221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
990802
Tây Bắc: Nhiều xã bị cô lập, giao thông ách tắc
1
Article
null
Tây Bắc: Nhiều xã bị cô lập, giao thông ách tắc
,

(VietNamNet) - Mưa lũ sau bão số 5 đã gây thiệt hại nặng nề tại các tỉnh Tây Bắc. Theo thống kê chưa đầy đủ từ các địa phương, hiện các tinh Hòa Bình, Yên Bái và Sơn La đã có trên 20 người chết và mất tích. Nhiều xã đang bị cô lập, nhiều tuyến đường bị "cắt nhỏ"...

>> Xuyên đêm vào rốn lũ Tây Nghệ An
>> Lũ lịch sử: Hoảng loạn giữa biển nước
>> Lũ lịch sử: Ngập, sập, vỡ đê và ách tắc giao thông
>> Thủ tướng ra công điện về phòng, chống lũ 
>> Lũ sông Đà và hạ du sông Hồng cũng đang lên!
>> Lũ một số sông ở Thanh Hóa, Nghệ An sẽ đạt đỉnh

Lũ qua, đối diện với nhiều khó khăn

CTV VietNamNet tại Hòa Bình vừa chuyển về những thông tin mới nhất: Cơn lũ lịch sử đã làm 10 người chết và mất tích, tổng thiệt hại khoảng 82,5 tỉ đồng.

a
 Hàng chục nhà dân của xóm Đầm Đa, xã Phú Lão (Lạc Thuỷ) bị ngập trong nước - Ảnh: Đức Phượng
Lũ lụt sau cơn bão số 5 đã gây thiệt hại lớn về người và của cho tỉnh Hòa Bình. Nhiều địa phương nhà cửa, tài sản bị lũ cuốn trôi; lúa, hoa màu bị ngập úng; sạt lở đất, đá gây ách tắc giao thông, vỡ đập thuỷ lợi... Các huyện Mai Châu, Đà Bắc, Lạc Thuỷ, Yên Thuỷ mất thông tin liên lạc và cô lập về giao thông. 

Tính đến 15h ngày 6/10/2007, toàn tỉnh đã có 7 người chết và 3 người mất tích. Trong đó, huyện Tân Lạc 1 người, Lạc Thuỷ 2 người, Kim Bôi 1 người, Đà Bắc 1 người do lũ cuốn trôi, Kỳ Sơn 1 người do lật thuyền, Mai Châu 1 người do sạt lở đất. Huyện Lạc Thuỷ có 3 người bị mất tích, hiện đang tìm kiếm.

a
Lực lượng cứu hộ di dân khỏi vùng nguy hiểm - Ảnh: Đức Phượng
Úng ngập trên diện rộng đã gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và đời sống của 4.600 người dân các huyện Lạc Thuỷ, Yên Thuỷ, Cao Phong, Kỳ Sơn và thành phố Hòa Bình.

Đặc biệt, do nước lũ sông Bôi dâng quá nhanh khiến 4.624 người lâm vào cảnh ngập lụt và bị cô lập phải ứng cứu di dời đến các vị trí an toàn. Trong đó có 2.140 người đã được di dời.

Sản xuất nông nghiệp cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, với trên 4.000 ha lúa, 3.000 ha ngô và cây màu bị ngập và vùi lấp, 1.000 ha mía và cây ăn quả bị hư hỏng, ngập và tràn 170 ha thuỷ sản, trôi 37 lồng cá.

Lũ lớn đã làm quốc lộ 6 bị sạt lở, sói trôi nền đường tại nhiều vị trí gây ách tắc giao thông ở các đoạn dốc Cun, dốc Quy Hậu và dốc Tòng Đậu, với khối lượng khoảng 6.000m3 đất đá. Tại khu vực Dốc Thung Khe, từ Km 132 đến km 134, nước sói trôi 3/4 mặt đường nhựa, gẫy nứt nhiều đoạn, ách tắc giao thông đến thời điểm này vẫn chưa khắc phục được. Đường 433 đất đá sạt lở khoảng 3.000 m3, nhiều đoạn bị cắt nền đường vào 2 m với tổng chiều dài trên 300 m, trôi, sập, hư hỏng 10 cống qua đường. Quốc lộ 15, quốc lộ 12B, quốc lộ 21 nhiều đọan bị ngập sâu từ 1 -1,5m, đất đá sạt lở ước khoảng 2.000m3. 

