221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
997718
Hãi hùng nhà vệ sinh phố cổ Hà Nội
1
Article
null
Hãi hùng nhà vệ sinh phố cổ Hà Nội
,

(VietNamNet) - Giữa lòng Hà Nội hào nhoáng và thanh lịch, vẫn còn những khu vệ sinh chung hàng trăm năm tuổi cuối ngõ sâu 60m, rộng 70cm, thủng mái, bong cửa, tường gạch rêu phong lở loét, nước thải đóng cặn vàng ệch, nhưng là chốn "thăm viếng" thường nhật của nhiều chục cư dân.

Ở khu phố cổ Hà Nội, ai cũng biết khu vệ sinh chung tại nhà 86 Hàng Bạc, bởi sự cổ kính với tuổi thọ hơn trăm năm (cùng với căn nhà) của nó.

Khu vệ sinh này rêu phong, cũ kỹ như một lò gạch bỏ hoang, cửa vào nhỏ hẹp không khác một cái lỗ chui vừa nửa người (người thiếu cẩn thận luôn bị cộc đầu khivào, ra), cánh gỗ mục nát. Cạnh bệ xí xổm là một chiếc cột gỗ cũ kỹ được chống lên mấy viên gạch để tránh sụt mái…

"Ẩm thấp lắm, mái có thể sập xuống bất cứ lúc nào” - chị Thư, một cư dân nhà 86 Hàng Bạc kêu ca.

Khu vệ sinh đáng sợ như thế này, nhưng vẫn là chốn "viếng thăm" thường nhật của 5/14 hộ dân trong ngôi nhà.

 
Nhập mô tả vào đây
 Nhà vệ sinh như một... lò gạch cũ bỏ hoang (khu vệ sinh nhà 86 Hàng Bạc)
 
Nhập mô tả vào đây
Cửa "chui", bậc thềm rêu phong


 Cận cảnh gớm ghiếc
Cột mòn chống mái ọp ẹp.

So với khu vệ sinh nhà 86 Hàng Bạc, khu vệ sinh nhà 91b trên con  phố này còn nổi tiếng hơn về khoản cổ kính và... bẩn. Bước chưa hết nửa con đường đi chung dài 60 trong căn nhà, đã thấy mùi nước thải xộc thẳng vào mũi. Giếng trời không thoát khí, nên các cư dân trong nhà ngày đêm hít thở mùi xú uế nồng nặc.

Căn nhà đã ngót nghét 200 năm tuổi, chưa một lần được sửa chữa. Ngày đầu, khu nhà vệ sinh còn có mái che, rãnh thoát nước. Thế rồi chiến tranh và thời gian đã lấy dần từng bức tường, mái che nơi này;  để lại trơ khốc… hai viên gạch cạnh những đống gạch vữa lổn nhổn. Mùi xú uế bốc lên nồng nặc, ngột ngạt hơn khi cư dân nhà 91b Hàng Bạc tăng dần. Tuy nhiên, tất cả đều quen với cái nhà vệ sinh chung.

Khu vệ sinh giữa lòng phố cổ? (khu vệ sinh nhà 93 Hàng Bạc)
Tường gạch lở loét, nước thải đóng cặn vàng ệch

Phố cổ "tấc đất tấc.. kim cương", nên những nơi sặc mùi xú uế như khoảng trống quanh khu vệ sinh vẫn được tận dụng tối đa để phơi áo quần, chất kho hàng trăm thứ đồ vô danh, thậm chí... nấu cơm.

 Nấu cơm, đun nước cạnh khu vệ sinh... (nhà 67 Hàng Bạc),
...phơi quần áo (khu vệ sinh nhà 96 phố Cầu Gỗ)

Ở phố cổ, khu vệ sinh xuống cấp nhưng lại khó “cải thiện”. Ông Hùng, tổ trưởng dân phố (sống tại số nhà 91 Hàng Bạc), lý giải nguyên nhân: “Nhiều năm sinh sống tại phố Hàng Bạc, tôi có thể đưa 3 nguyên nhân chính khiến khu vệ sinh chung tại nhiều phố cổ rất "đáng sợ". Khu vệ sinh là chỗ “cha chung không ai khóc", người dùng lại đông dần, nên bẩn là điều tất yếu. Thêm nữa, do thời gian, tất cả các nhà vệ sinh ở các phố cổ đều cũ kỹ, nhưng rất khó cải tạo. Hệ thống cống nước thải được xây dựng từ xưa là hệ thống cống ngấm. Chính vậy, muốn cải tạo một khu vệ sinh, người ta chỉ còn cách xây mới, rất tốn công…”.

Nhà vệ sinh thật cổ, và thật... khổ (khu vệ sinh nhà 91b Hàng Bạc)
Nhà vệ sinh thật cổ, và thật... khổ (khu vệ sinh nhà 93 Hàng Bạc)
...nhà  kho cạnh khu vệ sinh. (nhà 109 Hàng Bạc)
...nhà kho cạnh khu vệ sinh. (nhà 109 Hàng Bạc)

Khổ mấy, nhưng cư dân phố cổ vẫn "một tấc không đi, một ly không rời”. Ông Hùng đã nhiều lần vận động "giãn dân" (các hộ dân dư sức đổi nhà, vì 1 phòng nhỏ trên phố cổ có giá trị tương đương nhiều căn hộ chung cư), nhưng không kết quả. Ông bảo: mỗi ngày chỉ mất vài chục phút đi vệ sinh, nên các cư dân sẵn sàng chịu đựng; bù lại, "bám" được phố cổ...

 Căn vệ sinh chung duy nhất tại 109 Hàng Bạc vẫn giữ "nguyên trạng" từ sau giải phóng Thủ đô (1954).
 Hố xí 2 ngăn- kiến trúc hiếm hoi sót lại trong khu phố cũ. Nhà vệ sinh chung này hàng ngày vẫn được 3 chục cư dân nhà 94 Cầu Gỗ sử dụng.

 Cần "giải tỏa", phải chạy hết con ngõ dài, hẹp chỉ 80cm này...
... Điểm đến là một khu vệ sinh nhìn cũng đủ rợn tóc gáy.


Trơ trọi chiếc bồn cầu cóc cáy(nhà vệ sinh tại số 11 ngõ Cầu Gỗ)  
Nhìn cũng đủ thấy mùi (nhà vệ sinh tại số 11 ngõ Cầu Gỗ)  


Trông xa... (nhà vệ sinh tại số 2b ngõ Cầu Gỗ)  
...và cận cảnh!
  • Bài và ảnh: Nguyễn Đình
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,