221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
994528
Miền Trung: 5 người chết, 4 mất tích, sơ tán 20.000 dân
1
Article
null
Miền Trung: 5 người chết, 4 mất tích, sơ tán 20.000 dân
,

(VietNamNet) - Chưa kịp gượng dậy do mưa lũ của bão số 5, gió mùa đông bắc lại gây mưa lớn tại miền Trung (từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi) mấy ngày qua. Hơn 20.000 người dân phải sơ tán. 5 người bị chết, 4 mất tích. Đường sá, công trình thuỷ lợi, nhà cửa, hoa màu... lại chìm trong biển nước. 

>> Sơ tán hàng chục nghìn dân, sẵn sàng cưỡng chế
>> Nghe PV Kỳ Nhân tường thuật mưa lũ từ Thừa Thiên - Huế 
>>
Các tỉnh miền Trung cần sẵn sàng sơ tán dân
>> Quảng Nam, Đà Nẵng: Lũ bất ngờ, 1 người chết
>>TT-Huế: 35 xã, phường ngập sâu 0,5-1,5m
>>TT-Huế: Lũ dâng từng phút, lụt có thể lớn hơn năm 1999

c
Ở TT-Huế, nhiều nhà dân ngập đến mái. Ảnh: Đăng Khoa

Quảng Trị: 2 người chết, ngập 10.000 nhà dân

Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ước tính những thiệt hại sơ bộ: trên 10.000 ngôi nhà đã ngập sâu từ 1 đến 1,2 mét, 5 ngôi nhà ở thôn Thâm Khê (xã Hải Khê, huyện Hải Lăng) đã bị tốc mái.

Đến trưa 17/10, ở địa bàn huyện Hải Lăng đã có 2 trường hợp thiệt mạng do nước lũ. Một người tên Tiệp (ở xã Điền Hương, huyện Phong Điền, tỉnh TT - Huế) và một phụ nữ ở thôn Đông Dương (xã Hải Dương huyện Hải Lăng). Nguyên nhân là do trong khi nước lũ đang còn cao, cả gia đình lên ghe đi thăm hỏi người thân và đi chợ.

Khi đến giữa QL68 thì cây sào chống ghe bị gãy làm úp thuyền. Lực lượng cứu hộ đã có mặt cứu được 3 người, 2 người còn lại mặc dù đã được cấp cứu tại bệnh viện nhưng vẫn không qua khỏi.

Lũ ở Quảng Trị vẫn còn diễn biến phức tạp

Lũ ở Quảng Trị vẫn còn diễn biến phức tạp.

Khoảng 10 giờ sáng nay (17/10), trên địa bàn xã Hải Xuân huyện Hải Lăng do lượng nước từ sông Nhùng (mực nước trên báo động 3) đổ về rất mạnh làm cho tuyến kênh N4 đi qua địa bàn bị nước tràn qua 1 đoạn dài gần 100 mét làm sạt lở nghiêm trọng. Điều đáng nói đây là tuyến đê ở vùng cát nếu không khắc phục kịp thời thì nguy cơ sạt lở hết sức lớn.

Ngay sau khi sự cố xảy ra, các lực lượng ứng cứu đã có mặt kịp thời dùng bao tải chứa đất cát để hàn khẩu.

Trên địa bàn hai huyện Triệu Phong và Hải Lăng hiện mực nước vẫn đang cầm chừng và có khả năng dâng cao do có gió mùa kết hợp với triều cường. Nhiều khu dân cư đã bị ngập sâu trong lũ. Đã có trên 2.700 hộ dân ở các vùng sâu trũng, vùng xung yếu được sơ tán đến nơi an toàn.

Trong đó, có trên 130 hộ nằm trong vùng lũ quét của huyện Hướng Hóa và Ba Lòng huyện Đắk Rông đã được di chuyển sớm nên không thiệt hại về người.

Tuy nhiên, trên địa bàn Triệu Phong và Hải Lăng có hệ thống kênh mương dày đặc, trong đó có nhiều tuyến kênh mương đang có khả năng bị nước lũ uy hiếp gây xói lở như ở kênh N3 đoạn K8 tại xã Triệu Trạch, đoạn kênh N6 Hội Yên. Điều đáng nói những tuyến này hiện nay đang bị nước lũ chia cắt, việc tiếp cận để cứu hộ là hết sức khó khăn.