Tại huyện Mai Châu, các tuyến đường Xà Lĩnh - Hang Kia, thị trấn mai Châu - Bao La, Đồng bảng - So Lo, Vãng - Pù Bin đang bị ách tắc không đi lại được do đất đá sạt lở, khối lượng khoảng 15.000 m3 cùng 5 cầu treo và 3 cầu liên xóm bị cuốn trôi. Huyện Tân Lạc, lũ cuốn trôi 3 cầu treo, các tuyến đường bị sạt lở gây ách tắc giao thông. Riêng xã Trung Hòa đường đi các xóm bị ách tắc học sinh tiểu học phải nghỉ học 2 ngày do giáo viên không đến được trường.

h
Phân luồng xe qua vùng ngập lũ - Ảnh: Đức Phượng
Mưa lũ cũng làm nhiều công trình thuỷ lợi bị ảnh hưởng nghiêm trọng như vỡ đập đất hồ Chát (xã Phú Lương - huyện Lạc Sơn). Nhiều hồ bị nước dâng và tràn qua đập đất các và 13 hồ ở các huyện Lạc sơn, Yên Thuỷ, Tân Lạc, Lạc Thuỷ và thành phố Hòa Bình có nguy cơ tràn nhưng đều được ứng cứu kịp thời nên không xảy ra vỡ đập 

Các lực lượng công an, bộ đội đã giúp sơ tán kịp thời nhân dân các xã Đoàn Kết, Ngọc Lương, Hữu lợi (Yên Thuỷ), Khoan Dụ, Yên Bồng, Cố Nghĩa, Hưng Thi, Phú Lão (Lạc Thuỷ) tới nơi an toàn.

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 5, UBND tỉnh đã chỉ đạo dừng mọi cuộc họp để tập trung nhân lực, kinh phí cho việc khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra.

Cơn lũ lịch sử đi qua, nhân dân nhiều nơi trong vùng nước ngập, vùng bị sạt lở đang đối diện với rất nhiều khó khăn như đi lại, thiếu lương thực, thực phẩm, thiếu điện, thiếu nước.

Nhiều tuyến đường bị "cắt nhỏ"!

CTV VietNamNet tại Yên Bái cho biết, giống như các địa phương ở Bắc trung Bộ và miền Bắc, khu vực Tây Bắc trong đó có Yên Bái bị ảnh hưởng của cơn bão số 5 nên mưa to trên diện rộng đã làm xảy ra lũ lớn chiều và đêm ngày 5/10.

d

Không còn con đường nào khác, một sợi dây giúp người dân vượt lũ - Ảnh: Báo Yên Bái điện tử

Nước lũ trên các dòng sông, dòng suối lớn tại đã gây thiệt hại tại nhiều vùng trên địa bàn tỉnh. Nhà cửa, hoa màu, đường xá bị cuốn trôi... Đến thời điểm này, tại Yên Bái đã có 2 người thiệt mạng do bị lũ cuốn trôi và sạt lở vùi tại huyện Văn Chấn và Trạm Tấu.

Lũ lớn xảy ra đêm 5/10 đã làm tuyến quốc lộ 32 từ thị xã Nghĩa Lộ đi huyện Mù Cang Chải và tỉnh lộ Nghĩa Lộ đi huyện Trạm Tấu đã bị tắc nghẽn, sạt lở. Nhiều điểm tuyến đường trọng yếu của Yên Bái như điểm Km 270 + 80 và đoạn đường đèo Khau Phạ bị tắc từ đêm 4/10 đến hôm nay.

f
Ảnh: Báo Yên Bái điện tử
v
Ảnh: Báo Yên Bái điện tử

Mưa lớn đã là QL 32 bị sạt lở trên 50 điểm với hàng nghìn m3 đất đá Thông tin chúng tôi mới nhận được, chiều tối nay, QL32 đã được thông tuyến, nhưng chỉ ưu tiên xe có trọng tải nhẹ. Các đơn vị giao thông vẫn đang bám trụ để tiếp tục khắc phục những điểm trọng yếu.

Ngoài ra, nhiều tuyến đường liên xã, liên huyện ở các huyện Văn Chấn, thị xã Nghĩa Lộ, huyện Trạm Tấu... bị hỏng nặng. Dự tính trong khoảng từ 2 - 3 ngày tới, nhiều tuyến đường liên huyện, liên xã mới được thông được tuyến.

h
Ảnh: Báo Yên Bái
Theo thống kê chưa đầy đủ, cơn lũ đã làm sập 30 ngôi nhà ở các huyện Trạm Tấu, Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ..  

Ngay khi xảy ra lũ quét, các lực lượng công an, quân đội và dân quân địa phương đã có mặt tại các điểm xung yếu giúp nhân dân di dời nhà cửa và bảo vệ tài sản, đối phó với lũ.

