221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
986340
Lợn chết nhiều do nhiễm virus tai xanh độc lực cao
1
Article
null
Lợn chết nhiều do nhiễm virus tai xanh độc lực cao
,

(VietNamNet) - Kết quả phân tích của đoàn chuyên gia Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO) cho thấy, virus PRRS đang lưu hành tại Việt Nam là độc lực cao. Điều này đồng nghĩa, lợn mắc bệnh sẽ bị sốt cao hơn, tỷ lệ tử vong cao hơn và dịch bệnh lan càng nhanh. 

Tỷ lệ chết ở đàn lợn là 20% nếu nhiễm virus PRRS độc lực cao.
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia Phòng chống dịch cúm gia cầm chiều 25/9, Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN- PTNT) Hoàng Văn Năm nói rằng, kết quả xét nghiệm cũng ghi nhận, 99% chủng virus PRRS (Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn, còn gọi là bệnh tai xanh) đang lưu hành tại Việt Nam tương đồng với các chủng virus đang lưu hành tại Trung Quốc. 

Trước đó, theo kết quả xét nghiệm bằng phương pháp nhân gen ngược của đoàn chuyên gia Trung Quốc (đã sang Việt Nam lấy mẫu bệnh phẩm ở Khánh Hòa), thì 100% chủng virus tai xanh ở Việt Nam cũng tương đồng với chủng độc lực cao tại nước láng giềng này. Nếu nhiễm virus độc lực cao, tỷ lệ chết ở đàn lợn mắc bệnh có thể lên tới 20% so với mức 2% nếu nhiễm virus độc lực thường. 

Theo Trung tâm Chẩn đoán Thú y TƯ (Cục Thú y), nguồn gốc về gen học của chủng độc lực cao là ở Trung Quốc; song, nguyên nhân khiến đàn lợn Việt Nam bị lây nhiễm đến nay vẫn chưa xác định được (có thể do vận chuyển lợn, do người... ).

Để phòng chống bệnh tai xanh độc lực cao, biện pháp vẫn được sử dụng là tiêm phòng văc-xin kết hợp các biện pháp thú y. Tuy nhiên, hiện trên thế giới duy nhất có Trung Quốc sản xuất được văc-xin chống virus PRRS độc lực cao. Nước này có khoảng 13 công ty sản xuất văc-xin, nhưng hầu như chỉ tập trung vào 3 công ty lớn. Đến nay, họ cũng chưa có giấy phép xuất khẩu loại văc-xin trên.

Ở nước ta đang có 3 ổ dịch tai xanh tại các tỉnh Khánh Hoà, Cà Mau, Lạng Sơn. Trong đó, tại tình hình dịch tại tỉnh Cà Mau đặc biệt phức tạp, dịch bệnh lại xảy ra tại Trung tâm Giống nông nghiệp Cà Mau, đơn vị cung cấp giống cho tỉnh, khiến nguy cơ lây lan trên diện rộng rất cao. 

Riêng dịch cúm gia cầm và dịch lở mồm long móng Việt Nam hiện đang khống chế tốt, không có ổ dịch nào được ghi nhận.

  • H.Yên
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,