221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1001894
Miền Trung: Chưa kịp dọn lũ đã lo chống bão
1
Article
null
Miền Trung: Chưa kịp dọn lũ đã lo chống bão
,

(VietNamNet) - Số người chết vì lũ lụt ở miền Trung vẫn đang tăng lên. Cùng với sự khắc phục hậu quả lũ lụt, miền Trung cũng cảnh giác đối phó bão số 6!

 

Nhập mô tả vào đây

Lũ lụt rút đi, để lại cho miền Trung nhiều hậu quả nặng nề. Ảnh: Thi Ngọc

Số người chết vì lũ lụt đã tăng lên 57

 

Theo báo cáo nhanh sáng 6/11 của Văn phòng đại diện Cục Quản lý đê điều và PCLB tại miền Trung, so với thống kê lúc 16g ngày 5/11, số người chết vì lũ lụt đã tăng thêm 4 trường hợp (2 ở Quảng Ngãi và 2 ở Bình Định). Như vậy, số người chết vì đợt lũ lụt từ hôm 29/10 đến nay ở miền Trung (Quảng Bình đến Khánh Hoà) đã lên đến 57 trường hợp. Ngoài ra còn có 10 người bị mất tích, tăng thêm 4 trường hợp so với chiều 5/11 (đều ở Quảng Ngãi).

 

Lúc 7giờ 30 phút ngày 6/11, ông Nguyễn Tư, Phó Văn phòng Ban chỉ huy PCLB Quảng Ngãi cho biết, hiện vẫn đang tập trung tìm kiếm 3 nạn nhân Nguyễn Tiến Dũng (Giám đốc Bưu điện huyện Tây Trà), Võ Thanh Vũ (sinh năm 1977) và Nguyễn Đức Tân (1973, đều là công nhân kỹ thuật Trạm viễn thông Dung Quất) bị chôn vùi do trận lở núi xảy ra lúc 15 giờ ngày 5/11 khi họ đang sửa chữa đường dây điện thoại trên tuyến Trà Bồng – Tây Trà.

 

3 người còn lại là Bùi Minh Tuấn (sinh năm 1981), Võ Diệu (1975, đều công tác tại Bưu điện huyện Tây Trà) và Bùi Văn Vọng (công nhân kỹ thuật Trạm viễn thông Dung Quất) được cứu kịp thời nhưng đều bị thương và đang được điều trị tại Bệnh viện huyện Tây Trà.

 

Vào lúc 15g chiều 5/11 còn xảy ra trường hợp em Lê Đăng Thịnh (15 tuổi, ở xã Nghĩa Thương, huyện Tư Nghĩa) trong lúc làm công việc gia đình thì bị sụp nước thiệt mạng. Cũng trong chiều 5/11, đã tìm thấy thi thể chị Nguyễn Thị Thắm (1985, công tác tại Phòng hạ tầng kinh tế huyện Sơn Hà). Trước đó, lúc 20g ngày 2/11, trên đường đi sinh hoạt Đoàn về, khi qua cầu sông Rin (trên tuyến Sơn Hà đi Sơn Tây), chị Thắm đã vướng chướng ngại vật rơi xuống cầu và bị nước cuốn trôi xuống hạ lưu sông Trà Khúc.

 

Cùng bị nạn với chị Thắm khi đi sinh hoạt Đoàn về qua cầu sông Rin tối 2/11 còn có anh Đinh Xuân Hạ (1979, công tác tại Hạt duy tu, bảo dưỡng đường bộ huyện Sơn Hà). Tuy nhiên, đến thời điểm này vẫn chưa tìm thấy thi thể của anh.

 

Quảng Ngãi: 1 ngày, 3 người chết, 5 bị thương do lũ

Lốc làm sập nhà dân ở Đức Lân. Ảnh: H.Minh
Lốc làm sập nhà dân ở Đức Lân. Ảnh: H.Minh
Mặc dù nước đã rút, nhưng sau lũ tỉnh Quảng Ngãi vẫn tiếp tục hứng chịu những thiệt hại nặng nề do thiên tai, đã có thêm 3 người chết, 4 người bị thương chỉ trong ngày 5/11.
 
Chiều ngày 5/11, một đội công nhân của Bưu điện Quảng Ngãi được cử lên huyện miền núi Tây Trà để xử lý sự cố đứt cáp quang do lũ tại Km 54+55 tuyến đường Trà Bồng-Tây Trà thuộc xã Trà Lãnh, huyện Trà Bồng bất ngờ bị một sườn núi dài 40-50m đổ ập suốt chôn vùi.
 
