221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
982454
Trông giữ mũ bảo hiểm: Điểm công cộng... giật thót
1
Article
null
Trông giữ mũ bảo hiểm: Điểm công cộng... giật thót
,

(VietNamNet) - Từ ngày mai, mũ bảo hiểm ồ ạt "xuống đường", nhưng có thể đối mặt với nạn "cầm nhầm" do các siêu thị, công viên, bệnh viện, trường học và nhất là khu phố cổ, chưa nơi nào có chỗ trông giữ mũ riêng. 

Siêu thị, công viên: Mất mũ... phải chịu!

Dạo qua một số siêu thị có tiếng tại Hà Nội như FiviMart, Intimex, Thái Hà, siêu thị Hà Nội và 2 "đại siêu thị" BigC, Metro, điều phóng viên VietNamNet nhận thấy là tại các điểm này đều chưa có nơi gửi mũ bảo hiểm (MBH) riêng cho khách. 

Tại siêu thị BigC và Metro, mặc dù lượng khách vào ngày thứ 6 khá đông nhưng hầu hết MBH đều treo ngay trên xe.

Mũ bảo hiểm phải để tại xe (Chụp tại Siêu thị Metro)

Gương xe máy cũng được "đội" MBH (Chụp tại siêu thị Metro).

Để chống bị "cầm nhầm", khách đến siêu thị phải dùng dây chun buộc cứng MBH vào giỏ xe. Cẩn thận hơn, có người còn móc quai mũ dưới yên xe và khoá thật kĩ. 

Cầm chiếc MBH Lucky trên tay, ông Phạm Văn Minh ở quận Ba Đình chán nản nói: "Đây là chiếc mũ thứ 4 tôi mua trong vòng một tháng trở lại đây. 3 tuần trước, mỗi tuần tôi mất một chiếc khi vào siêu thị BigC và Metro mua hàng".

’Mũ

MBH treo "hờ hững" trên tay lái... (Chụp tại siêu thị BigC)

và để trên giỏ xe đều rất dễ bị cầm nhầm (Chụp tại siêu thị Hà Nội-đường La Thành)

MBH để trên giỏ xe đều rất dễ bị "cầm nhầm" (Chụp tại siêu thị Hà Nội-đường La Thành).

Trước khi vào siêu thị, ông Minh cẩn thận tháo quai chiếc mũ mới mua luồn vào móc khoá yên, bấm chốt an toàn trên mũ rồi mới đóng yên xe xuống. Tuy đã cẩn thận như vậy rồi nhưng ông Minh cũng như nhiều vị khách khác vẫn chẳng dám chắc lúc ra lấy xe, chiếc MBH của mình còn hay mất.
 
Anh Định - người đi cùng ông Minh nói: "Nếu các siêu thị có chỗ để MBH riêng thì chúng tôi yên tâm biết mấy!"

Móc vào khoá yên cũng chưa chắc đã yên tâm

Móc vào khoá yên cũng chưa yên tâm.

Một nhân viên bảo vệ tại siêu thị Metro cho biết: "Tại Metro, khách có thể mang MBH vào gửi tại phòng gửi đồ của siêu thị. Tuy nhiên, do nhiều vị khách không biết nên cứ để mũ ngay tại xe mà bãi gửi xe lại quá đông nên nhiều khi lực lượng bảo vệ chúng tôi khó có thể quán xuyến được hết".

Tại các điểm vui chơi công cộng như Vườn thú Hà Nội, Công viên Thống Nhất, Công viên Bách Thảo... tình hình cũng không khả quan hơn. Theo những người trông giữ xe, ai vào công viên muốn gửi MBH thì họ trông, nếu không gửi, bị mất thì... phải chịu (?!)

Ông Nguyễn Văn Hùng - Phó Tổng giám đốc Vườn thú Hà Nội cho biết: "Ngay từ khi Thành uỷ Hà Nội có chỉ thị khuyến khích CBCC trên địa bàn thành phố đội MBH khi đến công sở, Ban Giám đốc Vườn thú Hà Nội đã quán triệt tới từng đơn vị thành viên về việc đội MBH. Đồng thời, chúng tôi cũng đã chuẩn bị phương án tổ chức, sắp xếp địa điểm trông giữ MBH cho người dân vào tham quan vườn thú. Tuy nhiên, do thời gian gấp gáp nên chưa thể tổ chức được việc trông giữ MBH trước thời điểm 15/9".

