221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
961464
Thực khách Đà Nẵng đồng loạt tẩy chay thịt heo
1
Article
null
Thực khách Đà Nẵng đồng loạt tẩy chay thịt heo
,

(VietNamNet) - Mấy ngày nay các quán bún giò - món quà sáng quen thuộc của người Đà Nẵng không một bóng thực khách.  Các thức quà "có thịt heo" và cả thịt heo tươi có dấu kiểm dịch cũng không người hỏi mua.

 

>> Xe heo "tai xanh" rùng rùng qua trạm kiểm dịch "ngủ"

Nhập mô tả vào đây

Cảnh ế ẩm ở các quán bún giò Đà Nẵng. (Ảnh: HC)

Điểm tâm “không thịt heo”: Chậm chân là… đói!

Mấy ngày nay, các quán bún giò nổi tiếng như bún bà Diệu trên đường Lê Đình Lý, bún Hương, bún Thuỷ trên đường Đống Đa, các quán bún trên đường Hoàng Diệu… đều ế ẩm. Thực khách vốn đã quen với món điểm tâm sáng quen thuộc này dồn tới các quán mì Tàu, mì Quảng.

Sáng 23/7, tại quán cafe Huy Hoàng trên đường Ngô Gia Tự trước sân vận động Chi Lăng, hàng chục người hết chuyện ASEAN Cup, quay sang đề tài khốn khổ tìm bữa sáng "không thịt heo".

 

Ai cũng kêu ca mấy ngày nay phải đi ăn sáng thật sớm bởi "Mới sáng bảnh mắt quán bún cá thu bà Lan (đường Lê Hồng Phong) đã hết; bún gà bà Vui, cũng hết. Quán bún, chả cá gần đó thì đông nghẹt, chen vô không có chỗ ngồi!”.

Anh Trần Mai thì xoa bụng… kêu đói: “Mấy bữa nay chẳng biết ăn sáng thứ gì nữa. Bún giò không dám đụng nữa rồi. Ăn xôi, cháo mãi cũng ngán!”.

 
Chị Tới, chủ quán cafe Huy Hoàng, góp lời: “Bà hàng xóm của tui bán bánh cuốn, mấy bữa nay không bán được. Vì bánh cuốn phải có thịt chấy (dăm bông, chả), làm bằng thịt heo. Nghe đâu trong Quảng Nam người ta đào heo bệnh chôn dưới đất lên làm nem, chả nên hết ai dám ăn!”…

 

Rồi tự nhận là người hay… ăn hàng, chị Tới phân tích: “Gà vịt hay trâu bò bị bệnh còn có thịt heo, chừ heo cũng bệnh thì không biết ăn thứ gì. Bánh mì xíu, bánh bèo đều phải dùng thịt heo làm nhân, ngay cả chả cá cũng dùng da heo trộn thêm vào, cháo chả, bún xương hay gì gì cũng dính tới thịt heo hết. Ăn tô bún bò nhưng nước bún nấu từ xương heo!”.

Có thể nói, từ khi nghe tin dịch heo “tai xanh” xuất hiện tại Quảng Nam, nhiều người tiêu dùng ở Đà Nẵng đã bắt đầu cảnh giác. Đến khi Đà Nẵng chính thức công bố, dịch bệnh này cũng bùng phát trên đàn heo ở 7 xã, phường của TP thì người tiêu dùng gần như

Tuy nhiên, các thực khách này cũng không biết sẽ có thể tẩy chay thịt heo đến bao giờ, khi mà dịch tai xanh vẫn đang hoành hành. Tâm lý chung của người dân Đà Nẵng là “chưa biết ăn thịt heo có bị gì không, nhưng nghe nói nó có bệnh thì tốt nhất nên tránh”.

Nhập mô tả vào đây

Người đi chợ tập trung vào hàng cá dù giá cả tăng vọt Ảnh: HC

Tẩy chay cả thịt heo có dấu kiểm dịch 

Chợ Cồn và chợ Hàn là hai đầu mối tiêu thụ thịt heo lớn nhất ở Đà Nẵng. Trước khi xảy ra dịch heo “tai xanh”, mỗi ngày 40 hộ kinh doanh ở chợ Cồn bán khoảng trên 35 tạ, nhưng mấy ngày gần đây đã giảm đến trên 50%. Chợ Hàn có 32 hộ, trước đây mỗi ngày tiêu thụ khoảng 10 tạ thịt, nhưng nay giảm tới 70%. 

Chị Lê Thị Hà bán thịt heo ở chợ Cồn cho biết, trước đây mỗi ngày chị bán trên 50kg, đến nay cao lắm chỉ còn khoảng 10kg/ngày và đang tiếp tục có chiều hướng giảm. “Đến nước đóng sạp thôi!” - chị than.

“Chị khổ thì tụi tui cũng cực . Đi chợ mấy bữa ni chẳng biết mua chi về ăn nữa!” - nghe chị Hà than, một chị đang đi chợ nói lại. 

Mà thật, thịt heo bị đẩy khỏi vai trò “chủ lực” trong các bữa ăn khiến giá các loại thực phẩm khác tăng vọt. Thịt bò từ 65.000 - 70.000 đồng/kg tăng lên 80.000 - 85.000 đồng/kg. Các loại cá tăng từ 3.000 - 5.000 đồng/kg; rau quả mỗi bó, mỗi kg tăng từ vài trăm đến cả ngàn đồng…
 
Chưa kể, nhiều loại rau, củ, quả khi chế biến cần có thịt heo, nay không dám đưa thịt heo vào thì không biết nấu nướng cách nào nữa. Bữa cơm của nhiều gia đình chưa lấy gì làm đủ đầy, nay lại càng đạm bạc hơn!

 

“Chẳng qua nhiều người lo sợ thái quá chứ thịt heo trong quầy của tui có đóng dấu kiểm dịch hẳn hỏi, có sao đâu mà họ cũng không mua. Trước đây mỗi ngày tui bán không dưới 3 con, giờ ngồi cả ngày mà có mấy chục kg cũng không hết nổi. Mấy ông thú y nói với bà con sao đó, chứ cứ thế này thì tụi tui chỉ có nước đóng sạp, lấy gì mà đóng thuế!” - chị Phạm Thị Hạnh, chủ quầy thịt lợn số 37 chợ Cồn bày tỏ.

 

Điều chị Hạnh nói không phải không có lý, và đây cũng là trách nhiệm của các ngành hữu quan như thú y, quản lý thị trường, các ban quản lý chợ… trong việc tuyên truyền cho người dân. Qua đó, giúp người tiêu dùng vừa tăng cường ý thức cảnh giác, phòng chống dịch heo “tai xanh”, vừa tránh tình trạng tẩy chay thịt heo không nhiễm bệnh có thể khiến không chỉ những người chăn nuôi, kinh doanh thịt heo lao đao mà đời sống của nhiều người khác cũng gặp khó khăn. 

  • Hải Châu
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,