221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
960682
Đà Nẵng chính thức công bố dịch heo “tai xanh”
1
Article
null
Đà Nẵng chính thức công bố dịch heo “tai xanh”
,

(VietNamNet) - Chiều 20/7, UBND TP Đà Nẵng ra quyết định công bố dịch ở heo do hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (bệnh heo “tai xanh”).

 

>> Heo dịch tai xanh Quảng Nam tuồn về Đà Nẵng

>> Đà Nẵng chặn heo dịch “tai xanh” Quảng Nam bằng cách nào?

 

Nhập mô tả vào đây

Con heo nái của hộ ông Nguyễn Tân ở thôn Tuý Loan Tây 2 (xã Hoà Phong, Hoà Vang, Đà Nẵng) bị bệnh "tai xanh" đang điều trị Ảnh: NC

Theo đó, dịch đã bùng phát trên địa bàn 7 xã, phường, gồm xã Hòa Liên, Hòa Nhơn, Hòa Khương, Hòa Sơn, Hòa Phong (huyện Hòa Vang) và phường Hòa Xuân, Hòa Thọ Tây (quận Cẩm Lệ).

 

UBND TP Đà Nẵng chỉ đạo, trong thời gian công bố dịch, nghiêm cấm mua bán, vận chuyển heo, các sản phẩm và thức ăn của chúng từ vùng có dịch ra các vùng khác; cấm giết mổ heo trong vùng có dịch và vùng phụ cận.

 

Áp dụng các biện pháp hành chính bắt buộc cách ly heo có bệnh và cách ly vùng bị dịch theo hướng dẫn của ngành thú y. Tổ chức tiêu hủy ngay số heo mắc bệnh nặng kéo dài ở các thôn, tổ đã xảy ra dịch, kể cả số heo mới phát dịch lần đầu (hoặc có dấu hiệu bị bệnh) ở một thôn, tổ với số lượng dưới 5 con.

 

Cũng theo quyết định trên, TP Đà Nẵng trích ngân sách hỗ trợ 10.000 đồng/kg heo hơi cho các hộ dân có heo bị tiêu huỷ. Tuỳ vào tình hình cụ thể, Chủ tịch UBND TP ủy quyền cho Chủ tịch UBND các quận, huyện ra quyết định tiêu hủy. Đồng thời, UBND TP Đà Nẵng giao cho Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch cúm gia cầm (H5N1) và đại dịch cúm ở người của TP xây dựng ngay phương án để phòng và dập dịch. 

 

Trước đó, ngày 19/7, Sở Thuỷ sản - Nông lâm Đà Nẵng đã lấy mẫu bệnh phẩm của heo ở hộ ông Bùi Đức Bán (xã Hoà Liên, Hoà Vang) và bà Dương Thị Liên (xã Hoà Phong, Hoà Vang) gửi đi xét nghiệm tại Trung tâm Thú y vùng IV. Và ngay lập tức trong ngày 20/7 đã có kết quả cho thấy số heo này bị mắc hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp.

 

Theo Phòng Kỹ thuật (Chi cục Thú y Đà Nẵng), đến chiều 20/7, trên địa bàn TP có 390 con heo bị bệnh “tai xanh”. Trong đó, 228 con được điều trị theo phác đồ bệnh “tai xanh” đã khỏi hẳn, chỉ có 6 con chết, số còn lại đang tiếp tục được điều trị và có dấu hiệu khả quan. Nguyên nhân phát dịch heo “tai xanh” trên địa bàn, theo Chi cục Thú y, do Đà Nẵng là nơi tiêu thụ số lượng lớn heo từ các tỉnh nhập về để chăn nuôi, giết mổ, tiêu thụ

 

Một cán bộ của Phòng Kỹ thuật (Chi cục Thú y Đà Nẵng) cho hay, tuy Đà Nẵng đã công bố dịch heo “tai xanh” nhưng nguy cơ lây lan trên diện rộng là không lớn!”. Qua xét nghiệm, số heo bị bệnh ở Đà Nẵng chỉ nhiễm duy nhất bệnh “tai xanh” chứ không kế phát các bệnh dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn… Với riêng bệnh “tai xanh” thì hoàn toàn có khả năng điều trị khỏi theo phác đồ của Cục Thú y. Do vậy, trên địa bàn Đà Nẵng không xảy ra tình trạng heo dịch “tai xanh” chết nhanh hàng loạt như ở Quảng Nam.

 

Đồng thời, trong khi người dân Quảng Nam bán chạy heo bệnh rất nhiều thì ở Đà Nẵng kiên quyết điều trị. Hôm qua anh đi mua heo bệnh để lấy mẫu xét nghiệm nhưng nhiều người không bán vì sau thời gian điều trị, đàn heo của họ đã hồi phục, ăn lại bình thường.

  • Hải Châu
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,