Đến sáng ngày 6/11 đã xác định được 3 người bị chết là ông Nguyễn Tiến Dũng - Giám đốc Bưu điện huyện Tây Trà; Võ Thanh Vũ (25 tuổi) và Nguyễn Đức Tâm (35 tuổi) - cả hai là công nhân của Trạm viễn thông Dung Quất. Hiện lực lượng cứu hộ mới chỉ tìm được xác của anh Nguyễn Đức Tâm; hai công nhân còn lại vẫn đang bị chôn vùi dưới lớp đất đá khổng lồ.
 
Hiện còn bốn công nhân khác may mắn thoát chết, nhưng hai người bị thương rất nặng là anh Bùi Văn Vận (công nhân Trạm viễn thông Bình Sơn) và anh Võ Diệu (nhân viên Bưu điện huyện Tây Trà). Cả hai đang được cấp cứu tại Trung tâm Y tế Tây Trà, nhưng tình trạng rất nguy kịch, nhưng do tuyến đường từ Tây Trà về thành phố Quảng Ngãi vẫn bị tắc nên không thể chuyển viện được.

 
Trước đó, một cơn lốc lớn bất ngờ đã tràn qua thôn Thạch Trụ Tây, xã Đức Lân, huyện Mộ Đức làm tốc mái 18 ngôi nhà; trong đó có 4 ngôi nhà bị thiệt hại nặng, sụp đổ và tốc mái hoàn toàn.
 
Sau khi cơn lốc xảy ra, chính quyền xã Đức Lân đã huy động lực lượng dân quân giúp dân dọn dẹp, tu sửa lại nhà cửa. Tuy nhiên, một số hộ dân thuộc diện nghèo không có khả năng xây dựng lại nhà đang rất cần được hỗ trợ.

 

Nhiều khu dân cư trong tỉnh Quảng Ngãi vẫn còn chìm nước
Nhiều khu dân cư trong tỉnh Quảng Ngãi vẫn còn chìm nước. Ảnh: H.Minh
Về thiệt hại tài sản, Phó Văn phòng Ban chỉ huy PCLB Quảng Ngãi Nguyễn Tư cho biết, tính từ ngày 1/11 đến sáng 6/11, Quảng Ngãi đã có 32 nhà bị sập đổ; 284 nhà và 5 phòng học bị tốc mái, hư hại; trên 50.000 nhà, 14 phòng học và 3 trạm y tế bị ngập. Hiện nhiều xã thuộc huyện Tây Trà và một số khu vực vùng sâu, vùng xa còn bị chia cắt, gián đoạn giao thông và thông tin liên lạc.

 

388,5ha lúa và 1.837ha rau màu bị thiệt hại, trong đó có 54,5ha lúa bị mất trắng vì lũ lụt. 101ha đất canh tác bị xâm lấn, ngập mặn, xói lở, bồi lấp; 42 con gia súc bị chết; 18 hồ chứa, đập dâng, 2 trạm bơm bị hư hại, 01 công trình thuỷ lợi kiên cố ở huyện Bình Sơn bị trôi.


Trên 5,5km đường quốc lộ, tỉnh lộ bị thiệt hại, 20km bị ngập, sạt lở 9.750m3 đá và 1.200m3 bê tông; 10 cầu kiên cố và 08 cầu tạm bị trôi và hư hỏng. 3 tàu thuyền (từ 50 - 100CV) bị chìm, 97ha diện tích nuôi tôm, cá bị mất; 1 cột điện trung – cao thế và 20 cột điện hạ thế bị gãy đổ…

 

Ông Nguyễn Tư cho biết: “Hiện UBND tỉnh và Ban chỉ huy PCLB tỉnh đang khẩn trương triển khai khắc phục hậu quả mưa lũ. Chuẩn bị lương thực sẵn sàng cứu đói cho người dân vùng bị cô lập, khôi phục tạm thời các tuyến giao thông, thông tin liên lạc bị ách tắc; xử lý ô nhiễm môi trường và phòng chống dịch bệnh tại các khu vực vừa bị ngập lụt; huy động lực lượng khắc phục tạm thời nhà cửa và bố trí nơi ở cho nhân dân có nhà bị sập, hư hỏng, sơ tán lũ để nhanh chóng ổn định đời sống!”.

Quảng Nam: Hai đợt lũ, thiệt hại hơn trăm tỷ đồng 

Phó Ban chỉ huy PCLB tỉnh Nguyễn Văn Tiến cho biết, từ ngày 1/11 đến sáng 6/11, trên địa bàn tỉnh đã có thêm 3 người chết và 1 người mất tích do lũ lụt. Các công trình giao thông, thuỷ lợi, trường học, trạm xá và nhiều diện tích lúa, rau màu tiếp tục bị mưa lũ làm hư hỏng nặng.

