221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
960966
Tầng 1 chung cư nát hết đường "lấn át" các tầng trên!
1
Article
null
Tầng 1 chung cư nát hết đường 'lấn át' các tầng trên!
,

(VietNamNet) - Sáng 21/7/2007, tại cuộc kiểm tra, thị sát các khu tập thể cũ nát, nguy hiểm trên địa bàn Hà Nội, Bí thư Thành uỷ Phạm Quang Nghị đã kêu gọi mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và cả báo chí hãy ủng hộ công cuộc cải tạo, xây mới chung cư hư hỏng, xuống cấp của Thủ đô nói riêng và toàn quốc nói chung bằng cách giải thích cho người dân hiểu: Chính họ là đối tượng hưởng lợi lớn nhất, lâu dài nhất trong công cuộc chung này!

’Đeo

Đeo trên mình quá nhiều "ba-lô", ai, đơn vị nào dám đảm bảo các tập thể cũ kỹ này không quá tải? (Ảnh: H.H).

Thế là, sau nhiều năm tiến trình "xã hội hóa" cải tạo chung cư cũ nát, nguy hiểm của Thủ đô Hà Nội "giậm chân tại chỗ"; hàng loạt dự án chủ đầu tư tràn trề quyết tâm nhưng vẫn "ngủ đông"; hàng chục văn bản, hàng trăm đơn thư, hàng nghìn bài báo cũng... không giải quyết vấn đề gì, giờ đây nguyên nhân, khúc mắc lớn nhất đã được xác định nằm ở chính cư dân các khu cũ này! Tuy nhiên, nói đến dân ở đây không có nghĩa toàn bộ cư dân, mà cản trở lớn nhất đến các dự án "phá cũ, xây mới" nói riêng và tiến trình cải tổ nhà "đeo ba-lô" ở Hà Nội nói chung - là phần lớn các hộ tầng 1 (tập thể cũ nào cũng thế)!

Bởi lẽ, bất cứ vấn đề gì - Thành phố và chủ đầu tư cũng có thể chủ động tính toán, giải quyết được: Thiếu vốn - được vay đến 70%! Thiếu cơ chế - nhiều chính sách đã, đang và sẽ được ban hành! Thiếu lực lượng giải phóng mặt bằng: Thành phố, quận, phường sẽ cùng phối hợp! Duy có sự thiếu đồng thuận thì lúc này chỉ còn biết "nói cho dân hiểu" mà thôi!!!

Song, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị cũng nhấn mạnh: "Nếu phi lý quá - chúng ta sẽ áp dụng những biện pháp hành chính. Tất cả các hộ dân đồng ý đi hết mà chỉ còn vài hộ nhất quyết không đi thì sẽ cưỡng chế!".

Những tinh thần, thái độ cương quyết như vậy của cả Thành uỷ, UBND TP Hà Nội, UBND quận, phường nơi có các dự án cải tạo chung cư đến nhiều sở, ngành, chủ đầu tư và đông đảo người dân đã được phóng viên VietNamNet ghi nhận...

Bí thư Thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị (Ảnh: N.V)

Bí thư Thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị (Ảnh: N.V)

Bí thư Thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị: "Phải truy thu các diện tích lấn chiếm trái phép ở tầng 1 mới nghiêm túc, công bằng!"

"Việc cải tạo các khu tập thể này trước sau cũng phải làm, không thể không làm! Lúc này bắt tay vào làm cũng đã là chậm rồi! Những khu tập thể đó không những hết niên hạn sử dụng, mà còn nguy hiểm, chật chội, môi trường mất vệ sinh, kém an ninh… kèm theo rất nhiều nguy cơ dẫn đến sụp đổ: sụp đổ tự nhiên hoặc nhân một sự kiện thiên nhiên nào đó! Những vấn đề này, từ lãnh đạo đến người dân nói chung ai cũng nhận thức được.

Theo tôi, Thành phố, các doanh nghiệp và nhất là người dân cần thấy được lợi ích cơ bản lâu dài trong việc này. Nếu tất cả buông xuôi hết - Thành phố thì bảo rằng: "Dân chưa đồng tình nên tôi chưa tiến hành!", doanh nghiệp thì bảo: "Tôi không làm công trình này thì làm công trình khác!"... thì chúng ta đành phải chấp nhận mãi thực tế này thôi. Không thể bỏ mặc người dân trong tình trạng "chẳng may ai chết người ấy ráng chịu", trông chờ may rủi như thế được! Chúng ta phải chủ động làm.

