221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1003402
Vụ nhục hình em Bình: Cơ quan nào nhận "bóng trách nhiệm"?
1
Article
null
Vụ nhục hình em Bình: Cơ quan nào nhận 'bóng trách nhiệm'?
,

(VietNamNet) -  Ông Nguyễn Trọng An - Phó Vụ trưởng Vụ Trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho rằng, không thể nói trơn tuột "Em Bình không tố cáo nên các cơ quan chức năng không biết".

c
Ông Nguyễn Trọng An. Ảnh: Đỗ Minh
Trao đổi với PV VietNamNet, ông Nguyễn Trọng An nhấn mạnh: Những vết thương bị chủ đánh trên người em Bình rồi cũng sẽ lành nhưng điều quan trọng hơn là tinh thần của em đã bị tổn thương, không biết đến khi nào mới liền sẹo và ai là người chịu trách nhiệm.

- Vậy theo ông, cơ quan hay tổ chức cơ sở nào phải chịu trách nhiệm về vụ hành hạ em Bình?

Nói về  trách nhiệm thì cơ quan chịu trách nhiệm chính là hệ thống dân số - gia đình - trẻ em ở cơ sở hiện vẫn còn đang tồn tại. Tuy nhiên, cũng phải đề cập đến  trách nhiệm của cơ quan chức năng và chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể nơi em Bình đã sống. Suốt 14 năm qua, em Bình bị tra tấn, đối xử dã  man mà không ai biết. Cơ quan chức năng thì không biết với lý do là... không được em Bình tố cáo.

Ngay sau khi sự việc xảy ra, chúng tôi đã làm công văn và gửi cho Ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ em TP. Hà Nội và quận Thanh Xuân để yêu cầu làm đến nơi đến chốn vụ việc này. Bộ LĐTB-XH cũng đã có công văn yêu cầu UB DS-GĐ&TE  TP.Hà Nội phối hợp với các ngành rà soát ngay số trẻ lang thang cơ nhỡ đang làm việc trong các nhà hàng, cơ sở dịch vụ, giúp việc gia đình trên địa bàn và báo cáo kết quả về Vụ Trẻ em để Vụ tổng hợp trình Bộ trưởng.

 

- Cơ quan chức năng đã có con số cụ thể nào về số trẻ lang thang cơ nhỡ như em Bình chưa, thưa ông?

Hiện cả nước có khoảng 12.000 trẻ lang thang, sống ngoài đường phố. Ngoài ra còn số trẻ đang làm việc cho các nhà hàng, cơ sở dịch vụ hoặc đi giúp việc gia đình thì chưa thống kê được, con số này chắc chắn sẽ không nhỏ. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chúng tôi sẽ rà soát lại toàn bộ trẻ em lang thang, kể cả ngoài đường phố và làm việc trong các nhà hàng, cơ sở dịch vụ để có chính sách bảo vệ ở 3 cấp độ: phòng ngừa, trợ giúp bằng các dịch vụ và phát hiện, cách ly các em khỏi môi trường bị xâm hại.

- Ông có tiên liệu rằng việc rà soát số trẻ em lang thang đặc biệt là số trẻ giúp việc gia đình liệu có gặp  khó khăn? Nhất là chuyện không khai báo tạm trú - tạm vắng?

 

Với  những trẻ em giúp việc trong các gia đình, nhà hàng, cơ sở dịch vụ  thì đúng là một vấn đề khó khăn bởi như trường hợp em Bình, mười mấy năm sống tại khu dân cư mà không hề khai báo tạm trú. Chính vì vậy mà cần có sự phối hợp của các ngành, các tổ chức đoàn thể như  UB DS-GĐ&TE ở địa phương, công an hộ khẩu, tổ dân phố và các đoàn thể trong khu phố như hội phụ nữ hay đoàn thanh niên thì mới có thể làm được.

 

- Theo ông, nhanh thì mất bao lâu chúng ta có thể có được số liệu chính thức về trẻ em lang thang ở Hà Nội?

 

Như nói trên, chúng tôi đã gửi công văn cho Uỷ ban dân số - gia đình và trẻ em thành phố Hà Nội từ hôm qua (8/11), họ đã nhận được rồi. Phía Hà Nội cũng đang triển khai gấp vì ngay Bí thư thành uỷ cũng đã lên tiếng. Tuy nhiên với tất cả những khó khăn ở trên, tôi nghĩ cũng phải mất chừng trên dưới 2 tháng để làm việc này

 

- Chế tài hiện nay đối với tội phạm ngược đãi trẻ em ra sao, thưa ông?

 

Hiện Bộ Luật hình sự cũng đã quy định nhưng còn quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe. Cần tăng hình phạt những trường hợp ngược đãi trẻ em; đồng thời cần tiếp tục tuyên truyền về Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đến với mọi người dân. Ngoài ra, theo tôi, chúng ta phải làm tốt công tác tuyên truyền cho mọi người, đặc biệt là các bậc cha mẹ. Như trường hợp em Bình, chính người mẹ đã đưa em đến nhà chủ và bỏ lại. Hành động như vậy là vô cảm, rất đáng lên án.

  • Đỗ Minh (thực hiện)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,