221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
999742
Lũ miền Trung: 10 người chết, 6 mất tích, 30 bị thương
1
Article
null
Lũ miền Trung: 10 người chết, 6 mất tích, 30 bị thương
,

(VietNamNet) - Do mưa lũ diễn biến phức tạp, số người chết, mất tích và bị thương ở miền Trung đang tiếp tục tăng lên từng giờ. Tính đến sáng 1/11, đã có 10 người chết, 6 mất tích, 30 bị thương do mưa lũ, gió lốc.


>> Xuất hiện áp thấp nhiệt đới có khả năng gây lũ lớn

>> Miền Trung: Mưa to, đề phòng lũ đặc biệt lớn

>> TT-Huế: Lốc xoáy, 22 người bị thương, 4 phòng học tốc mái 
>>
Miền Trung: Lũ lớn cô lập nhiều địa phương, 2 người chết
>> TT-Huế: Lũ lớn, 18.000 hộ dân phấp phỏng chờ sơ tán

Nhập mô tả vào đây

Lũ trên các sông đang xuống nhưng nhiều địa phương miền Trung vẫn còn bị ngập nặng Ảnh: LTM

Văn phòng đại diện Cục Quản lý đê điều và PCLB tại miền Trung cho hay, đêm 30 rạng sáng 31/10, lũ bất ngờ dâng cao khiến nhiều địa phương miền Trung ngập sâu, có nơi bị ngập trên 1,5m.

Lúc 0h sáng 31/10, đỉnh lũ xuất hiện trên sông Vu Gia tại Ái Nghĩa là 9,13m (vượt báo động 3 là 0,3m). Đến 1h sáng, đỉnh lũ cũng xuất hiện trên sông Thu Bồn tại Giao Thuỷ là 8,14m (xấp xỉ báo động 3).
  

Trong đêm qua, lũ trên hầu hết các sông từ Bình Định đến TT - Huế đã đạt đỉnh và đang xuống. Lúc 4h sáng nay 31/10, mực nước trên sông Kôn (tại Thạnh Hoà), sông Trà Khúc (tại cầu Trà Khúc), sông Vệ (tại cầu Sông Vệ), sông Thu Bồn (tại Giao Thuỷ), sông Hiếu (tại Đông Hà) và sông Kiến Giang (tại Lệ Thuỷ) đều ở mức báo động 2. Riêng các sông Vu Gia (tại Ái Nghĩa), sông Hương (tại Kim Long), sông Bồ (tại Phú Ốc) và sông Thạch Hãn (tại Thạch Hãn) còn ở mức báo động 2.

Khoảng 6h sáng nay 31/10, mưa đã bắt đầu giảm.

 

Theo Văn phòng đại diện Cục Quản lý đê điều và PCLB tại miền Trung, các tỉnh trong khu vực đều đã có công điện yêu cầu các huyện, thị, thành phố và các ban ngành trong tỉnh triển khai công tác đối phó với mưa lũ.

Các
Các tuyến phố TT-Huế ngập trắng. Ảnh: Hoàng Táo

TT-Huế: 2 người chết, 1 mất tích, 23 người bị thương

Theo tin từ Ban chỉ huy PCLB&TKCN TT-Huế sáng nay 31/10, trận lũ này bắt đầu gây thiệt hại về người. Nạn nhân là anh Lê Văn Trung (43 tuổi, trú tại 15/11/187 Phan Đình Phùng, TP Huế) đã thiệt mạng do trượt chân ngã trong lúc dòng nước lũ trên sông An Cựu đang chảy xiết và ở mức cao.

Trưa cùng ngày, thêm 1 nạn nhân thiệt mạng, 1 người mất tích, là 2 vợ chồng ông Trương Thượng - bà Hà Thị Cúc bị lật thuyền khi đánh cá trên phá Tam Giang. Hiện tại, mới chỉ tìm thấy xác ông Thượng.

Ngoài 21 học sinh và cô giáo bị thương do cơn lốc chiều tối qua, đến lúc này có thêm 2 em học sinh ở huyện Quảng Điền bị thương do lũ.

Từ đêm qua, do nước lũ lên nhanh, các địa phương trong tỉnh đã triển khai di dời hơn 898 hộ với 3.652 nhân khẩu ở những vùng thấp trũng, vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quét đến nơi an toàn.