Ở đây có 3 lợi ích: Nhà nước chỉ cần thông qua các dự án cải tạo chung cư cũ này, cảnh quan đô thị sẽ được nâng cấp, đường xá, hạ tầng được cải thiện, mang lại diện mạo chung cho Thành phố... Thêm nữa, Nhà nước góp phần huy động được nguồn lực là các doanh nghiệp tham gia việc này. Nhà nước tuyệt đối không có ý định điều tiết, chia bôi lợi nhuận với doanh nghiệp! Doanh nghiệp thông qua các dự án này có thêm công ăn việc làm, có lợi nhuận trên cơ sở công sức, nguồn vốn bỏ ra. Nếu không được lợi gì thử hỏi có doanh nghiệp nào "vượt khó" vào làm không? Phải nói rất sòng phẳng như thế! Song lợi ích lớn nhất vẫn là người dân, được quay lại sống trong nhà mới, điều kiện tốt hơn hẳn.

Tôi mong rằng từ quận, phường, rồi các đoàn thể nhân dân, mặt trận tổ quốc và báo chí nói rõ được điều đó cho dân hiểu! Nhất là các nhà báo cần hiểu sâu sắc vấn đề này. Nếu cứ nhận được những cái đơn của các hộ tầng 1 ký tập thể gửi tới (bức xúc lắm!), nghe một chiều rồi viết theo ý kiến của các hộ tầng 1 thì sẽ làm khó cho Nhà nước trong việc thực hiện chủ trương lớn đã đề ra. Chiều theo tầng 1 thì sẽ không bao giờ đáp ứng được nguyện vọng của tầng 2, 3, 4 và 5! 

’Cũ,
Cũ, nát, nhếch nhác nhưng "khổ thế chứ khổ nữa tôi vẫn ở lại!" (Ảnh: B.T)

Tôi biết rằng, tuyệt đại đa số dân từ tầng 2 trở lên muốn đi càng sớm càng tốt, còn đa số tầng 1 chưa thật đồng tình vì tầng 1 gắn với dịch vụ bán hàng; cho tầng trên gửi nhờ xe máy; không gian, diện tích lấn chiếm mặt trước, mặt sau; không phải leo trèo cầu thang… Nếu bây giờ cải tạo, ít nhất các hộ tầng 1 trong thời gian nhất định phải ngừng hoạt động kinh doanh. Thêm nữa, hiếm khi họ thỏa mãn với những đền bù, hỗ trợ của Nhà nước. Vì thế, "khổ thế này chứ khổ nữa cũng không đi!" – họ nghĩ vậy và đây là cái khó.

Với các hộ tầng 1 này, chúng ta đành phải chấp nhận một thực tiễn lịch sử: Nhà nước có khuyết điểm là quản lý lỏng lẻo, để các hộ này bung ra, lấn chiếm, cơi nới, rồi người nọ bán cho người kia… nhưng cũng chỉ chấp nhận ở mức độ thỏa đáng thôi, không phi lý quá được! Nếu các hộ này đòi hỏi phi lý quá thì chúng ta áp dụng các biện pháp hành chính. Tất cả các hộ dân đồng ý đi hết mà chỉ còn vài hộ nhất quyết không đi thì sẽ cưỡng chế!

Tầng 1 cũng phải nghĩ tới tầng 2, tầng 3, tầng 4 chứ không nên chỉ nghĩ đến cá nhân mình, phải thấy rằng mình cũng đã được hưởng lợi một cách quá mức, quá cái quyền mình được hưởng suốt nhiều năm qua rồi, trong khi rất nhiều hộ gia đình khác trong khu nhà không hề được thế! Đúng ra Nhà nước mà quản lý chặt chẽ, nghiêm thì không có chuyện thế này.


Công khai tối đa, dân chủ tối đa nhưng nếu cả một khu tập thể có 9.000 người dân thế này, 8.500 người đồng tình rồi, còn 500 nữa thì cũng không thể cứ chờ dân chủ mãi được đâu! Hoặc cả một tập thể 4 tầng đồng ý cả, chỉ còn 2 hộ đầu hồi "tiếc không đi" thì cũng phải cưỡng chế thôi! Về mặt nào đó, Nhà nước như thế đã là nhân nhượng với các hộ tầng 1 này rồi chứ đúng ra là phải truy thu. Lâu nay các hộ đó lấn chiếm trái phép, sử dụng trái phép, có nguồn thu không thật chính đáng - phải truy thu mới nghiêm túc, công bằng!

