nuôi Quảng Nam đành đẩy xuống sông sau nhà, yên tâm rằng dòng nước sẽ đưa dịch ra biển!

 

Một khúc sông Trường Giang bị ô nhiễm nặng.

Một khúc sông Trường Giang bị ô nhiễm nặng.

Xã Bình Đào (huyện Thăng Bình) là một trong những địa phương bị dịch heo tai xanh nặng nhất ở tỉnh Quảng Nam. Mấy ngày qua, hàng ngàn hộ dân thuộc 2 thôn của xã đang sinh sống gần đoạn sông này phải sống trong mùi hôi thối bốc lên từ những xác heo đã trương phình trôi dật dờ trên sông. 

 

Ông Nguyễn Đăng Lâm (nhà bên bờ sông Trường Giang) kêu trời trong bầu không gian đầy mùi xú uế. Ông cho biết, một số hộ dân nuôi nhiều heo đã không đủ sức chôn heo chết dịch, đành vứt xuống sông Trường Giang.

Nhiều người dân sống dọc sông này tại huyện Thăng Bình cũng cho biết, tình trạng heo chết vứt xuống sông chỉ xảy ra trong mấy ngày gần đây. Trước đó do chính quyền địa phương chưa phong tỏa các ổ dịch nên toàn bộ heo bệnh, heo chết được người dân mổ thịt đem bán.

 

Ông Nguyễn N, ở Bình Giang, huyện Thăng Bình, thật thà kể: nhà ông nuôi một đàn heo hơn 20 con, đều mắc bệnh, gia đình muốn đem bán nhưng không ai mua. Khi heo chết, cả hai vợ chồng không đủ sức khiêng heo đem chôn, nên đã vứt toàn bộ xuống sông phía sau nhà...

 

Đâu chỉ mỗi gia đình ông N vứt heo chết xuống sông Trường Giang, mà như lời ông kể, tất cả bà con nuôi nhiều heo như ông đều đem vứt xác heo. Nhà gần sông thì vứt xuống sông, nhà không gần sông thì đem vứt lên nổng cát... 

 

Chúng tôi đi dọc theo bờ sông Trường Giang, men theo con đường ven biển từ Duy Xuyên vào đến Tam Kỳ. Đi đến đâu cũng nghe bà con sinh sống dọc sông Trường Giang than trời vì heo chết nổi lềnh bềnh trên sông, gặp nắng nóng bốc mùi hôi thối. Nhiều đoạn sông, xác heo dày đặc, trương phình.

x
Vớt xác heo trên sông
Ông Lê Văn Sinh, nhà ở Bình Nam, huyện Thăng Bình kể, mấy ngày qua ông không dám đưa nước từ sông vào 4 sào ruộng tôm nuôi sát đó. Vì lo sợ nguồn nước sông ô nhiễm, gia đình ông quyết định thu hoạch tôm sớm trước hơn nửa tháng.


Một cán bộ Sở NN-PTNT sau khi tận mắt chứng kiến cảnh người dân “bán heo chạy dịch”, rồi nhìn những xác heo trương phình vứt lăn lóc trên những đụn cát và trương phình dưới sông Trường Giang đã lắc đầu bảo rằng, người dân cứ vứt heo chết xuống sông thế này, thì dù có vung tiền tỉ cũng khó mà thắng nổi dịch tai xanh. 

1.260 tấn thịt heo chết đi đâu?

 

Đến thời điểm này, dịch tai xanh trên đàn heo ở Quảng Nam đã bùng phát với tốc độ “phi mã”. Thống kê chưa đầy đủ từ các địa phương, đã có hơn 21.700 con heo bị dịch bệnh chết tại 41 xã của 6 huyện, thị. Điều đáng nói là dịch bệnh bùng phát từ các vùng đông của huyện Thăng Bình và Quế Sơn, đến sáng ngày 16/7 đã lây lan với tốc độ chóng mặt tại các xã của vùng tây ở hai huyện này.

 

Một cán bộ có trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Nam sau khi trao đổi với PV VietNamNet đã làm một phép tính nhân đơn giản rằng với hơn 21.000 con heo bị dịch chết trong những ngày vừa qua, bình quân mỗi con heo khoảng 60 kg, thì khối lượng xác heo chết do dịch đã lên đến... 1.260 tấn!

 

Đây là khối lượng quá lớn, khó mà tiêu huỷ đúng qui trình nếu không có sự giám sát.

Nghĩa là số lượng heo bị chết đã được người dân đem chôn lấp sơ sài đâu đó, hoặc đem vứt ra kênh mương hoặc sông suối.

Thịt heo vẫn được bày bán tại chơ Thăng Bình

Thịt heo vẫn được bày bán tại chợ Thăng Bình

Riêng tại xã Bình Đào (địa phương bị dịch nặng nhất), khoảng  2.000 trong đàn heo 6.500 con đã bị dịch chết, nhưng mới chỉ tiêu huỷ và chôn được... 60 con! Vừa tập trung công tác phòng chống dịch bệnh trên heo, chính quyền xã đã phải xé nhỏ lực lượng để điều 2 ghe và hơn một chục thanh niên xung kích đi dọc trên sông để vớt số heo trôi trên sông đưa về điểm tiêu huỷ, đồng thời dùng hoá chất phun tiêu độc khử trùng.

 

Nghiêm trọng hơn, theo lời kể của một số hộ dân có heo bị chết tại đây, đã có hàng chục xác heo được chôn ở khu vực đội 5, thôn 3 xã Bình Đào, nhưng một số kẻ lợi dụng đêm tối đã đào heo lên mổ bụng để lại bộ lòng rồi chở thịt đem đi nới khác tiêu thụ!

 

Một số chủ lò mổ còn mua heo chết giá rẻ đem mổ thịt rồi sấy khô và làm dăm bông, hoặc làm nem chả để dễ vận chuyển trong hoàn cảnh UBND tỉnh Quảng Nam nghiêm cấm vận chuyển heo bệnh ra khỏi vùng dịch. 

 

Tại một số địa phương ở Quế Sơn, nhiều hộ chăn nuôi heo phản ánh rằng, khi lực lượng của xã đến phun hóa chất tiêu độc, khử trùng thì thu 2.000 đồng/1 con heo. Ai không nộp tiền, không phun. Người dân than trời kêu khổ bảo rằng: “Heo dịch chết đã khổ lắm rồi, giờ phun thuốc mấy ổng cũng thu tiền, làm sao dân chịu thấu...”.

 

Để đảm bảo cho công tác chống dịch, UBND tỉnh đã quyết định cấp cho mỗi xã 3 triệu đồng để phục vụ công tác phòng, chống dịch; hóa chất thì được Nhà nước hỗ trợ, vậy thu tiền của dân để làm gì? VietNamNet đặt câu hỏi với một số địa phương, lãnh đạo không trả lời được.

  • Vũ Trung
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,