221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
959780
Heo dịch tai xanh Quảng Nam tuồn về Đà Nẵng
1
Article
null
Heo dịch tai xanh Quảng Nam tuồn về Đà Nẵng
,

(VietNamNet) - Sẩm tối nay, PV VietNamNet bắt gặp ở ngã ba Tứ Câu một số xe gắn máy chở heo từ Điện Bàn và Hội An (Quảng Nam) ra, lao như bay về Đà Nẵng.

 

>> Đà Nẵng: Heo cũng chết hàng loạt vì bệnh “tai xanh”?

 

Nhập mô tả vào đây

Các ngành chức năng Đà Nẵng được yêu cầu tăng cường ngăn chặn dịch heo "tai xanh" lây lan trên địa bàn Ảnh: HC

Các xe nói trên phóng như điên trên đường Lê Văn Hiến (tuyến đường chưa có chốt kiểm soát nào); vào địa phận Đà Nẵng được một đoạn thì rẽ vào các đường nhánh ở xã Hoà Quý, Hoà Hải… rồi mất hút. 

Và thế là đến sáng mai, số heo này thành heo nuôi ở… Đà Nẵng, nghiễm nhiên đem đi giết mổ và đưa ra chợ bán!

 

Trước đó, Giám đốc Sở Thuỷ sản - Nông lâm Đà Nẵng Trần Văn Huy cũng xác nhận với VietNamNet: Trong khi xác heo chết vì dịch “tai xanh” đang tràn ngập ở Cửa Đại (Hội An), Điện Bàn, Duy Xuyên… (Quảng Nam) thì tình trạng luồn lách vận chuyển heo từ các vùng dịch này ra Đà Nẵng là có thật, đặc biệt là từ Đại Hiệp (Đại Lộc) xuống Hoà Khương và từ Hội An, Duy Xuyên ra Hoà Hải, Hoà Quý. 

Theo ông Huy, nguy cơ phát sinh dịch heo “tai xanh” tại Đà Nẵng là rất lớn.
Vì vậy, ngay trong sáng nay Bộ NN-PTNT đã có ý kiến yêu cầu ngành thuỷ sản - nông lâm và các cơ quan chức năng TP. Đà Nẵng có các biện pháp quyết liệt để ngăn chặn sự lây lan của dịch heo “tai xanh” trên địa bàn.

 

Theo đó, bên cạnh các trạm kiểm dịch động vật đang hoạt động 24/24 giờ ở Kim Liên và Hoà Phước trên QL 1A, Sở Thuỷ sản - Nông lâm Đà Nẵng đã báo cáo với UBND TP và trong ngày mai 19/7 sẽ bắt đầu thiết lập các trạm, chốt liên ngành (gồm các lực lượng thú y, thanh tra thú y, công an, quản lý thị trường) tại Hoà Khương (giáp giới Đại Lộc, Quảng Nam) và Hoà Hải (giáp giới Điện Bàn, Quảng Nam) để kiểm soát việc vận chuyển động vật từ Quảng Nam ra.

 

Ông Huy cho biết, lâu nay lượng heo tiêu thụ trên thị trường Đà Nẵng có một phần lớn cung cấp từ Quảng Nam . Hiện khu giết mổ tập trung của TP tại Đà Sơn chỉ mổ thịt khoảng 400 con/ngày đêm, so với trước đó bình quân 700 con/ngày đêm. Tuy nhiên không loại trừ trong số đó có heo được đưa lén lút từ Quảng Nam ra, kể cả heo bệnh hoặc heo chưa nhiễm bệnh nhưng người dân trong đó bán “chạy”.

 

Vì vậy, lực lượng thú y của Đà Nẵng đang được yêu cầu phối hợp chặt chẽ với lực lượng quản lý thị trường tăng cường công tác kiểm dịch, nhất là ở 9 chợ lớn trên địa bàn. Nếu phát hiện có thịt heo được bày bán mà không có dấu kiểm dịch thì lập tức tịch thu, tiêu huỷ ngay.

 

Về tình trạng heo chết rải rác ở Hoà Khương (Hoà Vang, Đà Nẵng)) trong mấy ngày gần đây, ông Trần Văn Huy cho hay, tổng đàn heo của các hộ chăn nuôi ở xã này là 605 con, trong 10 ngày qua đã có 3 con chết, 18 con bán “chạy”, hiện còn 80 con đang bị bệnh. Ngay sau khi nhận được thông tin này, lực lượng thú y đã tiến hành chữa trị theo phác đồ của Cục Thú y. Do vậy, trong 3 ngày gần đây không còn xảy ra tình trạng heo chết tại chuồng. Số heo bệnh được tích cực chữa trị đang có dấu hiệu phục hồi.

 

Tuy nhiên theo ông Cao Xuân Thái, Chi Cục trưởng Chi cục Thú y Đà Nẵng, từ Hoà Khương, đàn heo bị bệnh đã lan ra các xã khác của huyện Hòa Vang như Hoà Liên, Hoà Sơn, Hoà Phước... Trong 10 ngày qua, đã có khoảng 300 con heo của hơn 20 hộ chăn nuôi có những biểu hiện như chán ăn, da ửng đỏ, chảy nước mắt, khó thở... giống với biểu hiện trên nhiều đàn heo bị dịch “tai xanh” ở Quảng Nam.

 

Hiện Chi cục Thú y Đà Nẵng đang gửi mẫu đi xét nghiệm song chưa có kết luận chính thức về việc hàng trăm con heo trên có nhiễm dịch tai xanh hay không? “Rất có thể đàn heo ở các xã đó đã nhiễm dịch “tai xanh” vì những biểu hiện kể trên. Và khi chúng tôi điều trị, phun thuốc và tiêm phòng theo đúng quy trình chống dịch “tai xanh” thì bệnh tình của heo có thuyên giảm!” - ông Cao Xuân Thái nói.

  • Hải Châu
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,