221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
960070
Đà Nẵng khẩn cấp chặn heo dịch “tai xanh” Quảng Nam
1
Article
null
Đà Nẵng khẩn cấp chặn heo dịch “tai xanh” Quảng Nam
,

(VietNamNet) - Đà Nẵng đã lệnh dừng nhập heo và các sản phẩm của heo từ Quảng Nam, nhưng theo Giám đốc Sở Thuỷ sản - Nông lâm Trần Văn Huy, khó mà ngăn chặn tuyệt đối dịch tai xanh. Dưới đây là trao đổi của ông Huy về các biện pháp chặn dịch ở Đà Nẵng.

 

>> Heo dịch tai xanh Quảng Nam tuồn về Đà Nẵng

 

Nhập mô tả vào đây

Ông Trần Văn Huy, Giám đốc Sở Thuỷ sản - Nông lâm Đà Nẵng. Ảnh: HC

Không thể kiểm soát tuyệt đối!

 
- Thưa ông, xin ông cho biết động thái mới nhất của Đà Nẵng nhằm ngăn chặn tình trạng heo dịch tuồn về từ Quảng Nam?

 

Sức tiêu thụ thịt heo ở Đà Nẵng lên đến 550.000 con/năm so với tổng đàn heo của TP chỉ 120.000 con/năm. Do khả năng tự nuôi chỉ đáp ứng chưa tới 1/3 nhu cầu nên lượng heo từ các địa phương khác tràn về Đà Nẵng rất lớn, nhất là từ các tỉnh lân cận như Quảng Nam, TT - Huế… Hiện Quảng Nam đã phát sinh dịch “tai xanh” trên đàn heo, TT - Huế cũng bắt đầu chớm dịch… Điều đó đang gây áp lực rất lớn đối với thị trường Đà Nẵng. Chúng tôi đang nỗ lực bằng mọi biện pháp để ngăn chặn heo nhiễm dịch xâm nhập vào địa bàn.

 

Sáng nay, 19/7, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Trần Văn Minh đã ký Công văn 3698 chỉ đạo tạm dừng việc nhập heo và các sản phẩm của heo có nguồn gốc từ Quảng Nam vào Đà Nẵng kể từ 19/7. Cũng bắt đầu từ hôm nay, UBND quận Ngũ Hành Sơn, huyện Hoà Vang (giáp giới Quảng Nam) theo địa bàn quản lý phối hợp với Công an TP, Chi cục Thú y lập các chốt kiểm dịch tạm thời trên các tuyến đường Sơn Trà - Điện Ngọc, Hoà Hải - Hội An, QL 14B, ĐT 605 để kiểm soát việc vận chuyển heo và các sản phẩm của heo vào TP.

 

- Quảng Nam đã công bố dịch heo “tai xanh” từ ngày 13/7 nhưng đến nay Đà Nẵng mới tạm dừng nhập heo từ tỉnh này vào địa bàn TP và lập trạm kiểm soát, liệu có quá muộn?

 

Thật ra không phải đến hôm nay mà từ ngày 17/7, Sở Thuỷ sản - Nông lâm TP cũng đã có văn bản 742/STSNL-KTh yêu cầu UBND các quận, huyện tạm thời không được nhập heo giống về để gây đàn nuôi mới. Đồng thời tổ chức giám sát, quản lý chặt chẽ đàn gia súc đang nuôi tại địa phương, nếu phát hiện có dấu hiệu của bệnh lở mồm long móng hoặc bệnh “tai xanh” thì lập tức áp dụng các biện pháp bao vây, khống chế ổ dịch, không để vận chuyển gia súc ra khỏi vùng dịch.

 

- Ông có cho rằng việc lập thêm các trạm kiểm dịch có thể ngăn chặn tuyệt đối heo bệnh từ các vùng dịch xâm nhập vào Đà Nẵng?

 

Đà Nẵng và Quảng Nam trước đây vốn là một tỉnh, nay tách ra thì cũng trên bản đồ địa giới hành chính, chứ trên thực tế thì hầu như không có khoảng cách. Chẳng hạn ở ngã ba Tứ Câu hay ở Điện Tiến, đứng bên này bờ mương là Đà Nẵng mà qua bên kia bờ mương đã là Quảng Nam, còn người dân thì vẫn có mối quan hệ bà con thân thiết với nhau.

