221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
999534
Triều cường dâng, ĐBSCL ngập nặng
1
Article
null
Triều cường dâng, ĐBSCL ngập nặng
,

(VietNamNet) - Mưa lớn mấy ngày qua cùng triều cường lên nhanh đang nhấn chìm nhiều khu dân cư và diện tích cây trồng tại các tỉnh Cần Thơ, Sóc Trăng, An Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang. Nhiều đoạn đê ở Bến Tre đã vỡ.   

 

Cần Thơ, Sóc Trăng, An Giang: Ngập sâu nhất đến 1,5m

Mấy ngày qua mưa lớn cùng triều cường dâng cao đã làm trên 20 tuyến đường chính ở nội ô TP. Cần Thơ chìm trong nước. Những điểm ngập sâu nhất là xung quanh công viên Lưu Hữu Phước, Đại lộ Hòa Bình, đường Lý Tự Trọng, Trần Hưng Đạo, Phan Đình Phùng, Nguyễn Văn Cừ nối dài và hầu hết các con hẻm của thành phố. 

Lúc 7 giờ sáng ngày 28/10, có đoạn đường nước ngập sâu gần nửa thước. Nước tràn vào nhà, nhiều hộ kinh doanh tại đường Lý Tự Trọng phải đóng cửa, kê kích đồ đạc cho khỏi ẩm ướt, hư hỏng. Mọi sinh hoạt, buôn bán, của người dân đã bị đảo lộn. Một số người dân sống lâu năm ở Cần Thơ nói, đây là đợt triều cường lớn nhất trong hơn 40 năm qua. 

 

Triều cường gây ngập úng ở đường Lý Tự Trọng – TP Cần Thơ
Triều cường gây ngập úng ở đường Lý Tự Trọng - TP Cần Thơ

 

Nhiều đoạn đê bao ở cồn Âu cũng đã bị vỡ. Còn ở các xã vùng sâu Đông Hiệp, Đông Bình, Thới Lai, Trường Xuân A, Trường Thành, Đông Thuận thuộc huyện Cờ Đỏ bà con lo lắng vì triều cường bất ngờ tăng cao.

Anh Đỗ Văn Tâm, ở xã Thới Lai, huyện Cờ Đỏ trồng 3 công dưa leo đã bị triều cường lên làm ngập úng. Hộ  ông Nguyễn Văn Chắc, ở ấp Thới Hiệp, xã Đông Hiệp nuôi trên 600 con cá lóc sắp bước vào thu hoạch cho biết: cách nay 3 ngày triều cường lên nhanh quá trở tay không kịp, cá đi sạch, lỗ trên 10 triệu đồng. 

Bà Vương Thị Lập, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi TP Cần Thơ dự báo, triều cường sẽ còn diễn biến phức tạp. Chi cục đã bố trí lực lượng xung kích trực chiến tại các nơi xung yếu để kịp thời ứng phó khi vỡ đê.


Tại huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng), n
hiều đoạn đê bao ở vùng mía huyện này bị vỡ và sạt lở vẫn chưa khắc phục được, nhiều nơi nước ngập sâu từ 0,5m đến gần 1,5m. Ước tính sơ bộ có hàng ngàn ha mía, hoa màu, diện tích nuôi thủy sản, nhiều nhà dân bị ngập lụt. 

Theo Ban chỉ huy PCLB huyện Cù Lao Dung, đến thời điểm này, vẫn chưa thể khắc phục xong các đoạn đê bị vỡ, sạt lở trong khi đó triều cường tiếp tục lên. Đợt triều cường này cũng gây ngập lụt nhiều địa phương tại huyện Long Phú. 

Tại An Giang, do ảnh hưởng mưa nhiều và triều cường dao động mạnh trong tuần qua, khiến nước lũ đầu nguồn vùng đồng bằng sông Cửu Long lên nhanh. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn An Giang, sáng ngày 28/10, mực nước lũ trên sông Tiền tại Tân Châu 4,10m, trên sông Hậu tại Khánh An (An Phú) 4,90m và tại Châu Đốc 3,60m, trên kênh Vĩnh Tế tại Xuân Tô 3,70m. Dự báo trong 5 ngày tới, khu vực thượng lưu sông Tiền, sông Hậu và vùng tứ giác Long Xuyên, nước lũ lên từ 3-5cm/ngày, trong khi ở hạ lưu sông Tiền, sông Hậu và vùng tứ giác Long Xuyên, nước lũ lên từ 5-7cm/ngày và triều cường tiếp tục dao động mạnh làm ngập một số tuyến đường trong nội TP Long Xuyên sâu từ 30-50 cm.

