221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
970210
Vụ dùng kiếm tấn công: "Có dấu hiệu cấu thành tội phạm"
1
Article
null
Luật sư nhận định
Vụ dùng kiếm tấn công: 'Có dấu hiệu cấu thành tội phạm'
,

(VietNamNet) - Luật sư Đỗ Pháp: “Hành vi dùng kiếm tấn công nhân viên an ninh sân bay của ông Minh có dấu hiệu phạm các tội theo Điều 257 và 234 BLHS”

 

>> Hành khách dùng kiếm tấn công nhân viên an ninh sân bay

>> Vụ gây rối sân bay Đà Nẵng: Vô tình rơi vỏ kiếm?

>> Vụ dùng kiếm tấn công: “An ninh HK không vu khống”

 

Nhập mô tả vào đây

Luật sư Đỗ Pháp Ảnh: HC

Trả lời phỏng vấn VietNamNet ngày 12/8 về trường hợp Đỗ Hoài Phương Minh (PC26, Công an Bình Dương) dùng kiếm tấn công nhân viên an ninh sân bay Đà Nẵng, Thượng tá Võ Tương, Phó Công an quận Hải Châu (trực tiếp thụ lý vụ việc) từng đưa ra nhận định: “Vụ việc không có gì lớn, hậu quả chưa có gì và cũng không gây ồn ào, lộn xộn gì lắm trong sân bay”.

 

Tiếp đó, trên báo Thanh Niên ngày 14/8, Thượng tá Võ Tương cho rằng: “Khi đang gây gổ mà anh cầm hung khí thì rõ là anh sai rồi. Nhưng tội chống người thi hành công vụ chỉ cấu thành khi đương sự có tác động vào thân thể người thi hành công vụ, nên đối với trường hợp của Minh thì chưa cấu thành tội này vì chưa gây hậu quả cho ai.

 

Báo Tuổi Trẻ số ra cùng ngày cũng dẫn ý kiến Thượng tá Võ Tương cho rằng: “Ông Minh với tư cách là một chiến sĩ trong lực lượng nhưng có thái độ, lời lẽ không đúng, nếu có chuyện dùng kiếm để phản ứng với người thi hành công vụ lại càng không thể chấp nhận được. Tuy nhiên, do hậu quả gây ra chưa nghiêm trọng nên có lẽ chỉ dừng lại ở mức độ xử phạt hành chính. Sau khi xử lý xong, hồ sơ sẽ chuyển cho Công an Bình Dương để xử lý nội bộ theo qui định của ngành”.

 

Để rộng đường dư luận, ngày 14/8, VietNamNet đã có cuộc trao đổi với luật sư Đỗ Pháp (Trưởng Văn phòng Luật sư Đỗ Pháp, Đoàn Luật sư TP Đà Nẵng) về các vấn đề mang tính pháp lý liên quan đến vụ việc nêu trên.

 
LS. Đỗ Pháp: Qua thông tin báo chí cũng như biên bản hiện trường do Trung tâm An ninh Cụm cảng Hàng không miền Trung lập, cần phân định hành vi của ông Đỗ Hoài Phương Minh có rơi vào các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính hay không.

 

Theo sách “Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 1999” do NXB Công an nhân dân xuất bản năm 2001, mặt khách quan của các tội này được thể hiện ở các dạng hành động và không hành động. Một số tội phạm của loại tội này chỉ có thể được thể hiện ở dạng hành động, như tội chống người thi hành công vụ.

 

Nhập mô tả vào đây

Phương tiện Minh đã sử dụng để chống lại nhân viên an ninh Sân bay Đà Nẵng. Ảnh: NĐ

Mặt khách quan của tội này thể hiện ở hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác để không cho cá nhân, nhân viên thi hành chức trách của mình. Hành vi đe doạ dùng vũ lực phải mang tính chất hiện thực, tức là phải có cơ sở để người thi hành công vụ tin rằng nó sẽ được thực hiện ngay tức khắc.

 

Đối chiếu với hành vi của ông Minh, khi nhân viên an ninh hàng không yêu cầu đậu xe đúng nơi quy định thì không chấp hành và gây gổ. Cần xác định ông Minh có rút kiếm hay không? Nếu có, tức là đã dùng vũ lực và đe doạ dùng vũ lực. Trong trường hợp của ông Minh, việc nói rằng vỏ kiếm chỉ vô tình rơi ra là không có cơ sở.

 

Ông Minh có tấn công nhân viên an ninh hàng không hay chưa, thì phải xem xét toàn bộ diễn biến của vụ việc để chứng minh. Căn cứ biên bản hiện trường và tường trình của nhân chứng thì có thể thấy hành vi này của ông Minh là rất rõ. Còn đó là “kiếm” hay là “dao” thì đều là hung khí theo quy định của BLHS (vật sắt nhọn, dao, kiếm, cây tự tạo…)

 

Như vậy có thể thấy hành vi của ông Minh có dấu hiệu cấu thành tội chống người thi hành công vụ theo Điều 257, khoản 1 BLHS: “Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm”.