Đến sáng nay, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng đã phối hợp với các địa phương kêu gọi hầu hết các phương tiện vào bờ trú ẩn an toàn với 66 phương tiện, 454 lao động. Có 5 phương tiện ở  Quảng Bình, 1 phương tiện ở Quảng Ngãi cũng đã vào neo đậu an toàn. 

ấoc

TT-Huế chìm trong nước. Ảnh: Quang Đức

Ngoài ra, 960 hộ dân vạn đò TP Huế với khoảng 6.300 nhân khẩu đã được di chuyển đến những điểm neo đậu an toàn tại các sông Kẻ Vạn, Đông Ba, và 2 bên bờ sông Hương.

Đến thời điểm này, đã có 132 nhà và 4 phòng học bị tốc mái, hư hỏng nặng. Trong đó tập trung ở huyện Quảng Điền 122 nhà và 4 phòng học.

Mưa rất to cũng đã gây ngập úng trên diện rộng, các phường Kim Long, Phú Bình, Phú Hiệp,….và các tuyến đường Thánh Gióng, Lê Thánh Tôn, Trần Quốc Toản,…thuộc thành phố Huế đã bị ngập sâu có nơi từ 1 đến 1,5 mét.

Các đường tỉnh lộ 4B, 8A, Quốc lộ 49B đoạn qua địa phận Phong Điền, Quảng Điền ngập sâu hơn 1 mét.

Hiện tại, tình hình cơn lũ vẫn đã rất phức tạp, TT-Huế có khả năng chịu một trận lũ kép trong một vài ngày tới.

Quảng Nam: Đã có ít nhất 3 người chết

Tính đến 18hngày 31/10, mưa lớn đã phát sinh lũ quét tại nhiều địa phương các huyện miền núi Quảng Nam đã làm thiệt mạng 3 người.  

a
Lũ lên bất ngờ, các nhà đổ xô đến tiệm tạp hoá mua lương thực, thực phẩm dự trữ. Ảnh: Quang Đức
Nạn nhân là bà Hồ Thị Nga (25 tuổi) và bà Hồ Thị Ửa (38 tuổi) cùng trú tại thôn 4A, xã Phước Thành, và và bà Nguyễn Thị Sâm (49 tuổi, ở thôn Dương Lâm, xã Trà Dương) đang đi làm rẫy trên đường về nhà bị nước lũ cuốn trôi.

Riêng trường hợp bà Sâm bị lũ cuốn trôi vào chiều ngày 30-10, khi đi qua con suối phía sau nhà, bà Sâm đã bị lũ cuốn trôi. Đến 8 giờ sáng 31/10, các lực lượng cứu hộ và người dân địa phương liên tục tìm kiếm mới vớt được xác. Riêng hai trường hợp tại huyện Phước Sơn đến 16 giờ ngày 31-10 vẫn chưa tìm được xác.

Hàng nghìn hộ dân vùng hạ lưu các huyện Thăng Bình, Duy Xuyên, Hội An, Điện Bàn... (Quảng Nam) đang xoay sở trong cảnh ngập nước. Hàng chục tuyến đường liên xã, liên huyện đã bị chia cắt do ngập sâu trong nước. Đến 8g sáng 31/10, nước lũ đã tràn qua QL1A đoạn qua thị trấn Vĩnh Điện (Điện Bàn). Tuyến QL14B từ Đà Nẵng đi Đại Lộc (Quảng Nam) bị chia cắt nhiều đoạn do nước ngập sâu, chảy xiết.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Nam đã huy động 3 ca nô, 2 xe ôtô và tăng cường 21 cán bộ chiến sĩ cho các huyện phía bắc để sẵn sàng tham gia sơ tán dân và tìm kiếm cứu nạn.

Ban chỉ huy PCLB tỉnh Quảng Nam cho biết, hiện giao thông lên các huyện miền núi Phước Sơn, Nam Trà My, Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang tiếp tục bị sạt lở và ách tắc hoàn toàn, cô lập hàng ngàn hộ dân. Đặc biệt, tuyến cáp quang lên huyện Phước Sơn bị đứt từ chiều 30/10, nên thông tin liên lạc của huyện này bị gián đoạn với bên ngoài.

Đặc biệt, khoảng 4h sáng 31/10, trên địa bàn TP Tam Kỳ xảy ra tình trạng sét đánh liên tục, kéo dài trên 30 phút làm hàng nghìn điện thoại, tivi, máy vi tính, máy fax, thiết bị điện của người dân và nhà nước bị cháy. Ngay đầu giờ sáng, lực lượng kỹ thuật của Bưu điện Quảng Nam đã triển khai khắc phục sự cố, nhưng đến 9h sáng nay, hàng trăm máy điện thoại vẫn chưa liên lạc được. 

Ông Nguyễn Xuân Hải, Phó GĐ Đài Phát thanh - Truyền hình kiêm Giám đốc Trung tâm truyền hình cáp Quảng Nam cho biết, sét đã đánh cháy 5 bộ dịch tần thấp (LNB, bộ biến đổi tín hiệu vệ tinh xuống đầu thu vệ tinh) và hàng trăm bộ khuếch đại tín hiệu (RF) khiến hàng ngàn tivi ở TP Tam Kỳ không thu được tín hiệu truyền hình cáp. Ước thiệt hại trên 50 triệu đồng. Đơn vị đang tập trung kỹ sư và thiết bị sửa chữa, dự kiến trong ngày hôm nay sẽ khắc phục xong.
 

Lũ lên nhanh đã làm ngập lụt khoảng 60 xã, phường với hơn 6.800 hộ dân tại các khu vực đồng bằng, vùng trũng thấp ven sông, nhiều nơi bị ngập sâu từ 1-2m. Đồng thời lũ quét cũng đã xuất hiện tại nhiều nơi ở miền núi, gây sạt lở, làm ách tắc giao thông. Đến chiều 31/10, nhiều địa phương vẫn còn ngập lũ như Nam Trà My, Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên, Quế Sơn và Hội An. 

Lụt ở Lệ Thủy (Quảng Bình)
Lụt ở Lệ Thủy (Quảng Bình). Ảnh: Minh Phong
Quảng Bình: Lụt và lốc xoáy, 1 người chết, ngập 2.000 nhà dân
 
 Lúc 8h sáng ngày 1/11, trên địa bàn huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình mưa đã giảm, nhưng nước trên sông Kiến Giang vẫn còn ở mức cao. 2.000 nhà dân vẫn đang ngập trong nước lũ  từ 0,5-1m.
 
 Các tuyến đường giao thông liên thôn, liên huyện và liên tỉnh ở những vùng thấp trũng bị ngập hoàn toàn. Toàn bộ học sinh ở Lệ Thủy phải nghỉ học từ ngày 31/10.
 
 Theo báo cáo nhanh của các địa phương trong tỉnh, đã có một trường hợp bị chết do lũ lụt. Nạn nhân là một cháu bé ba tuổi ở xã Hoa Thủy, huyện Lệ Thủy. Tại thôn Bình Minh (xã Dương Thủy, Lệ Thủy), 12 nhà dân bị sập và tốc mái do lốc xoáy.
 
 Chính quyền địa phương đã đến thăm hỏi động viên gia đình người bị nạn. Ban chỉ huy Phòng chống lũ bão huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình đang triển khai các biện pháp khắc phục.

Quảng Trị: Lốc xoáy, hỏng 50 nhà, sơ tán 150 hộ dân
 
Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới, tối hôm qua và sáng nay (31/10) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã có mưa lớn kéo dài kèm theo lốc xoáy gây thiệt hại nặng nề.
 
c
mái nhà dân Lẹ Thủy (Quảng Bình) sau lốc. Ảnh: Minh Phong
Tính đến sáng nay, lượng mưa đo được tại Hải Sơn là 330mm, Hải Tân 280mm. Mực nước trên các sông đã lên mức báo động 3. Nhiều tuyến đường tỉnh lộ 8, tỉnh lộ 68, đường giao thông liên xã đã bị ngập sâu trên 1m làm chia cắt cục bộ. Một số cầu kiên cố và ngầm tràn đi qua các xã Hải An và Hải Khê bị ngập và xói lỡ. Trên 22.000 mét đê cấp 4, đê bao bị sạt lở, hư hỏng. Nhận định tình hình nước lũ đang tiếp tục dâng lên rất nhanh, đến trưa nay đã vượt cao hơn 20 cm so với lũ lụt do ảnh hưởng của cơn bão số 5 vừa qua.
 
Tin từ BCH PCLB&TKCN tỉnh cho biết: đã có 1 trường hợp mất tích là anh Trần Long (32 tuổi, ở xã Triệu Nguyên, huyện Dakrong). Trước đó, lúc 23g30 ngày 30/10, 2 người dân bị thương do lốc. 

