221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
999554
Miền Trung: Lũ lớn cô lập nhiều địa phương, 2 người chết
1
Article
null
Miền Trung: Lũ lớn cô lập nhiều địa phương, 2 người chết
,

(VietNamNet) - Mưa lũ lớn khiến nhiều địa phương miền núi ở Quảng Nam, Quảng Ngãi bị cô lập hoàn toàn. Tuyến đường Hồ Chí Minh tiếp tục sạt lở nặng.

>> Xuất hiện áp thấp nhiệt đới có khả năng gây lũ lớn

>> Miền Trung: Mưa to, đề phòng lũ đặc biệt lớn

>> TT-Huế: Lốc xoáy, 22 người bị thương, 4 phòng học tốc mái 

 

c
Sân trường ngập nước. Ảnh: H.Minh

Quảng Ngãi: 2 người chết


Chiều ngày 30/10, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có cuộc họp khẩn để triển khai phương án phòng chống đợt áp thấp gần bờ đang có khả năng gây lũ lớn trên địa bàn tỉnh. Trong 2 ngày qua mưa lớn xảy ra trên địa bàn toàn tỉnh, mực nước ở các sông dâng cao, khả năng trong đêm 30/10, sẽ vượt mức báo động 3. 
 
Mưa lớn đã làm cho huyện miền núi Tây Trà bị chia cắt hoàn toàn; tất cả các tuyến đường giao thông về các xã hầu như bị ngập, 9/10 xã bị cô lập. Tuyến đường Eo Chim-Trà Thanh cũng bị sạt lở rất nặng khiến đoàn vận chuyển gạo cứu trợ cũng không thể đến được với các hộ dân trong vùng bị nứt núi ở Trà Thanh. Sáng 30/10, hệ thống điện của 6/9 xã trên địa bàn huyện cũng đã bị cắt. 
 
Mưa lũ lớn tiếp tục gây thiệt hại về người, trong ngày 29/10 đã có 2 người bị mất tích do mưa lũ. Đó là anh Lê Văn Quang (37 tuổi), cán bộ của Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi Quảng Ngãi, bị nước cuốn trôi khi qua cầu tràn Thạch Nham, hiện chưa tìm được xác. Trường hợp thứ hai là ông Nguyễn Trong, ở Đức Phổ, đi trên thuyền QNg 8332, mất tích vào lúc 22h cùngngày, khi đang xuống thúng hành nghề trên vùng biển Quảng Ngãi.

Quảng Nam: Nhiều địa phương bị lũ cô lập

Theo Ban chỉ huy PCLB Quảng Nam, hiện các huyện miền núi trên địa bàn tỉnh đang có mưa lớn từ 100-150mm, đặc biệt tại một số vùng miền núi của Quảng Nam lượng mưa đo được trên 300mm, như: Khâm Đức, Trà My... Nước thượng nguồn tràn qua các tuyến đường DT616, QL14E, 14D sâu 1m, cô lập nhiều khu vực ở miền núi, trong đó bị cô lập hoàn toàn là các huyện Nam Trà My và Tây Giang.

 

Tại huyện Bắc Trà My, tuyến đường đến 3 xã vùng cao Trà Giác, Trà Giáp, Trà Ka và các xã vùng thấp Trà Dương, Trà Đông, Trà Nú, Trà Kót bị tắc nghẽn hoàn toàn do mưa lũ tràn qua các ngầm sâu trên 2m. tuyến đường 616 lên huyện Nam Trà My bị ngập sâu tại ngầm sông Trường, làm cô lập huyện miền núi cao này. Ngoài ra, từ 8g sáng 30/10, toàn bộ khu vực Bắc Trà My và Nam Trà My cũng bị cúp điện.

 

Tại huyện Tây Giang, Chủ tịch UBND huyện Briu Liếc cho hay, 4 xã biên giới là A Xan, TrHy, Chum, Gary đã bị cô lập từ bão số 5 (do sạt lở trên 20 điểm dẫn đến tắt đường) từ ngày 15/10, hiện chưa thông được thì nay mưa lớn còn làm sạt lở thêm hàng chục điểm khác, khiến tình trạng bị cô lập càng kéo dài, đẩy 6.000 dân vào chỗ vô cùng khó khăn.