Tại công trình xả lũ An Tiêm đến 11h hôm nay (17/10), toàn bộ các cửa xả nước đã mở, nhưng có đến 5 cửa xả lũ nhiều cây gỗ, rác đã trôi về mắc kẹt tại đây. Nhiều người dân do hám lợi nên đã tự ý cột những cây gỗ to vào các cửa xả làm cản trở dòng chảy thoát lũ.

Hiện trên các dòng sông nước lũ đang chảy xiết, có nhiều người vẫn chèo thuyền để vớt củi hết sức nguy hiểm.

Các lực lượng cứu hộ vẫn đang căng mình làm việc.

Lực lượng cứu hộ vẫn đang căng mình làm việc.

Mặc dù trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong ngày hôm qua và hôm nay (17/10) không còn mưa lớn, nước ở thượng nguồn đã giảm nhưng đối với các vùng hạ du, vùng sâu trũng như Triệu Phong, Hải Lăng, vùng Ba Lòng của huyện Đắk Rông vẫn phải đối mặt với nguy cơ ngập lụt.

Cầu phao Triệu Thuận bị đứt, gãy 4 trụ dầm, trôi phao hiện đã được vớt vào bờ. Đập Hà Thượng vượt ngưỡng tràn là 0,43m. Có 3.350 nhà dân bị ngập, trong đó phần lớn ngập từ 0,2-0,6m tại các huyện Triệu Phong, Hải Lăng, Hướng Hoá. 5 nhà bị tốc mái. 680ha hoa màu bị ngập.

Theo Ban chỉ đạo PCLB TƯ, tỉnh Quảng Trị đã tổ chức di dời 70 hộ/270 người ở vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quét thuộc xã Thuận, xã Thanh (Hướng Hoá) và xã Húc Nghì (Đakrông).

Quảng Nam: 2 người chết, 3 mất tích

Sáng 16/10, thầy giáo Nguyễn Văn Hay (Trường Tiểu học Kim Đồng, xã Quế Thọ, huyện Hiệp Đức) khi qua sông Trầu tại xã Quế Thọ, huyện Hiệp Đức đã bị lũ cuốn trôi.

Thông tin lúc 12h ngày 17/10 từ Ban chỉ huy PCLB Quảng Nam cho hay, sáng cùng ngày, có thêm 2 công nhân Trạm thuỷ điện ZaHung (huyện Đông Giang) bị lũ cuốn mất tích, hiện vẫn chưa tìm thấy.

Ông Dương Văn Chung, Phó Văn phòng UBND huyện Đông Giang cho biết, đó là Nguyễn Mạnh Tưởng (sinh năm 1983, quê ở Nghệ An) và Trần Văn Ngạn (sinh năm 1973, quê ở Hà Nam).


T
ối 15/10, sau khi ăn tối, 2 công nhân nói trên được phân công chèo ghe qua bên kia sông A Vương để giữ kho. Lúc này trời đang mưa lớn, nước sông thượng nguồn chảy mạnh. Ghe chèo đến giữa dòng thì bị lật, nước lũ cuốn mất cả 2 người. Chính quyền địa phương phối hợp với Trạm thuỷ điện ZaHung đã tổ chức tìm kiếm suốt 2 ngày qua nhưng vẫn chưa phát hiện được thi thể của 2 công nhân này.


Nhập mô tả vào đây

Đến chiều 17/10, nhiều địa phương của Quảng Nam vẫn còn bị ngập lũ. Ảnh: HC

Chiều 17/10, Ban chỉ huy PCLB Quảng Nam cho biết, nạn nhân thiệt mạng mới nhất vừa được ghi nhận là bà Võ Thị Lẽ (51 tuổi, ở xã Trà Đông, huyện Bắc Trà My, Quảng Nam) bị nước cuốn khi đưa bò qua sông, hiện đã tìm thấy xác.
 

Trước đó, trưa 16/10, thầy giáo Nguyễn Quang Tuấn (trường THCS bán trú cụm xã Lý Tự Trọng, đóng tại xã Axan, huyện Tây Giang), trên đường đi sát hạch tiếng CơTu cho cán bộ người Kinh trở về trường, khi lội qua suối K’ol, tại thôn Abanh, xã Tr’hy đã bị lũ cuốn trôi. Đồn Biên phòng 649 cùng chính quyền và nhân dân địa phương đã nỗ lực tìm kiếm nhưng vẫn chưa tìm thấy xác.