Kinh hoàng lũ ống, lũ quét

Chiều tối 6/10, CTV VietNamNet từ Sơn La báo về, mưa lớn từ mấy ngày trước đã gây lũ ống, lũ quét và sạt lở núi trên địa bàn nhiều huyện ở Sơn La như Mộc Châu, Yên Châu, Mường La, Phù Yên... Đến 10h sáng 6/10, mưa vẫn to tại Sơn La

Theo thông tin chưa đầy đủ, mưa lũ đã làm 10 người chết và mất tích tại Sơn La.

Hồi 13h30 phút, ngày 5/10, tại km 174 + 800 thuộc địa phận bản Chiềng Đi, xã Vân Hồ, huyện Mộc Châu (Sơn La) đã xảy ra một vụ sạt lở núi nghiêm trọng. Hơn 4.000m3 đất đá từ trên núi trôi xuống làm sập toàn bộ ngôi nhà ở và kho chứa khoảng 170 tấn ngô của gia đình ông Nguyễn Đình Suy (SN 1965).

k

Hậu quả, ông Suy cùng 2 cháu nhỏ là Nguyễn Đức Anh (SN 1991); Đoàn Kim Tuyến (SN 1992) chết tại chỗ. Ngoài ra còn làm hỏng 1 ôtô tải, 2 xe máy của gia đình, ước thiệt hại khoảng 1 tỷ đồng.

Trước đó (chiều 4/10), trên địa bàn huyện Mộc Châu đã xảy ra lũ ống, lũ quét và sạt lở núi ở nhiều nơi làm mất tích 4 người, trong đó có 2 công nhân của công ty Công ty Đầu tư xây dựng huyện Mộc Châu (đang thi công xây dựng trung tâm giáo dục lao động của huyện không kịp di chuyển lên điểm cao bị lũ cuốn trôi.  2 công nhân này là Vũ Ngọc Phanh (65 tuôi) và Nguyễn Văn Khánh (18 tuổi).

4 nạn nhân xấu số còn lại là cô giáo Ngô Thị Mến (Giáo viên trường mầm non Là Mường; bà Vi Thị Toọng ở bản Pa Phang, xã Chiềng Hắc. Đặc biệt, có 2 cháu bé từ 6 đến 8 tuổi bị đất đá vùi chết tại xã Quang Minh (Mộc Châu) đã tìm thấy nhưng chưa xác định được danh tính. Một nạn nhân còn lại vẫn chưa tìm thấy.

h

Hiện công tác tìm kiếm thi thể nạn nhân này đang được các cơ quan chức năng tiếp tục tìm kiếm.

Tại từ km 174 đến km 200 đã có 17 điểm sạt lở, gây tắc đường không thể đi lại, hiện vẫn chưa thông đường. Công ty quản lý sửa chữa đường bộ 224 đã huy động 40 công nhân và máy móc đến khắc phục thông đường.

Hai thị trấn của huyện Mộc Châu là Thị trấn Nông trường và Thị trấn Mộc Châu đã bị cô lập. Đêm qua đến rạng sáng nay, tại tiểu khu 19/8, thị trấn Mộc Châu, nước lũ đã tràn về, do không phát hiện kịp, toàn bộ khu dân cư bị ngập, gây thiệt hại về tài sản cho người dân rất lớn.

Mưa lũ đã xảy ra trên 5 xã thuộc huyện Mộc Châu, hiện một số xã vẫn đang bị cô lập, chưa thể liên lạc được. Tính đến thời điểm này, huyện Mộc Châu đã bị mất khoảng 400 ha hoa màu; 2.500 con gia súc, gia cầm; 3200 tấn ngô, trong đó bị cuốn trôi 225 tấn.

h
Ảnh: Báo Yên Bái điện tử

Mưa lũ cũng là cô lập huyện Mộc Châu, quốc lộ 6 đến Mộc Châu nhiều đoạn bị sạt lở nghiêm trọng, đặc biệt có đoạn sạt lở 100m tại xã Chiềng Hắc.

Ngoài ra, nhiều cầu treo đã bị nước lũ cuốn trôi; 21 phòng học bị ngập nước, một số trường như PTTH Mộc Lỵ, trường Dân tộc Nội trú, trường cấp 2,3 Chiềng Sơn... đã phải cho học sinh nghỉ học.

Nhiều người dân tại Sơn La và Mộc Châu đánh giá đây là một trận lũ kinh hoàng, 60 năm qua mới xảy ra. Thiệt hại do lũ quét, lũ ống gây ra tại Sơn La vẫn chưa thống kê hết được.

Hiện nay, các huyện xảy ra lũ quét, lũ ống và lụt ở Sơn La đang khẩn trương khắc phục hậu quả, nối lại các tuyến đường và ổn định đời sống nhân dân. 

  • Sa Sơn -  Đức Phượng - L.M
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,