Tôi được biết hầu như khu tập thể nào cũng gặp vấn đề tương tự giống nhau như vậy! Nhà B6 Giảng Võ cũng thế, các tầng trên muốn đi lắm rồi nhưng tầng 1 thì không. Kiểm tra cho thấy có thể sụp đổ bất cứ lúc nào nhưng tầng 1 vẫn bảo: "Khi nào sụp hẵng hay! Tôi chưa thấy sụp". Nếu chờ đến lúc sụp thì Nhà nước mang tội rồi còn gì, vì vậy bằng mọi cách phải chủ động di dời, thay thế trước khi khu nhà sụp đổ".

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Phí Thái Bình: "Nếu chờ 80% đồng thuận thì không bao giờ thực hiện

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Phí Thái Bình (Ảnh: Lê Anh Dzũng).

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Phí Thái Bình (Ảnh: Lê Anh Dzũng).

được!"

"Nghị quyết 34 Chính phủ ban hành là chính sách chung cho toàn quốc, Thành phố sẽ có một chính sách riêng dựa trên Nghị quyết 34 này để thực hiện cải tạo, xây mới các khu tập thể. Nhiều điều tra xã hội học cho thấy, tất cả các dự án đều vướng mắc ở số hộ tầng 1. Vì vậy, chúng ta cần có chính sách về quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của các hộ dân, dựa trên Nghị quyết 34 - để thực hiện. Phải xác định rõ thế nào là thỏa đáng chứ xin thưa, không thể nào thỏa mãn hết được! Trong tháng 8/2007 tới, chắc chắn chính sách chung của Thành phố về vấn đề này sẽ được ban hành.

Nhiều hộ dân trên thực tế rất muốn được di dời, cũng hiểu rằng xây lại khu nhà sẽ được sống trong điều kiện tốt hơn, nhưng vẫn còn tư tưởng rằng: "Tôi chẳng cần, đấy là việc của Nhà nước!" - như vậy là chưa hòa nhập vào các khó khăn chung của Thành phố.

Nói về sự đồng thuận trong một khu tập thể, trước đây có ý kiến quan niệm 70 hay 80% tổng số hộ dân đồng tình là triển khai. Tôi thấy, nếu 80% thì không bao giờ có thể thực hiện được, vì một khu nhà 5 tầng, 20% đã nằm ở tầng 1 rồi, chỉ thêm vài hộ tầng trên cũng không đồng tình nữa thôi là dự án của chúng ta phá sản! Phù hợp nhất là triển khai khi đã đạt sự đồng tình của 2/3 số hộ dân.

Để thực hiện công cuộc chung này, có 3 nhà: Nhà nước, nhà đầu tư và nhà dân cùng phải đồng lòng. Nếu Thành phố muốn đô thị được khang trang, hiện đại hơn thì Thành phố phải tạo chính sách, cơ chế phù hợp, quan tâm vấn đề quy hoạch trong việc này. Nếu không đủ tiền để làm thì Thành phố phải bỏ tiền ra.

’’’"Tầng’’

Để từ bỏ một nếp cũ, không dễ...  (Ảnh: V.Đ).

Về phía doanh nghiệp, quan điểm rõ ràng là doanh nghiệp không thể bỏ tiền túi ra làm công ích được. Hỗ trợ lớn nhất của Thành phố với nhà đầu tư là khi chính sách đã có rồi, cần phối hợp với quận, phường để di dân, giải phóng mặt bằng, giúp nhà đầu tư. Còn về vốn, Nghị quyết 34 đã cho phép được vay đến 70%, theo tôi thế là quá tốt!".

Với các "tín hiệu" kiên quyết, dứt điểm kể trên, nhất là ngay sau thời điểm Nghị quyết của Chính phủ vừa có hiệu lực thi hành, chính sách khung Thành phố đang hoàn thiện dự thảo lần thứ 12, sắp ra đời - người trong ngoài cuộc tin rằng thời gian tới sẽ là "giai đoạn mới" cho việc cải tạo, xây lại các chung cư.

Vẫn biết, để từ bỏ một nếp cũ, không dễ - nhưng nếu những người dân còn chưa thông quan điểm nghĩ rộng hơn, thoát ra khỏi bốn bức tường căn hộ của mình, thấy rằng: Phá khu cũ đi, xây cao ốc mới đàng hoàng hơn, to đẹp hơn - Thành phố sẽ được gì? Người bỏ tiền túi ra xây nhà cho mình ở - chủ đầu tư sẽ được gì?... thì chắc rằng họ sẽ không chỉ lo "Nhà mình được gì, mất gì?" trong công cuộc chung nữa!

  • Tràng An Nguyễn (thực hiện)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,