 

Do ảnh hưởng của mưa lũ, Quảng Nam đã có 1.200ha hoa màu và 550ha lúa hè thu bị ngập nước hư hại nặng. Nhiều tuyến đường lên các huyện miền núi và đường Hồ Chí Minh bị sạt lở nhiều đoạn gây ách tắc giao thông. Trong đó, huyện Tây Giang bị thiệt hại nặng nhất về giao thông với khoảng 31.000m3 đất bị sạt lở tại hơn 10 điểm của nhiều tuyến đường.

 

Tại đô thị cổ Hội An, nước lũ cộng với thủy triều dâng cao từ 0,4 đến 0,7 mét làm ngập nhiều tuyến phố chính khiến các công tình tu bổ, nâng cấp một số tuyến đường của phố cổ bị đình trệ. Đến cuối giờ chiếu 17/10, nhiều tuyến đường từ Điện Bàn đi Hội An vẫn nước lũ ngăn chặn. Trong đô thị cổ, nước vẫn đang ngập đến 1m tại các đường Bạch Đằng, Nguyễn Thái Học…

Quảng Ngãi: 1 người chết, 2 người bị thương, 40 nhà tốc mái

Trong hai ngày trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi xảy ra mưa lớn trên diện rộng, đặc biệt là ở các huyện miền núi lượng mưa đo được lên tới 250-300mm. Hiện mực nước ở các sông Quảng Ngãi đang lên nhanh, xấp xỉ mức báo động 3.

Điều đáng nói là lúc nước sông đang dân cao, thì nhiều hộ dân sống ven sông vẫn bất chấp tính mạng chèo ghe ra giữa dòng nước để vớt củi. Và vào lúc 5h sáng ngày 17/10, một tai nạn thương tâm đã xảy ra trên sông Trà Khúc. Anh Nguyễn Xuân Quang, ở phường Quảng Phú, TP. Quảng Ngãi, sau khi cứu được bố vợ bị nạn trong khi vớt củi đã đuối sức và bị nước cuốn trôi. Mặc dù được người dân vớt lên ngay sau đó, nhưng anh đã tắt thở.

Trước đó vào lúc 4h sáng 17/10, tại đội 3 và đội 4, thôn Vạn An 2, xã Nghĩa Thương, huyện Tư Nghĩa, một trận lốc xoáy đã làm tốc mái 40 ngôi nhà của các hộ dân, làm 2 người bị thương nặng phải đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Còn tại xã Đức Lợi huyện Mộ Đức, theo ông Lê Thanh Phách-Chủ tịch xã thì hiện tại  270 hộ dân, với hơn 1.000 nhân khẩu ở thôn An Mô đã bị cô lập với bên ngoài. Ngoài ra, một đoạn bờ biển dài gần 800m ở thôn An Chuẩn cũng bị đe doạ sạt lở do triều cường. Rất may phần lớn các hộ dân ở đây vừa được di dời vào khu tái định cư Tân Hải.

Trước diễn biến phức tạp của mưa lũ, UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng đã có công điện khẩn chỉ đạo các địa phương tiến hành kiểm tra, rà soát các khu vực dân cư ở vùng trũng, thấp, vùng ven sông suối, vùng hạ lưu các hồ chứa có nguy cơ mất an toàn và vùng có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất để chỉ đạo các biện pháp phòng tránh kịp thời.

Rà soát các hệ thống đường giao thông, nhất là các tuyến đường mới và đang xây dựng, bố trí lực lượng để cảnh giới, hướng dẫn người và phương tiện qua lại ở những nơi có dòng chảy xiết và đi trên các đò, thuyền không đảm bảo an toàn, không có phương tiện cứu sinh.

Đà Nẵng: Hàng ngàn nhà ngập, 1 người bị thương nặng

Nhập mô tả vào đây

Từ sáng 17/10, tình hình ngập lụt ở một số xã cánh tây huyện Hoà Vang (Đà Nẵng) đã bắt đầu giảm Ảnh: HC


Ban chỉ huy PCLB huyện Hoà Vang cho biết, trong đêm 16/10 đã tổ chức di dời 60 hộ dân ở các xã Hoà Phong, Hoà Ninh, Hoà Bắc… Trong khi di dời để tránh lũ, ông Trịnh Thanh (57 tuổi, ở thôn Tuý Loan Tây 2, xã Hoà Phong) đã bị té ngã, chấn thương nặng.

