Hàng loạt các đối tượng tại các địa phương bị "sờ gáy", bắt tạm giam. Mức độ của vụ việc lan toả cả nước, với số tiền lừa đảo lên tới hàng triệu USD.
>>Phá đường dây lừa đảo tài chính đa cấp qua mạng
>>Đồng Tháp: Bắt giam các đối tượng lừa đảo kinh doanh tiền
>>Kinh doanh tiền qua mạng và nước mắt nhà nông
Đến chiều 10/11, nhiều nạn nhân vẫn đến nhà bác sĩ Quân để hy vọng đòi được tiền đầu tư |
Các bị can này đã thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân thông qua hình thức thu hút tài chính qua mạng tại các địa chỉ colonyinvest.net; callysinvest.com.
Vụ việc càng trở nên nghiêm trọng khi khi hàng loạt những kẻ cầm đầu lừa đảo tài chính qua mạng sa lưới trên phạm vi cả nước
Ngày 11/111, báo Người Lao Động đưa tin: Tại TP.HCM, Công an TP và Bộ Công an đã bắt giữ Nguyễn Văn Lợi (SN 1972, quê Tiền Giang, ngụ tại quận 7-TPHCM) - chủ của trung tâm giao dịch tại khu A75, đường Bạch Đằng, quận Tân Bình; Nguyễn Dạ Thu (SN 1966, ngụ tại quận Tân Bình - TPHCM), Trần Tiểu Linh, Nguyễn Tuấn Thạch, Nguyễn Cát Biển,
Ông Nguyễn Văn Tính (SN 1973, em ruột của ông Lợi), một nhân vật khá quan trọng khác ở chi nhánh Phía Nam hiện đã bỏ trốn.
Theo tài liệu của Cơ quan Cảnh sát Điều tra (CSĐT), người đứng đầu tập đoàn Colony chi nhánh TPHCM là bà Thu, chứ không phải ông Lợi. Bà Thu từng được đi Thái Lan nhiều lần để tập huấn về cách kinh doanh tiền qua mạng; là người chủ chốt xây dựng, phát triển chi nhánh Colony TPHCM. Cũng chính bà Thu là người liên hệ thường xuyên với 4 người nước ngoài để báo cáo về công việc kinh doanh tại chi nhánh TPHCM.
Ngày 10/11, tại Hà Nội, Bộ Công an tiếp tục ra quyết định khởi tố bị can đối với Đặng Thanh Hải, quản trị mạng của tập đoàn Callyinvest - tương tự như Colony. Theo CQĐT, Hải là người trực tiếp đánh sập mạng trang web callyinvest.com để chiếm đoạt số tiền rất lớn của trên 800 nhà đầu tư. Hiện Hải đã bỏ trốn.
Tại Long An, những nhà đầu tư ở Long An ra sức tìm đại diện tập đoàn Colony Phan Văn Xuân và người phụ nữ trợ lý tên là Hồng.
Ngoài đường dây Colony, nhiều đường dây khác cũng bắt đầu bị phát hiện tại Tiền Giang, Đồng Tháp.
Tại Tiền Giang, CQĐT đã nhận đơn tố về đường dây do một người phụ nữ tên Quyên ngụ đường Ấp Bắc, phường 4, TP Mỹ Tho đứng đầu. Một đường dây khác do ông Trần Văn Vinh, thường trú số 64, ấp Trung, xã Long Định, huyện Châu Thành (Tiền Giang), làm chủ.
Tại Đồng Tháp, Công an tỉnh đang câu lưu bà Ngọc Bích (chủ quán karaoke Ngọc Bích nằm trong Khu Liên hợp TDTD tỉnh Đồng Tháp, tại phường Mỹ Phú) để làm rõ việc thường xuyên rủ rê người dân xung quanh tham gia vào việc gửi tiền qua mạng, để nhận lãi suất rất cao.
Thủ đoạn của tập đoàn lừa tiền qua mạng này cũng rất tinh vi, bằng cách dựng lên các trang web có địa chỉ na ná với các web có thực, thuộc các tập đoàn tài chính lớn có uy tín. Chẳng hạn, wwww, colonyinvest.net thì trên thực tế có www.colonyinvest.c...; hoặc www.callysinvest.com thì trang website có trên thực tế là www.callyinvest.c... (không có chữ s)...
Tuy nhiên, qua xác minh về mạng www. colonyinvest.net, cơ quan Công an phát hiện không có công ty nào trên thế giới có tên là Công ty Colony Invest Management Inc (viết tắt là C.I), không có đại diện, không có đăng kí kinh doanh và trụ sở ở bất cứ nơi nào, tất cả chỉ được liên lạc qua website nói trên. Thực tế là chỉ có một nhóm người ở TP Hồ Chí Minh tự xưng là “tập đoàn Colony” có trụ sở chính tại Mỹ đang ra sức quảng cáo, lừa gạt người dân nộp tiền vào tài khoản của tập đoàn này
Đứng đầu nhóm ở TP Hồ Chí Minh là Vũ Thị Thu Hằng, 31 tuổi, quê ở Thái Bình, hiện trú tại phường 17 quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh, tự xưng là đại diện cao nhất của Công ty C.I từ Mỹ về để tổ chức mạng lưới công ty ở Việt Nam.
Bằng chiêu gửi tiền, quy ra điểm, 1 USD tương đương với một điểm và được ghi vào tài khoản. Hằng là tổng đại lí, bán cho các đại lí tiếp theo đúng giá gốc, sau đó các đại lí này phát triển và bán cho các đại lí cấp dưới (theo kiểu đa cấp) với giá tăng hơn (từ 16.000 đồng Việt Nam nâng thành 17.600 đồng cho mỗi điểm.
Các đại lý dưới lại phát triển và bán tiếp cho đến cấp thứ 7... Điều mà những người tham gia đầu tư không nhận ra được chính là khi nộp tiền là nộp tiền mặt, nhưng khi quy ra điểm là điểm ảo trên mạng. Lãi suất mà tập đoàn này đưa ra là từ 2,5 đến 3% mỗi ngày (tương đương với 80 đến 90% một tháng).
Thượng tá Trần Văn Hòa - trưởng Phòng điều tra tội phạm công nghệ cao (C15) khi trả lời phỏng vấn của báo Tuổi trẻ đã cho hay, hình thức lừa đảo này đã xuất hiện trên thế giới cách đây khoảng 30 năm và đến nay đã không thể áp dụng được tại nhiều nước. Thế nhưng đây là lần đầu tiên nó xuất hiện tại Việt Nam.
Thượng tá Trần Văn Hoà cũng cho biết thệm: Các nạn nhân đã đầu tư rất nhiều tiền, qua kiểm tra một số tài khoản cho thấy có người nộp cao nhất là 82.000 USD/lần, còn thông thường là 5.000-10.000 USD/lần. Tuy nhiên, đây mới chỉ là con số bước đầu vì chưa xác định hết các đại lý có tài khoản của hệ thống này.
-
Tin Nhanh
Ý kiến của bạn đọc: