221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1005596
Sau lũ, xộc xệch cả đường bộ, đường sắt, đường sông
1
Article
null
Sau lũ, xộc xệch cả đường bộ, đường sắt, đường sông
,

(VietNamNet) - Do ảnh hưởng của mưa lũ, mạng lưới giao thông các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Định thiệt hại nặng. Hàng trăm điểm trên nhiều quốc lộ chưa thể thông tuyến. 7 đoàn tàu đang dừng chờ thông đường, dự đoán chi phí khắc phục đường sắt đã lên trên 10 tỷ đồng.

>> Toàn cảnh trận lũ số 5 năm 2007

Theo báo cáo của Bộ GTVT, từ chiều ngày 12 đến sáng ngày 13/11/2007, các tỉnh từ Thừa Thiên - Huế đến Quảng Nam liên tục có mưa to, nước sông dâng cao gây thiệt nặng nề cho cơ sở hạ tầng ngành GTVT.

Cụ thể, trên tuyến đường Quốc lộ 1A, có gần 50 điểm bị ngập, sạt lở và hư hỏng cầu, cống. Trước cửa đại nội Huế có đoạn ngập sâu 0,3 - 0,8m. Trên đèo Hải Vân sạt lở ta-luy dương khoảng 30 vị trí, tại Km 913+650 ta luy dương sạt lở dài 60m, lấp đất toàn bộ mặt đường, gây tắc giao thông hoàn toàn.

y
Theo báo cáo nhanh của Bộ GTVT, hiện còn nhiều điểm giao thông vẫn chưa được thông tuyến.

Tại cầu Bàu Vân và cầu Trị Yên lũ lớn ngập sâu 80 - 100cm, mới khắc phục chỉ để giao thông tạm thời. Đường Hồ Chí Minh qua các tỉnh nói trên bị sạt lở ta luy và hư hỏng nền đường khoảng 16 điểm. Quốc lộ 49 (Thừa Thiên - Huế) bị ngập, hỏng cống, sạt lở ta luy trên 20 điểm, nhiều điểm hiện đang bị ách tắc giao thông.

Mực nước các sông từ Quảng Trị đến Bình Định vẫn đang ở mức độ cao, gây khó khăn cho công tác kiểm tra, khắc phục thiệt hại. Hiện chưa có kết quả kiểm tra chính xác thiệt hại về đường sông.

Trong thiệt hại chung của ngành GTVT, đường sắt là ngành thiệt hại đáng kể nhất. Trong phạm vi quản lý của Công ty Quản lý đường sắt (QLĐS) Bình Trị Thiên, từ 16 giờ ngày 12/11/2007, nước lũ ngập từ Km 656+500 - Km710+000. Có 8 điểm ngập trên mặt ray từ 155mm - 630mm. Phải ngừng chạy tàu trên đoạn đường này. Có 3 vị trí xói lở từ Km731+320 - Km756+020. Tại Km734+050 sạt nền đường dài 3,5m, sâu 2m nền đá.

Trong phạm vi quản lý của Công ty QLĐS Quảng Nam - Đà Nẵng, từ 11h30 phút ngày 12/11/2007 đến 6 giờ ngày 13/11/2007, sạt lở ta luy ở 32 vị trí, phải dừng chạy tàu.

Phạm vi quản lý của Công ty QLĐS Phú Khánh, từ 16 giờ ngày 10/11/2007 nước ngập đường sắt 6 vị trí từ Km1096+200 - Km1378+200. Vị trí ngập cao nhất trên mặt ray là 170mm. 120m nền đường bị xói trôi từ Km1364+700 - 1365+000.

Có 7 đoàn tàu đang phải đỗ lại chờ thông tuyến tại các ga Hiền Sỹ, Phò Trạch, Mỹ Chánh, Huế, Truồi, Đà Nẵng là các tàu  SE1, SE2, SE3, SE4, SE6, TN2,TN3.

Trước tình hình trên, Bộ GTVT đã chỉ đạo Khu QLĐB và các công ty chuẩn bị sẵn sàng phương án đảm bảo giao thông nhanh nhất. Khu QLĐB IV, các Công ty CP QL&SCĐB TT-Huế và Công ty CP QL&XDDB 494 tập trung xe, máy, thiết bị và nhân lực triển khai sửa chữa để đảm bảo giao thông.

Về đường thuỷ, cũng theo Bộ GTVT, Cục Đường sông VN và các đơn vị trong vùng ảnh hưởng lũ đang triển khai công tác PCLB&TKCN, điều chỉnh báo hiệu, thông báo cho các phương tiện đường thuỷ, các bến đò biết tình hình bão lũ, chuẩn bị các phương tiện, vật tư, thiết bị cho công tác cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống xảy ra. Cục Đường sông đã tiến hành kiểm tra trên tuyến và có những biện pháp khắc phục nhanh chóng để đảm bảo an toàn giao thông.

Riêng ngành đường sắt, đã áp dụng phương án xử lý tạm thời là đóng cọc ray, xếp rọ đá, bỏ đá hộc. Dự kiến kinh phí để sửa chữa, khôi phục kết cấu hạ tầng đường sắt là 10 tỷ đồng.

  • Quang Cường

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,