 

Mưa lũ lớn đang khiến nhiều địa phương miền núi Quảng Nam bị cô lập hoàn toàn. Ảnh: HC
Mưa lũ lớn đang khiến nhiều địa phương miền núi Quảng Nam bị cô lập hoàn toàn. Ảnh: HC
Hiện nay, ngoài chuyện hàng hoá khan hiếm, đắt đỏ, tình trạng bệnh nhân bệnh nặng phải đưa xuống huyện điều trị gặp rất nhiều khó khăn. Ông Briu Liếc cho biết, hôm 28/10, kiểm lâm viên Klâu Tỉnh ở xã A Xan bị xuất huyết dạ dày, đang khiêng xuống huyện (2 ngày đi bộ) thì đã chết vì trở ngại trên đường vận chuyển do mưa lớn gây tắc đường.

 

Trong khi đó, trên tuyến đường Hồ Chí Minh đã xuất hiện trên 10 điểm sạt lở đất đá. Đặc biệt, tại Km 477+400 (đoạn qua địa bàn huyện Đông Giang) bị sạt lở taluy âm với chiều dài gần 80m, ăn sâu vào nền đường 4m, rất nguy hiểm cho các phương tiện giao thông qua lại.

 

Ông Nguyễn Duy Chiến, Hạt trưởng Hạt Quản lý đường bộ Đông Giang (Quảng Nam) cho biết, đơn vị đang triển khai lực lượng và phương tiện để khắc phục, nhưng do mưa lớn nên hầu như không thể làm được gì. Nếu mưa lớn tiếp tục như hiện nay thì khả năng tuyến đường Hồ Chí Minh sẽ còn sạt lở rất nặng trong những ngày tới.

 

Tại vùng biển, từ sáng 30/10, lực lượng biên phòng đã nghiêm cấm mọi tàu thuyền xuất bến; đồng thời qua sóng Icom, kêu gọi trên 1.000 tàu thuyền đang hoạt động tại vùng biển nguy hiểm nhanh chóng vào nơi trú ẩn. Chiều cùng ngày, lãnh đạo tỉnh đã có công điện khẩn cấp về tình hình mưa lũ và chỉ đạo các trường trong vùng bị ảnh hưởng nặng cho học sinh nghỉ học để tránh xảy ra tai nạn trong mưa lũ.

 

Lúc 14h30, chiếc tàu lưới ghẹ Qna 2319 với 4 ngư dân do ông Võ Văn Ba (xã Duy Hải, Duy Xuyên) làm thuyền trưởng bị nạn khi đang hành nghề trên biển đã được lai dắt vào đảo Cù Lao Chàm (Hội An) an toàn. Trước đó vào buổi sáng, tàu này phát tín hiệu cầu cứu vì bị gãy bánh lái, không thể điều khiển được trong điều kiện gió cấp 7. Bộ đội Biên phòng Quảng Nam đã điều tàu cứu hộ BP 430601 của Đồn Biên phòng 276 ra cứu hộ thành công.

 

Được biết, ngay trong ngày 30/10, Sở Thương mại Quảng Nam đã yêu cầu các doanh nghiệp miền núi xuất ngay 10 tỷ đồng hàng hóa, tìm mọi cách đưa về các huyện, xã bị cô lập để bán nợ cho dân, ổn định thị trường miền núi.

 

Cùng ngày, UBND tỉnh Quảng Nam quyết định chi 45 tấn gạo (trích từ 500 tấn gạo TƯ hỗ trợ cứu đói cho đồng bào trong tỉnh bị thiệt hại bão lụt) để hỗ trợ cứu đói cho học sinh đồng bào dân tộc 6 huyện miền núi trong tỉnh. Gồm Tây Giang (10 tấn), Đông Giang (7 tấn), Nam Giang (10 tấn), Phước Sơn (5 tấn), Nam Trà My (10 tấn), Bắc Trà My (3 tấn).

 

Theo Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quảng Nam, đến chiều tối 30/10, mực nước trên sông Vu Gia tại Ái Nghĩa sẽ lên 6,50m (trên báo động 1), trên sông Thu Bồn tại Câu Lâu là 1,02m ( xấp xỉ báo động 1), tại Giao Thuỷ là 6,2m (báo động 1). Dự báo, trong đêm 30 và sáng 31/10, nước trên sông Vu Gia sẽ vượt báo động 3, trên sông Thu Bồn sẽ vượt báo động 2.

  • Hải Châu - H.Minh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,