’ởngất

Rất nhiều MBH phải "ở lại" bãi giữ xe (Chụp tại siêu thị Metro).

Phải để lại bãi giữ xe vì không có chỗ gửi riêng (Chụp tại siêu thị BigC)

MBH được treo ở xe vì không có chỗ gửi riêng (Chụp tại siêu thị BigC).

Phố cổ: Trông xe còn khó, nói chi... MBH!

Gửi được chiếc xe máy với giá 2.000đ trên phố Hàng Đào, PV VietNamNet ngỏ ý muốn gửi thêm chiếc MBH thì anh nhân viên trông xe "than": "Có trả tôi 20.000đ tôi.. cũng chịu! Không có người trông, mà nếu nhận lời mà không trông mũ cho người khác thì... chết!

Anh này còn cẩn thận dặn: "Cứ treo trên xe, may thì... không mất, còn nếu mất, tôi... không chịu trách nhiệm".

’Các

Các tuyến phố cổ Hà Nội phải "xén" hè để trông xe đã quá chật chội, lấy đâu ra chỗ để mũ bảo hiểm

Tại cổng chợ Đồng Xuân (chật cứng xe ra xe vào), anh trông xe, khi được hỏi "Có cho gửi mũ kèm theo xe được không?", xua tay: "Đi chỗ khác gửi! Trông xe còn chẳng có chỗ, ai rỗi việc đi trông mũ nữa?".

Cả buổi chiều phóng viên đều bị tất cả các bãi xe trong khu vực phố cổ từ chối nhận xe, dù sẵn sàng trả phí trông giữ riêng cho chiếc MBH.

Một người dân sống trên phố Hàng Đường cho biết, vào lúc cao điểm gửi được cái xe trên các tuyến phố cổ đã khó, nên không bãi xe nào sẽ nhận trông MBH. Còn nếu cố tình treo ở xe thì mất là điều... chắc chắn. 

Ông Tâm (nhà ở quận Hoàng Mai chỉ "quên" chiếc MBH trên xe tại điểm trông giữ xe đầu phố Hàng Lược, 5 phút sau quay lại, chiếc mũ đã "bốc hơi". Ông đành vội  vàng chạy xe đi mua ngay chiếc khác, vì theo ông "Mai không có mũ, có mà... cụt chân" (?!) .

Không ái dám để lại mũ bảo hiểm trên xe vì sợ mất, còn nhân viên trông xe thì nhất quyết không nhận trông mũ (ảnh chụp tại phố hàng Giấy)

Không ái dám để lại mũ bảo hiểm trên xe vì sợ mất, còn nhân viên trông xe thì nhất quyết không nhận trông mũ (ảnh chụp tại phố hàng Giấy)

Trao đổi với VietNamNet về giải pháp trông giữ MBH tại các bãi xe trong khu phố cổ, ông Khuất Đăng An - Chánh văn phòng UBND quận Hoàn Kiếm than trời: "Bất cập, bất cập lắm! Các điểm trông giữ xe trên phố cổ mà các phường bố trí đã rất chật chội, hầu hết đều do "xén" hè hoặc lòng đường làm nơi trông giữ xe, nên chưa thể trông thêm MBH".

Ông An cũng cho biết thêm: "Hiện tại quận cùng các đơn vị chức năng đang nghiên cứu phương án để các điểm trông giữ xe chấp nhận trông giữ cả MBH khi khách có nhu cầu, và trong thời gian tới thì chưa thể triển khai ngay được việc trông mũ cho khách gửi xe trên phố cổ". 

Công sở, trường học, bệnh viện: Hoặc tự quản, hoặc... rút ví"!

Không đầy 20 tiếng đồng hồ trước khi CBCC trên địa bàn Hà Nội phải đội MBH khi đi mô tô xe máy, PV VietNamNet "mục sở thị" quá trình chuẩn bị tại một số trường học, bệnh viện trên địa bàn Hà Nội. 

Đại học Bách khoa Hà Nội với trên 2.000 CBCC những ngày qua luôn xôn xao câu chuyện MBH, từ cán bộ nhà trường đến cả người giữ xe.

Ông Hùng, Phó phòng Tổ chức cán bộ cho hay, dù phòng của ông chưa nhận được văn bản nào từ cấp trên nhưng thông tin phải đội MBH từ ngày mai đã được một công ty bảo hiểm "thông báo" đến tận phòng.

