221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1006058
Lo lắng rò rỉ mầm bệnh tiêu chảy từ các bể phốt
1
Article
null
Lo lắng rò rỉ mầm bệnh tiêu chảy từ các bể phốt
,

(VietNamNet) - Sau khi phát hiện vi khuẩn tả tồn tại trong môi trường nước gần nhà một người bệnh ở Hoài Đức, Hà Tây, các chuyên gia còn lo lắng khả năng phát tán mầm bệnh từ các bể phốt...

vbn

Môi trường ô nhiễm dễ làm dịch tái phát. (Ảnh: Lao Động)

Bệnh nhân này đã được xuất viện 10 ngày nhưng sau đó xét nghiệm mẫu nước xung quanh môi trường bệnh nhân này ở vẫn có vi khuẩn tả. Điều đáng nói, đây là kênh nước thải khá lớn bao quanh làng nên nguy cơ phát tán mầm bệnh rất cao, nhất là qua các loại cây, rau được tưới bằng nước kênh.

‘’Với trường hợp này, việc dùng hóa chất xử lý không có hiệu quả vì lượng nước quá lớn. Do đó, tốt nhất người dân hãy tự kiểm soát nguồn nước sinh hoạt’’, TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, các chuyên gia còn lo lắng khả năng phát tán mầm bệnh từ các bể phốt bệnh viện sau khi thải ra môi trường, mặc dù phân bệnh nhân đều đã được xử lý bằng Chloramin B.

Trước tình hình trên, Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn tiếp tục chỉ đạo các địa phương có dịch không chủ quan, tiếp tục giám sát chặt chẽ các ổ dịch, người bệnh, những người tiếp xúc người bệnh; đồng thời xử lý triệt để môi trường không để nguồn bệnh lây lan. Có như vậy nguy cơ tái phát dịch trong thời gian tới mới được hạ thấp. Các bệnh viện có bệnh nhân tiêu chảy cấp phải xử lý lại bể phốt bằng Chloramin B, và đề nghị công ty vệ sinh môi trường lặp lại quy trình này lần nữa, bởi khuẩn tả có thể sống trong phân ẩm 2-3 tháng.

Thứ trưởng Trịnh Quân Huấn nhấn mạnh, lúc này phải đặt công tác bảo đảm VSATTP là ưu tiên số một. Vì sau mắm tôm, các nguồn thực phẩm khác, nhất là thực phẩm nguội, nước bề mặt tại một số nơi đều đã phát hiệm có vi khuẩn tả. Chính vì vậy, người dân vẫn nên ăn chín, uống sôi, không ăn thức ăn nguội để cắt đứt đường lây của vi khuẩn qua thực phẩm.

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm (Bộ Y tế) trong 24 giờ qua vẫn xuất hiện thêm những trường hợp mắc tiêu chảy cấp nguy hiểm mới với 54 trường hợp nhập viện, trong đó có 8 ca dương tính với phẩy khuẩn tả.

Như vậy cộng dồn từ đầu đợt dịch tổng số có 1.880 trường hợp tiêu chảy cấp nguy hiểm, trong đó có 240 trường hợp dương tính với phẩy khuẩn tả. Đáng chú ý, trong ngày số người mắc có chiều hướng gia tăng tại Hải Phòng, Thanh Hoá, trong khi đó giảm ở Hà Nội, Hà Tây và một số địa phương nhiều ngày qua không có trường hợp mắc mới. Hiện còn 673 trường hợp đang được điều trị tại các bệnh viện.

  • Lệ Hà
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,