 

Vì vậy, nếu người nuôi heo ở Quảng Nam lén lút đưa heo ra Đà Nẵng tiêu thụ thì thật khó mà ngăn chặn hết. Nhất là khi họ luồn lách vào những ngõ ngách thôn xóm, hoặc chở heo đi vào lúc 1 - 2 giờ sáng thì ngoài hai trạm chốt chính quy đang hoạt động 24/24 ở Hoà Phước và Kim Liên, các trạm, chốt kiểm dịch mới lập tạm thời khó có thể kiểm soát hết tình hình. Chúng tôi chỉ có thể cố gắng giảm thiểu tới mức thấp nhất chứ không thể nói là sẽ ngăn chặn được tuyệt đối!

 

Nhưng nói như thế không có nghĩa là chúng tôi hoàn toàn bó tay. Để đối phó với tình hình, cùng với việc kiểm soát đầu vào, Chi cục Thú y được lệnh tăng cường giám sát tại các điểm giết mổ, nếu phát hiện có heo nhiễm bệnh thì lập tức tịch thu, tiêu huỷ. Chi cục Quản lý thị trường, ban quản lý các chợ cũng được yêu cầu phối hợp với Chi cục Thú y và chính quyền các địa phương kiểm tra việc buôn bán các sản phẩm có nguồn gốc từ heo tại các chợ. Nếu phát hiện các trường hợp buôn bán không không có dấu kiểm dịch của cơ quan thú y thì tịch thu, tiêu huỷ và xử phạt.

Bắt đầu có heo chết, nghi do dịch tai xanh

 

-

Nhập mô tả vào đây

Tình trạng chia nhỏ số heo để tuồn vào Đà Nẵng rất đáng quan ngại Ảnh: HC

Thưa ông, trên địa bàn Đà Nẵng hiện có bao nhiêu cơ sở giết mổ gia súc đang hoạt động?

Toàn TP có 1 trung tâm giết mổ tập trung quy mô lớn ở Đà Sơn với công suất 1.000 con heo/ngày đêm, 2 hợp tác xã Hoà Tiến 2, Hoà Phong 2 và xí nghiệp giết mổ ở Hoà Khánh với quy mô 50 - 80 con heo/ngày đêm. 

Ngoài ra có 20 điểm giết mổ gia súc với công suất dưới 20 con heo/ngày đêm được cơ quan thú y kiểm tra các điều kiện và cho phép hoạt động, chủ yếu tập trung ở vùng nông thôn Hoà Sơn, Hoà Liên...

 

- Với các điểm giết mổ tập trung quy mô lớn thì có thể yên tâm, nhưng với 20 điểm giết mổ quy mô nhỏ ở các vùng nông thôn thì liệu họ có tiếp nhận heo bệnh ở Quảng Nam để giết mổ, nhất là khi vẫn có những mối thân tình như ông vừa nói?

 

20 điểm giết mổ quy mô nhỏ này đều nằm trong tầm kiểm soát của cơ quan thú y, có thú y viên cơ sở trực thường xuyên để giám sát hoạt động giết mổ. Trước khi đưa heo vào giết mổ, các điểm này đều phải đăng ký số lượng. Nhân viên thú y kiểm tra từng con một, nếu phát hiện con nào có dấu hiệu da đỏ ửng, tai tím tái… thì lập biên bản đem chôn chứ không lăn dấu kiểm dịch.

 

Hiện Đà Nẵng cũng đang quy hoạch thêm hai trung tâm giết mổ tập trung ở phường Hoà Quý (quận Ngũ Hành Sơn) có diện tích 12.709m2 và ở xã Hoà Phước (huyện Hoà Vang) có diện tích 19.998m2. Khi 2 trung tâm giết mổ gia súc, gia cầm này đi vào hoạt động (dự kiến trong năm 2008) thì 20 điểm giết mổ quy mô nhỏ kia cũng sẽ xoá luôn!

 

- Theo thông tin chúng tôi nhận được thì hiện trên địa bàn Đà Nẵng cũng đã xuất hiện tình trạng heo chết nghi nhiễm dịch “tai xanh”. Ông có thể cho biết rõ thêm về tình hình này?

 

Tính đến chiều 18/7, đã có 389 con heo ở 7 phường, xã thuộc hai quận, huyện Đà Nẵng nhiễm bệnh.

 

Trong ngày hôm nay 19/7, chúng tôi chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tiếp tục theo dõi số lợn đang bệnh. Đến chiều nay nếu vẫn chưa khỏi hoặc không có dấu hiệu hồi phục thì sẽ cho tiêu huỷ và hỗ trợ người chăn nuôi theo quy định chung là 10.000 đồng/kg hơi. Đồng thời với việc tiếp tục phun thuốc tiêu độc khử trùng chuồng trại ở 101 hộ có heo nhiễm bệnh, chúng tôi sẽ lấy mẫu bệnh phẩm gửi đi xét nghiệm.

  

- Xin cám ơn ông!

  • Hải Châu (thực hiện)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,