15% người bị tiêu chảy cấp 'dính' bệnh tả
Cập nhật lúc 06:20, Thứ Bảy, 10/11/2007 (GMT+7)
(VietNamNet) - Trong tổng số 1.378 ca được xác định mắc tiêu chảy cấp trong đợt dịch này có 159 trường hợp là bệnh tả - căn bệnh gây tử vong nhanh nổi tiếng.
MẮm tôm, rau sống vẫn là thức khoải khẩu của nhiều gia đình "thời tiêu chảy cấp". Ảnh: VNN. |
Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, dịch vẫn được gọi là tiêu chảy cấp nguy hiểm. Trong số các ca mắc tiêu chảy cấp thì 15% bệnh nhân có vi khuẩn tả. Tuy số bệnh nhân nhập viện đang có chiều hướng giảm nhưng không thể chủ quan. Vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn là vấn đề cần quan tâm số 1. Đường lây ăn uống vẫn là chủ yếu.
Theo TS Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, trong ngày 9/11, tại 13 tỉnh thành có dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm đã ghi nhận thêm 162 bệnh nhân, trong đó 2 trường hợp mắc tả.
Tại Viện Các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới Quốc gia tình trạng quá tải đã được cải thiện do nhiều người khỏi bệnh đã được xuất viện. Hiện tại vẫn còn 281 bệnh nhân đang điều trị trong tổng số 400 trường hợp tiêu chảy cấp nhập viện. Trong ngày 9/11, Viện tiếp nhận thêm 30 trường hợp, trong đó 5 trường hợp được xác định mắc tả.
Về bệnh nhân B.T.N, 51 tuổi, nhân viên một khách sạn 5 sao ở Hà Nội, qua điều tra dịch tễ cho thấy, trước đó bệnh nhân làm việc tại khu sơ chế thực phẩm sống và trước khi nhập viện có ăn cơm trưa tại căng tin của khách sạn.
Vi khuẩn tả có mặt khắp nơi
TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, rất khó xác định cụ thể nguồn lây bệnh tả. Tuy nhiên ông khẳng định, vi khuẩn tả bắt nguồn từ thực phẩm không an toàn, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ bùng phát rộng.
Bằng chứng là trong đợt dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm hiện nay, ngay tuần đầu đã xác định 100% bệnh nhân tả đều có tiền sử ăn mắm tôm. Sau đó, tỷ lệ bệnh nhân không ăn mắm tôm mà vẫn bị tả ngày càng tăng. Khi lấy mẫu xét nghiệm ở những nơi bệnh nhân tả từng ăn uống, Viện Vệ sinhdịch tễ thấy trên nước rửa tay, rau sống, thậm chí trên các vật dụng nấu ăn như dao, thớt, thìa, bát đĩa đều có vi khuẩn tả. Xung quanh nhà bệnh nhân, thì nước ao hồ, nước cống cũng vậy.
TS Hiển khẳng định: Bất cứ loại thức ăn nào không rõ nguồn gốc, kể cả khi đã nấu chín, nhưng đựng trong dụng cụ nấu ăn có vi khuẩn tả cũng đều có khả năng gây bệnh tả. Do đó, người dân phải tuyệt đối ăn chín, uống sôi, vệ sinh sạch sẽ, hạn chế ăn uống ngoài đường phố và không sử dụng thức ăn không rõ nguồn gốc.
Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cũng thừa nhận, số người bị lây sau khi chăm sóc người nhà bị bệnh đang có chiều hướng gia tăng. Điều này rất nguy hiểm vì trong hoàn cảnh đó, khuẩn tả có khả năng tăng độc lực, khiến ca bệnh nặng lên.
TS Hiển cho rằng đây là đợt dịch tiêu chảy cấp lớn nhất từ trước đến nay. Tại một thời điểm dịch bùng phát ở nhiều nơi khác nhau, diễn tiến nhanh và bệnh cảnh điển hình của tả. Trong tuần đầu tiên có 33 bệnh nhân thì ở 33 nơi khác nhau, không có liên hệ về nguồn nước, không tiếp xúc với nhau. Hiện trong số 13 địa phương có dịch thì Hà Nội được xác định đã qua đỉnh và đang có chiều hướng giảm.
Bằng chứng là trong đợt dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm hiện nay, ngay tuần đầu đã xác định 100% bệnh nhân tả đều có tiền sử ăn mắm tôm. Sau đó, tỷ lệ bệnh nhân không ăn mắm tôm mà vẫn bị tả ngày càng tăng. Khi lấy mẫu xét nghiệm ở những nơi bệnh nhân tả từng ăn uống, Viện Vệ sinhdịch tễ thấy trên nước rửa tay, rau sống, thậm chí trên các vật dụng nấu ăn như dao, thớt, thìa, bát đĩa đều có vi khuẩn tả. Xung quanh nhà bệnh nhân, thì nước ao hồ, nước cống cũng vậy.
TS Hiển khẳng định: Bất cứ loại thức ăn nào không rõ nguồn gốc, kể cả khi đã nấu chín, nhưng đựng trong dụng cụ nấu ăn có vi khuẩn tả cũng đều có khả năng gây bệnh tả. Do đó, người dân phải tuyệt đối ăn chín, uống sôi, vệ sinh sạch sẽ, hạn chế ăn uống ngoài đường phố và không sử dụng thức ăn không rõ nguồn gốc.
Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cũng thừa nhận, số người bị lây sau khi chăm sóc người nhà bị bệnh đang có chiều hướng gia tăng. Điều này rất nguy hiểm vì trong hoàn cảnh đó, khuẩn tả có khả năng tăng độc lực, khiến ca bệnh nặng lên.
TS Hiển cho rằng đây là đợt dịch tiêu chảy cấp lớn nhất từ trước đến nay. Tại một thời điểm dịch bùng phát ở nhiều nơi khác nhau, diễn tiến nhanh và bệnh cảnh điển hình của tả. Trong tuần đầu tiên có 33 bệnh nhân thì ở 33 nơi khác nhau, không có liên hệ về nguồn nước, không tiếp xúc với nhau. Hiện trong số 13 địa phương có dịch thì Hà Nội được xác định đã qua đỉnh và đang có chiều hướng giảm.
-
L.Hà
,