 

g

          Buôn bán ế ẩm do triều cường.


Ông Phạm Văn The, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em huyện Châu Thành (An Giang) cho biết, kế hoạch bảo vệ an toàn cho trẻ em trong mùa lũ đã chọn 37 điểm giữ trẻ và tập huấn cho 42 cô chăm sóc nuôi dạy trẻ.

 

Đến thời điểm này, các xã đã tổ chức được 19 điểm đang trông giữ 520 trẻ từ 3-7 tuổi. Ngoài chế độ tiền ăn 90.000đ/tháng cho trẻ em thuộc diện hộ nghèo, các tổ chức đoàn thể còn vận động thêm gạo và thực phẩm nhằm đảm bảo dinh dưỡng bữa ăn cho trẻ. Đối với cô nuôi dạy trẻ, theo qui định của tỉnh được hưởng trợ cấp 400.000đ/cô/tháng.

 

Theo Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh An Giang, đến thời điểm này, có 8/11 huyện, thị tổ chức được 45 điểm và đang trông giữ 1.121 trẻ. Tuy nhiên, từ đầu mùa lũ đến nay đã xảy 6 trường hợp trẻ em chết đuối do lũ (Châu Thành: 3 trẻ, Long Xuyên: 2 trẻ, Châu Phú: 1 trẻ).

 

Ông Ngô Hồng Khương, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Châu Phú, An Giang cho biết: mặc dù nước lũ năm nay lên chậm nhưng lại nhiều hơn so với 5 năm trước. Bà con sống trong vùng ngập lũ đã được di dời về các khu dân cư và cũng sẵn sàng phòng chống đối  phó với lũ. Toàn huyện Châu Phú có trên 100ha màu ở vụ ba vẫn đảm bảo tốt, trường học ở vùng sâu vùng xa được bố trí 1 điểm giữ trẻ và bố chí xuồng ghe đưa rước học sinh ngày hai lần.

Bạc Liêu, Kiên Giang: Úng nhiều ha lúa, màu

Ông Lai Thanh Ẩn - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Bạc Liêu cho biết: Từ ngày 25/10 đến nay, do trùng vào thời kỳ triều cường, mưa tập trung các ngày qua đã gây ngập úng ở Thị xã Bạc Liêu và huyện Vĩnh Lợi. 6.371 ha màu, lúa đang chìm dưới nước. Trung tâm quản lý Khai thác Công trình Thuỷ lợi tiếp tục mở các cống dọc Quốc Lộ IA và các cống thuộc hệ thống Đông Nàng Rền để tiêu úng.

Ông
Đặng Xuân Thành, Chi cục phó Chi cục thuỷ lợi tỉnh Kiên Giang cho biết, do tình hình nước lũ thấp nên UBND huyện Hòn Đất kiến nghị cho đóng 10/20 số cống hiện có trên địa bàn huyện để nâng cao mực nước cho nông dân làm vệ sinh đồng ruộng dẫn đến hàng chục ha khóm, rau, màu của các hộ dân (phía nam quốc lộ 80) bị ngập úng. Tuy nhiên, việc mở cống trở lại hiện đang gặp khó khăn do áp lực nước mạnh.
 

 

Thu hoạch lúa chạy lũ ở xã Đông Hiệp, huyện Cờ Đỏ – TP.Cần Thơ
Thu hoạch lúa chạy lũ ở xã Đông Hiệp, huyện Cờ Đỏ - TP. Cần Thơ.

 

Bến Tre: Vỡ nhiều đoạn đê

Ông Bùi Thanh Liêm, Trưởng phòng Kinh tế huyện Chợ Lách cho biết: triều cường lên cao đã làm vỡ tuyến đê ở xã Long Thới, gây ngập khoảng 40 ha vườn cây ăn trái, hàng trăm tấn cá trôi ra sông. Tại xã Sơn Định cũng bị vỡ đê nhiều đoạn gây ngập vườn cây ăn trái, hoa kiểng, cây giống. 

  • Ánh Linh  
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,