Số là, trước cơn sốt MBH, công ty này đã có chương trình khuyến mãi rất hấp dẫn khiến những CBCC của trường này phải "xiêu lòng": Mua một bảo hiểm xe máy, bảo hiểm thân thể hoặc một loại bảo hiểm bất kì sẽ được tặng một MBH.

MBH xếp chồng trên bàn làm việc Phòng Tổ chức cán bộ của ĐH Bách khoa. (Ảnh: H.L)

MBH xếp chồng trên bàn làm việc Phòng Tổ chức cán bộ của ĐH Bách khoa. (Ảnh: H.L)

Có hơn 60% CBCC trường này đã có MBH, số còn lại dù đã mua bảo hiểm nhưng chưa thể có mũ vì công ty bảo hiểm kia xin khất với lí do thị trường mũ đang "cháy", công ty chưa mua được.

Nhưng điều làm nhiều CBCC "băn khoăn" là, giá một dịch vụ bảo hiểm trên dưới 60.000đ, trong khi lại được khuyến mãi 1 chiếc mũ thì không hiểu, chất lượng mũ này đến đâu?!

Trong khi đó, bác Ngọc, phụ trách nhà xe của CBCC cũng có nỗi niềm riêng: Chưa nghe lãnh đạo nhà trường nói gì về quy định giữ mũ, giá cả. Nếu nhà trường "lệnh" giữ mũ thì cũng thực hiện nhưng rất khó khăn, vì chỗ để xe đã quá chật, nay thêm 2.000 cái mũ thì lấy chỗ đâu ra.

Vậy nên, những cán bộ Phòng Tổ chức cán bộ như ông Hùng vẫn phải "chất đống" MBH lên bàn làm việc vốn đã quá nhỏ hẹp!

Tại Bệnh viện K, phụ trách nhà giữ xe của CBCC Trần Đình Đạt cho biết, bệnh viện chưa có chủ trương cho trông mũ. Cán bộ, bác sĩ vẫn phải tự trông. Còn để ở nhà xe mất là chuyện "hên xui"!

MBH được trông với giá 2.000 đ/chiếc tại nhà xe Bệnh viện K. (Ảnh: H.L)

Thế nhưng, cách đó không xa, ở một nhà xe khác, 2 nhân viên của nhà xe vẫn trông mũ cho người nhà bệnh nhân với giá 2.000 đ/mũ. Số được ghi lên mũ, mũ nằm lăn lóc trên 1 tấm ván kê ngay dưới nền. Hai nhân viên này cho biết: "mất họ sẽ đền, bởi đã mở dịch vụ thì phải chấp nhận rủi ro"!

Ông Hoàng Thanh, Trưởng phòng Chính trị và Công tác sinh viên Học viện Ngân hàng cho hay, Học viện Ngân hàng vẫn chưa nhận được Chỉ thị 18 của Thành uỷ. Tuy vậy, để chuẩn bị thực hiện đúng Nghị định 32 của Chính phủ vào tháng 12 tới, Học viện đã thành lập Ban chỉ đạo (gồm Đảng uỷ, Ban Giám đốc Học viện) về vấn đề này. Theo đó, cán bộ và học sinh sinh viên sẽ không được vào trường nếu không đội MBH khi đi mô tô xe máy. Hàng ngày, trực ban, thanh niên tự quản sẽ có báo cáo. Song, phương án trông giữ MBH thế nào cho cán bộ học sinh, sinh viên vẫn còn... đang bàn".

Chị Hà, ngõ 163 Đại La cho PV VietNamNet biết, chiều qua, khi từ cơ quan về nhà, ghé vào chợ Mơ, phí gửi xe chỉ 2.000đ nhưng phải mất đến 6.000đ cho cái MBH. Chị tâm sự thêm, cứ thế này, đội mũ dỏm đi làm, đi chợ, cứ treo ở xe, mất khỏi tiếc. Còn mũ xịn để dành phòng khi về quê mới đội.

Xem ra, để thực hiện việc đội MBH khi đến công sở hay trên mọi tuyến đường được người dân nghiêm chỉnh chấp hành, cần phải có quy định quyền, trách nhiệm, cũng như giá cả thống nhất đối với các điểm trông giữ xe, giữ MBH!

  • Công Thanh - Lan Thương - Hà Lê
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,