221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
991370
Khởi động 30 ngày tìm nguyên nhân sập cầu Cần Thơ
1
Article
null
Khởi động 30 ngày tìm nguyên nhân sập cầu Cần Thơ
,

(VietNamNet) - Chiều 8/10, Ủy ban Nhà nước điều tra sự cố sập 2 nhịp cầu dẫn cầu Cần Thơ đã họp phiên đầu tiên tại trụ sở Bộ Xây dựng ở Hà Nội và dự kiến sẽ họp phiên thứ 2 vào ngày 12/10 tại Cần Thơ.

Phiên họp đầu tiên của

Phiên họp đầu tiên của Ủy ban Nhà nước điều tra sự cố sập 2 nhịp cầu dẫn cầu Cần Thơ diễn ra chiều 8/10 tại Hà Nội (Ảnh: X.D).

>> Toàn cảnh sự cố sập cầu Cần Thơ

Cuộc họp chiều nay do Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng, Chủ tịch Ủy ban (vừa được thành lập theo Quyết định 1340/QĐ-TTg do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành ngày 6/10/2007) điều hành. 

Phiên họp đầu tiên có mặt đông đủ các uỷ viên: Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Liên; Thứ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải Ngô Thịnh Đức; Thứ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Bích Đạt; Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội Lê Bạch Hồng; Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Lê Đình Tiến; Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam Nguyễn Mạnh Kiểm; Phó Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật cầu đường Việt Nam Đào Xuân Lâm và Thiếu tướng Phạm Quý Ngọ - Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Cảnh sát, Thủ trưởng Cơ quan điều tra Tổng Cục Cảnh sát ( họp thay Thứ trưởng Bộ Công an Lê Thế Tiệm)...

Tuy nhiên, phiên họp đã vắng mặt đại diện cơ quan khoa học về cầu đường của Nhật Bản.

Trao đổi với VietNamNet, ông Trần Chủng - Cục trưởng Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ XD) cho biết: Phiên họp đầu tiên ngày hôm nay chủ yếu nhằm phổ biến quy chế làm việc, thống nhất kế hoạch làm việc của Uỷ ban cũng như phân công nhiệm vụ giữa các uỷ viên.

Qua đó, mặc dù xác định còn nhiều khó khăn, phức tạp, song toàn bộ các ủy viên Ủy ban đều tỏ rõ quyết tâm sẽ hoàn thành nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ đã giao. Cụ thể: Sẽ cố gắng làm rõ nguyên nhân sự cố trong vòng 30 ngày, từ đó làm rõ trách nhiệm của các cơ quan liên quan...

Trên tinh thần kết luận, Uỷ ban sẽ chỉ đạo rà soát toàn bộ các công đoạn triển khai dự án cầu Cần Thơ đã được thực hiện và kiến nghị các giải pháp cụ thể để khắc phục sự cố cũng như tiếp tục triển khai dự án.

Cũng theo Cục trưởng Trần Chủng, một trong những trách nhiệm quan trọng nữa của Uỷ ban là sẽ kiến nghị sửa đổi một số quy định quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng công trình, không để xảy ra sự cố đáng tiếc tương tự.

Ông Chủng cũng nhắc lại, "nghi can số 1 vẫn là biện pháp thi công" (như đã nhận định ban đầu) nên thời gian tới Uỷ ban vẫn sẽ tập trung chính vào hướng này.

Theo ghi nhận của VietNamNet, từ góc độ chuyên môn, rất nhiều chuyên gia thuộc nhiều Hội nghề nghiệp đang rất sẵn lòng tham gia đánh giá sự cố.  Họ cho biết, Thủ tướng cũng cho phép thành lập các tổ chuyên môn để đánh giá sự cố kỹ thuật. Nhiều chuyên gia coi rằng tham gia vào việc đánh giá sự cố là cơ hội rất quý để thu thập thông tin, trao đổi và làm bài học cho ngành.

Khoảng thứ năm (11/10) tới, các uỷ viên Uỷ ban sẽ lên đường đến Cần Thơ để làm việc phiên thứ 2.

T

Ngoài các Ban Chỉ đạo, Ủy ban được thành lập, các nhà chuyên môn cho biết Thủ tướng cũng cho phép thành lập các tổ chuyên môn để đánh giá sự cố kỹ thuật (Ảnh: X.D). 

... và các tiếng nói độc lập

Trong một diễn biến khác, cùng ngày hôm nay, GS.TS Nguyễn Trường Tiến - Chủ tịch Hội Cơ học đất và địa kỹ thuật công trình Việt Nam tiếp tục đưa ra những quan điểm sâu hơn về nguyên nhân sự cố như một "tiếng nói độc lập" của Hội.

Tổng hợp các số liệu của Bộ GT-VT và thông tin báo chí, GS.TS Tiến đánh giá nguyên nhân đã "bộc lộ" tương đối rõ ràng:

1/ Lún không đều giữa các trụ chính, trụ phụ và hệ thống dàn giáo. Móng cọc của trụ chính, trụ phụ và hệ thống dàn giáo là khác nhau.

2/ Sơ đồ kết cấu trong giai đoạn thi công chỉ là các gối tựa đơn giản (chưa kéo căng ứng suất sau), vì vậy khả năng chống lún và dịch chuyển ngang, chịu momen của toàn hệ là thấp, không có sự làm việc đồng thời giữa móng trụ và dầm.

3/ Khoảng cách giữa các trụ chính và trụ tạm là 20m là quá lớn. Móng của hệ thống dàn giáo giữa các trụ chính và trụ phụ chắc được thi công quá đơn giản không có khả năng chịu lực lớn.

4/ Phân bố tải trọng của toàn hệ không hợp lý. Tải trọng dồn vào các trụ phụ. Đặc biệt là trụ phụ giữa trụ 13 và trụ 14, sức chịu tải của trụ móng 4,5 x 5,0m đặt trên 14 cọc 30 x 30cm đóng sâu 36m là có thể có vấn đề về phá hỏng cường độ, không còn là bài toán lún nữa.

5/ Các trụ 13, 14, 15 có độ cao khác nhau. Trụ 15 cao nhất, chắc chắn sẽ có lực xô ngang từ chính bản thân hệ. Một hệ kết cấu khá rắc rối, đặt trên độ cao tương ứng với một toà nhà 13 tầng, có khẩu độ lớn, có hệ móng không đồng nhất, có điều kiện địa chất công trình thay đổi đã bị sâp đổ. Kết cấu bị phá hỏng hoàn toàn.

Kỹ sư trưởng về kết cấu xây dựng Nguyễn Đình Khâm thì nhận định: "Lý do bao trùm là không thử tải trọng trước khi thi công nhịp cầu (theo lời thầu phụ - Phó Giám đốc Công ty Vĩnh Thịnh). Nếu thử, sẽ thấy trước được cái gì sẽ xảy ra và tất nhiên tránh được tai họa".

Cũng theo kỹ sư trưởng Khâm, việc thử tải trọng khá tốn kém, phiền phức và mất thời gian. Vì vậy, với việc bỏ qua khâu thử tải này, câu hỏi lớn về sự tham lam, trách nhiệm và lương tâm của những người làm kỹ thuật và quản lý cũng nên được đặt ra...

  • Hoàng Huy 
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,