 

- Nhưng theo lãnh đạo Công an quận Hải Châu thì ông Minh “chưa gây hậu quả cho ai” nên chưa bị xem là chống người thi hành công vụ?

 

LS. Đỗ Pháp: Theo tôi, nói như vậy là chưa chính xác. Như trên đã nói, tội chống người thi hành công vụ thể hiện ở hành vi dùng vũ lực và đe doạ dùng vũ lực. Có nghĩa chỉ cần “đe doạ dùng vũ lực” là đã phạm vào tội này rồi, chứ không phải đợi tới lúc tác động vào thân thể người thi hành công vụ, gây ra thương tích.

 

Mặt khác, hậu quả do một hành vi phạm tội gây ra không chỉ được xét trên khía cạnh vật chất, sức khoẻ mà cả về tinh thần. Rõ ràng hành vi của ông Minh không chỉ gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự, nguyên tắc làm việc của lực lượng an ninh sân bay và còn tạo ra dư luận xã hội rất xấu, nhất là khi ông lại là một cán bộ công an. Những hậu quả đó còn nghiêm trọng hơn nhiều so với hậu quả đối với sức khoẻ của người thi hành công vụ.

 

-

Nhập mô tả vào đây

Làm việc với Công an tại Trung tâm An ninh hàng không, Minh ngồi quay lưng, "buôn" điện thoại. Ảnh: N.Đ

Ngoài tội chống người thi hành công vụ, ông thấy hành vi của ông Minh có dấu hiệu phạm vào tội nào khác nữa hay không?

 

LS. Đỗ Pháp: Căn cứ Điều 234 BLHS về tội vi phạm quy định về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ để đối chiếu với trường hợp của ông Minh, có thể thấy ông đã sử dụng thanh kiếm là công cụ hỗ trợ để thực hiện hành vi chống người thi hành công vụ.

 

Căn cứ Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao, mục 2.2, điểm a thì các công cụ, dụng cụ như búa, đinh, dao phay, các loại dao sắc, nhọn… đều thuộc loại “phương tiện nguy hiểm”. Cho nên, hành vi của ông Minh cũng có dấu hiệu cấu thành tội vi phạm quy định về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ theo Điều 234 BLHS.

 

- Thưa LS, trong hồ sơ vụ án, giữa biên bản hiện trường do cơ quan chức năng lập và lời khai của đương sự tại cơ quan công an thì cái nào có giá trị pháp lý hơn?

 

LS Đỗ Pháp: Về nguyên tắc pháp lý, biên bản lập tại hiện trường là cơ sở pháp lý để xem xét quá trình diễn biến, bối cảnh xảy ra vụ việc. Đương sự có quyền không ký biên bản, nhưng điều đó không có nghĩa là biên bản không có giá trị. Trong vụ việc này thì quan hệ nhân quả đã thể hiện rất rõ. Hành vi của ông Minh, biện pháp của an ninh sân bay và sự xuất hiện của các cơ quan chức năng, cụ thể là công an, đều lần lượt diễn ra một cách logic.

 

Căn cứ Điều 10 Bộ luật Tố tụng Hình sự thì trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không bắt buộc phải chứng minh mình vô tội. Khi tiến hành điều tra phải căn cứ biên bản hiện trường, lời khai của các bên liên quan, nhân chứng… để xác định sự thật của vụ án.

 

Trong trường hợp này, biên bản hiện trường và tường trình của nhân chứng hoàn toàn phù hợp với nhau, chỉ có lời khai của đương sự tại cơ quan công an là ngược lại. Do đó, không thể chỉ dựa vào lời khai của đương sự để bác bỏ biên bản hiện trường. Nếu chỉ nghe một phía, không kiểm tra đối chiếu thì khi đưa ra kết luận sẽ không khách quan và sẽ có hiệu ứng dây chuyền. Những người liên quan có quyền khiếu nại lên cơ quan thẩm quyền cấp trên.

 

Đối với vụ việc của ông Minh, không ai có thể chấp nhận một kết thúc và một cách giải quyết không đảm bảo tính pháp lý, phù hợp với quy định của pháp luật để bảo vệ kỷ cương phép nước. Tuy nhiên, hiện cơ quan công an vẫn chưa đưa ra kết luận cuối cùng về vụ việc này nên chúng ta vẫn có thể hy vọng việc xử lý sẽ đúng với bản chất mà nó vốn có!

 

- Xin cám ơn ông!

  • Hải Châu (thực hiện)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,