221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
968524
Công trình chậm tiến độ: TP.HCM mất một tỷ đồng/ngày
1
Article
null
Công trình chậm tiến độ: TP.HCM mất một tỷ đồng/ngày
,

(VietNamNet) - TP.HCM hiện có 6 công trình trọng điểm, phải vay vốn ODA hơn 2 tỉ USD nhưng nhiều công trình chưa có vốn hoặc bố trí vốn không đủ nên tiến độ bị chậm.

’Đại
Đại lộ Đông Tây - Công trình "rùa bò" ở TP.HCM. Ảnh P.Trần

Làm việc với Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND TP.HCM sáng 9/8, Sở Giao thông Công chính cho biết: TP.HCM hiện có 6 dự án trọng điểm, trong đó có 4 dự án đang triển khai, gồm Dự án xây dựng đại lộ Đông Tây; Dự án cải thiện môi trường nước (giai đoạn 1); Dự án cải tạo vệ sinh môi trường (lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè) và Dự án xây dựng trung tâm điều khiển hệ thống chiếu sáng công cộng.

Ngoài ra, có 2 dự án đang chuẩn bị đầu tư là xây dựng tuyến đường sắt nội đô và cải thiện môi trường nước (giai đoạn 2). Tổng vốn đầu tư cho sáu dự án này là 2,7 tỷ USD, trong đó vốn đối ứng của thành phố chỉ 580 triệu USD, còn hơn 2 tỷ USD phải đi vay vốn ODA.

Trong số tiền phải đi vay, TP.HCM có trách nhiệm trả nợ 316 triệu USD, số còn lại thì trung ương “gánh giùm”. Thế nhưng, nhiều công trình trọng điểm này vẫn... chưa có vốn hoặc chưa được bố trí vốn đầy đủ để thanh toán nợ đọng, chuẩn bị đầu tư... nên không thể đẩy nhanh tiến độ. Bên cạnh đó, công tác phối hợp, điều hành giữa chủ đầu tư và các địa phương, sở ngành chưa được tốt khiến dự án bị chậm trễ.

Ông Huỳnh Ngọc Sỹ, Phó Giám đốc Sở Giao thông Công chính "tâm tư": “Nhiều đơn vị cứ xem việc này như của mình ngành giao thông mà lơ là, chậm trễ trong phối hợp khiến gây lãng phí. Vậy trách nhiệm ai chịu? Nhiều khi giám đốc sở ký văn bản đề nghị giải ngân nhưng kho bạc không đồng ý đành chịu. Đồng thời, khi thấy dự án khác thừa vốn mà có nơi lại thiếu, giám đốc sở muốn điều chuyển chỉ 100 triệu đồng thôi cũng không được!". Ông Sỹ nhấn mạnh: "Cứ chậm tiến độ một ngày thì TP.HCM mất đi 1 tỉ đồng".

Theo Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND TP.HCM, chuyện nơi thừa nơi thiếu vốn mà giám đốc sở không được điều phối dẫn đến công trình bị chậm trễ, lãng phí là chuyện đáng bàn. Tuy nhiên, đây là vướng về cơ chế, phải kiến nghị Trung ương tháo gỡ vì luật đã có qui định, chỉ có HĐND thành phố mới có quyền điều phối vốn, còn UBND không có quyền chứ đừng nói là giám đốc sở.

  • PV

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,