221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
990824
Lũ lịch sử: ít nhất 55 người chết và mất tích
1
Article
null
Lũ lịch sử: ít nhất 55 người chết và mất tích
,

Tính đến 8h sáng nay (7/10) đã có ít nhất 55 người chết, mất tích (Nghệ An 21 người; Thanh Hoá 11 người; Hoà Bình 10 người; Sơn La 10 người; Ninh Bình 1 người; Yến Bái 2 người).

>> Lũ lịch sử: Hoảng loạn giữa biển nước 
>>
Tây Bắc: 22 người chết, mất tích; nhiều xã bị cô lập
>> Xuyên đêm vào rốn lũ Tây Nghệ An 
>>
Lũ lịch sử: Ngập, sập, vỡ đê và ách tắc giao thông 
>>
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Không được để dân thiếu đói!

Vỡ đê sông Bưởi.
Sau cơn bão số 5, mưa lớn kéo dài đã xuất hiện trận lũ lịch sử trong vòng 45 năm qua đang tàn phá các tỉnh miền núi phía Bắc và Trung Bộ, nặng nhất là các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Ninh Bình, Hoà Bình, Sơn La, Yên Bái...

Lũ dữ đã làm vỡ nhiều đoạn đê, đập thuỷ lợi, sạt lở đất đá làm ách tắc nhiều tuyến giao thông...gây thiệt hại rất lớn ở các tỉnh này. Nhiều vùng dân cư ở các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Ninh Bình, Hoà Bình, Yên Bái, Sơn La... hiện vẫn bị ngập chìm trong nước.

Tính đến 8h sáng nay (7/10) đã có ít nhất 55 người chết, mất tích (Nghệ An 21 người; Thanh Hoá 11 người; Hoà Bình 10 người; Sơn La 10 người; Ninh Bình 1 người; Yến Bái 2 người).

Lũ đã cuổn trôi, làm sập đổ, ngập chìm hàng chục nghìn ngôi nhà, nhiều người dân ở các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Ninh Bình, Hoà Bình, Yên Bái... phải đi sơ tán tránh lũ đang trong cảnh màn trời, chiếu đất. Nhiều xã ở các huyện Thạch Thành ( Thanh Hoá); Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp (Nghệ An); Nho Quan, Gia Viễn ( Ninh Bình); Yên Thuỷ, Lạc Thuỷ ( Hoà Bình) bị nước lũ cô lập, vẫn chưa liên lạc được.

Lũ cũng làm sạt lở đất đá, làm ách tắc nhiều tuyến đường giao thông tại các địa phương miền núi phía Bắc và Trung Bộ, phải mất nhiều ngày nữa mới khai thông được. Do làm tốt công tác sơ tán, nhiều địa phương tuy bị lũ lớn bất ngờ nhưng đã hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, nhất là ở hai tỉnh Ninh Bình và Thanh Hoá.

Riêng tỉnh Nghệ An có số người thiệt mạng nhiều nhất trong trận lũ lịch sử này, trong đó có 14 người dân ở xã Nậm Giải, huyện Quế Phong bị lũ cuốn trôi lúc 3 giờ sáng ngày 5/10. Lũ quét xuất hiện sau một cơn mưa dữ dội, tạo thành một thác nước lớn chưa từng có ở xã Nậm Giải. Sau cơn bão số 5, xã Nậm Giải là khu vực rất nguy hiểm, chính quyền địa phương đã sơ tán toàn bộ dân khỏi địa bàn này nhưng đến đêm, một số người dân chủ quan đã trở về nhà, trong đó có 14 người bị lũ cuốn. Các lực lượng chức năng và người dân địa phương đang nỗ lực tìm kiếm 14 người ở xã Nậm Giải mất tích nhưng do nước sâu, lại bị chia cắt, đến 16h ngày 6/10, mới tìm thấy được 5 thi thể.

Từ lúc xảy ra mưa lũ đến nay, các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Hòa Bình, Sơn La, Tuyên Quang, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái đang tập trung sức cứu hộ, cứu nạn, hộ đê, huy động lực lượng, phương tiện khẩn trương san gạt đất đá sạt lở khai thông các tuyến giao thông huyết mạch, khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Trung ương: Sáng 7/10, mực nước sông Cả tại Nam Đàn ( Nghệ An) sẽ gần đạt mức báo động III; sông Mã tại Giàng có khả năng xuống dưới mức báo động III: 0,7m; sông Bưởi tại Thạch Thành vẫn còn trên mức báo động III là 2 m; Sông Hoàng Long tại Bến Đế trên mức báo động III: 0,2 m. Tình trạng ngập lụt sâu ở vùng trũng và đồng bằng ven sông các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hoá và Nghệ An còn khá nghiêm trọng.

(TTXVN)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,