 

Hiện việc đi lại trên các tuyến giao thông khu vực miền núi, kể cả tuyến đường Hồ Chi Minh, rất khó khăn do hiện tượng sạt lở. Nhiều tuyến tỉnh lộ, liên thôn liên xã bị hư hại nặng, giao thông rất nguy hiểm. Ước tính trên các tuyến giao thông có khoảng 10.000m3 đất đá bị sạt lở, bồi lấp.

Trong gần 1 tuần qua ở Quảng Nam đã có thêm 12.100m3 đất đá ở các công trình thuỷ lợi bị sạt lở; 42 công trình thuỷ lợi nhỏ bị hư hỏng; trên 5.000m đường ống dẫn công trình nước sạch bị hư hỏng và lũ cuốn trôi.

 

Nhập mô tả vào đây

Bòn mót chút hoa màu còn sót lại sau lũ lụt Ảnh: LTM

Tính đến nay, toàn tỉnh có 48/63 hồ chứa nước đã đầy, chủ yếu là các hồ chứa dung tích nhỏ. Riêng với công trình đại thuỷ nông Phú Ninh đã thực hiện hai đợt xả lũ để đảm bảo an toàn. Đợt lớn nhất hôm 4/11 đã mở cả hai cửa tràn sâu, có cửa với lưu lượng xả lớn nhất là 630 m3/s.

 

Ngoài ra còn có 17ha ruộng bị bồi lấp, trên 300 gia súc và 50 tấn tôm, cá nuôi bị lũ cuốn trôi, 8 phòng học và 1 trạm y tế bị hư hỏng; trên 200 trụ điện và điện thoại bị đổ. Tổng thiệt hại vật chất trong các đợt lũ từ ngày 29/10 đến nay ở Quảng Nam lên đến khoảng 50 tỷ đồng. Trước đó, đợt lũ từ ngày 15-18/10 cũng đã gây thiệt hại cho Quảng Nam khoảng 57 tỷ đồng; làm 7 người chết, 4 người bị thương.

 

Cảnh giác đối phó bão số 6

 

Đối với công tác phòng chống bão số 6, ông Nguyễn Văn Tiến cho biết, Ban chỉ huy PCLB tỉnh Quảng Nam tiếp tục có công điện yêu cầu cấm tàu thuyền ra khơi, hướng dẫn tàu đã vào bờ neo đậu trú bão an toàn. Cùng với tập trung khắc phục hậu quả lũ lụt, các cơ quan đơn vị cũng được yêu cầu sẵn sàng đối phó với bão số 6, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân, bảo đảm an toàn các công trình hồ chứa nước, khu du lịch, khu công nghiệp ven biển…

 

Ông Nguyễn Văn Tiến nhấn mạnh: “Nếu bão số 6 mạnh cấp 11–12 đổ bộ vào khu vực Quảng Nam, gây mưa lũ lớn vượt mức báo động 3 từ 0,5–1m thì sẽ có khoảng 70.000 người phải sơ tán tránh bão và 60.000 người phải sơ tán tránh lũ. Chúng tôi đã sẵn sàng phương án sơ tán dân vùng ảnh hưởng bão và lũ đến nơi an toàn.


Hiện toàn bộ trên 3.500 tàu thuyền của ngư dân Quảng
Nam đã vào bờ tránh trú bão, trong đó có 60 tàu đánh bắt xa bờ. Chỉ khoảng 1 tháng nữa là vào sản xuất vụ đông xuân 2007–2008. Nhưng thiệt hại do lũ lụt và sự uy hiếp của bão số 6 khiến Quảng Nam gặp rất nhiều khó khăn, rất cần sự hỗ trợ của các cấp, ngành TƯ!”.

 

Tại Quảng Ngãi, Phó Văn phòng Ban chỉ huy PCLB tỉnh Nguyễn Tư cho biết, tính đến 7 giờ ngày 6/11, còn 60 tàu với 538 lao động của ngư dân trong tỉnh đang hoạt động trên biển. Trong đó có 1 tàu/12 lao động ở vùng biển Hoàng Sa, 11 thuyền/196 lao động ở vùng biển Trường Sa, 1 thuyền/14 lao động ở vùng biển Trung Sa, 11 thuyền/81 lao động ở vùng biển phía Bắc và 36 thuyền/235 lao động ở vùng biển phía Nam.

 

Hiện BĐBP Quảng Ngãi đang tăng cường nắm tình hình của số tàu thuyền đánh cá này để hướng dẫn ngư dân khẩn trương di chuyển vào bờ hoặc thoát ra khỏi vùng nguy hiểm, tìm nơi trú tránh. Riêng số tàu thuyền đang hoạt động trên vùng biển Quảng Ngãi và neo đậu ở các bãi ngang đã được BĐBP tỉnh vận động vào nơi trú ẩn an toàn.

  • Hải Châu
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,