Tối qua 30/10, do mưa lớn kèm theo lốc xoáy đã làm 7 phòng học và trên 50 ngôi nhà dân ở các xã Hải Thiện, Hải Chánh, Hải Hòa, Hải Phú bị tốc mái hư hỏng nặng. Riêng xã Hải Thiện là xã bị thiệt hại nặng nhất, có 1 nhà bị sập, 19 nhà tốc mái hoàn toàn. Sáng nay tại xã Hải Thọ, sét đánh đã làm 1 trạm biến thế bị cháy gây mất điện cho khu vực. 
 
Quảng Trị hiện có hàng nghìn hộ ở các vùng sâu trũng bị ngập nước, riêng huyện Hải Lăng có đến 2500 hộ, 150 hộ đã được di dời và 400 hộ khác nằm trong diện chuẩn bị sơ tán đến nơi an toàn.
 

 

Nhập mô tả vào đây

Người dân thôn Thạch Nham Tây (xã Hoà Nhơn, Hoà Vang, Đà Nẵng) phải sơ tán trẻ em ra khỏi vùng ngập lũ. Ảnh: T.Hoàng

Đà Nẵng: Ngập 4.500 nhà dân  

 

Ông Huỳnh Văn Thới, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Hoà Vang cho biết, mưa lũ kéo dài từ đêm 29/10 đến nay đã chia cắt toàn bộ các tuyến đường đến các thôn của các xã Hòa Nhơn, Hòa Phong, Hòa Phú, Hòa Tiến và Hòa Khương. Nếu so với cơn lũ hôm 16/10 vừa qua thì cơn lũ đêm 30 rạng sáng 31/10 lên cao hơn 1m nước.  

 

Hơn 4.500 nhà dân ở 28 thôn thuộc 5 xã kể trên ngập chìm trong lũ. Khoảng 400 hộ cũng đã được di dời. Nhiều tài sản bị nước lũ cuốn trôi cũng như làm hư hỏng. Đặc biệt, người dân các xã cánh tây huyện Hòa Vang phải đưa heo, bò… lên núi tránh lũ. Nhiều nhà bị ướt toàn bộ thóc lúa do lũ xuất hiện quá nhanh. 

 

Tại xã Hòa Phong, tuyến độc đạo ĐT 604 lên xã Hòa Phú và đường lên huyện Đông Giang (Quảng Nam) nước lũ ngập sâu hơn 1m. Nhiều đoạn bị sạt lở ta-luy khiến hàng chục mét khối đất đá tràn trên mặt đường. Đường đến xã Hoà Phú hoàn toàn bị chia cắt. Phòng Giáo dục huyện Hòa Vang và Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng đã cho hơn 14.000 học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn.  

 

Người dân các xã dọc QL14B như Hòa Nhơn, Hòa Phong, Hòa Khương cho rằng, sở dĩ khu vực này liên tục xuất hiện lũ lớn bất ngờ là do tuyến đường QL14B mới nâng cấp, mở rộng và đường tránh phía Nam hầm Hải Vân đang xây dựng quá cao, hệ thống cầu cống thoát nước lại quá ít. Do vậy, các tuyến đường này vô hình trung đã trở thành những con đê ngăn nước không thoát ra được. 

 

Lũ lên nhanh vào đêm khuya làm gần 1.000 hộ dân thuộc huyện Hoà Vang và quận Cẩm Lệ (Đà Nẵng) bị ngập chìm trong nước từ 0,5 - 1m. Ngành giáo dục của 2 địa phương này đã cho hơn 14.000 học sinh nghỉ học. Sáng nay, chính quyền sở tại đã triển khai các lực lượng chức năng đến giúp nhân dân di dời đến nơi khô ráo, an toàn. 

Đáng nói là do lũ tràn về lúc đêm khuya nên nhiều hộ dân đã không kịp sơ tán tài sản nên bị nước lũ cuốn trôi.


Quảng Ngãi: 1 người chết, một người mất tích

Tin từ BCH PCLB&TKCN Quảng Ngãi:  lúc 10h ngày 29/10 anh Lê Văn Quang (37 tuổi, ở phường Chánh Lộ, TP Quảng Ngãi) là công nhân thuỷ nông đã thiệt mạng khi anh đi qua cầu tràn để kiểm tra kênh chính Bắc công trình thuỷ lợi Thạch Nham.

Trường hợp mất tích là ngư dân Nguyễn Trong (35 tuổi, ở Quảng Ngãi) bị nước cuốn khi đang hành nghề ngoài khơi tại vùng biển Quảng Ngãi.

  • Hải Châu - Đăng Khoa - Quang Hưng - Vũ Trung - Minh Phong
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,