 

Mưa lũ đã làm 14 thôn của 4 xã Hoà Phong, Hoà Nhơn, Hoà Liên và Hoà Bắc bị ngập, không lưu thông được; khoảng 1.500 ngôi nhà bị ngập. 1ha diện tích nuôi cá nước ngọt tại xã Hoà Khương của các ông Nguyễn Ngọc Xảo và Trần Viết Quế bị lũ cuốn trôi. 

Mực nước biển dâng cao cộng với sóng lớn do mưa lũ cũng làm sụp đổ nhiều công trình phụ, phòng ở, hồ chứa... của 12 hộ nuôi tôm ven bờ biển Hoà Hiệp Bắc (quận Liên Chiểu). Tuyến đường lên khu du lịch Bà Nà - Suối Mơ bị sạt lở nhiều điểm, làm tắc nghẽn giao thông từ trưa ngày hôm qua đến nay.

 

Đến sáng 17/10, tình hình ngập nước ở các xã cánh tây huyện Hoà Vang đã giảm, lũ đang rút, nhưng các xã ven sông Tuý Loan như Hoà Châu, Hoà Tiến, Hoà Phước thì nước lại đang lên. Một số hộ phải di dời trong đêm 16/10, như 12 hộ ở xã Hoà Bắc, đã bắt đầu trở về nhà. Tuy nhiên vẫn còn trên 300 hộ dân thuộc huyện Hoà Vang và quận Cẩm Lệ bị ngập nước; 14.000 học sinh các cấp thuộc 2 địa phương này vẫn phải tiếp tục nghỉ học.

TT-Huế: 1 người mất tích 

Tin của phóng viên từ TT-Huế báo về lúc 9h30 sáng 17/10: Hồi 18h ngày 16/10, tại cầu Nước Ngọt, (xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc, TT-Huế), một bé gái 13 tuổi tên là Nguyễn Thị Thuỳ Anh đã rơi xuống sông, khi lũ đang lên cao nhất. Do dòng nước chảy quá xiết, nạn nhân bị cuốn trôi, chưa tìm được dấu vết. Công tác cứu hộ cứu nạn đang rất khó khăn tại khu vực này.

7h sáng nay (17/10), trời ở Huế đã ngừng mưa, hửng nắng. Nước trên các triền sông, đặc biệt ở sông Hương đang rút, nhưng rất chậm. Huế vẫn ngập chìm trong lũ.


Trưa nay, lũ lên lại

Theo Trung tâm Dự báo KTTV TƯ, 4h sáng nay (17/10), nước các sông ở Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế đều đã đạt đỉnh và đang xuống, hạ lưu sông Thu Bồn (Quảng Nam), sông Trà Khúc và sông Vệ (Quảng Ngãi) còn đang lên chậm. 

Các sông ở Quảng Bình, Quảng Ngãi lũ ở mức báo động I đến báo động II; các sông Quảng Trị, Quảng Nam ở mức báo động II đến báo động III, riêng các sông ở Thừa Thiên - Huế có lũ lớn. Mực nước đỉnh lũ trên sông Thạch Hãn tại Thạch Hãn (Quảng Trị) là 5,56m (1h ngày 17/10), trên báo động III 0,16m; sông Bồ tại Phú Ốc (Thừa Thiên - Huế) 4,75m (16h ngày 16/10), trên báo động III 0,25m; sông Hương tại Kim Long (Thừa Thiên - Huế) là 4,21m (22h 16/10) trên báo động III 1,21m...

Trung tâm Dự báo KTTV TƯ nhận định, lũ hạ lưu sông Thu Bồn và các sông ở Quảng Ngãi tiếp tục lên; sông Hương ở Huế lên lại.

Trưa, chiều nay (17/10), mực nước sông Hương tại Kim Long lên mức 4,0m (trên báo động III 1,0m); sông Thu Bồn tại Câu Lâu ở mức 3,5m (xấp xỉ báo động III); sông Trà Khúc tại cầu Trà Khúc 6,0m (trên báo động III 0,30m); sông Vệ tại cầu sông Vệ 4,1m.

  • H.Y - K.Nhân - Hải Châu - H.Minh - Q.Hưng
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,