Trong hai ngày 20,21/11 vừa qua, lực lượng CA đã bắt giữ thêm 4 đối tượng ở Quảng Bình, Điện Biên, NGhệ An...có liên quan đến đường dây lừa đảo tiền bằng hình thức huy động vốn qua mạng .
>>Vụ lừa tiền qua mạng: Tập trung điều tra các "chân rết"
>>Thêm nhiều đại lý “colony” bị tố cáo lừa tiền qua mạng
Nhiều người dân bị lừa bởi lãi xuất quá cao. |
Báo TPO ra ngày 21/11 đưa tin, tại Quảng Bình lực lượng CA phòng PC14 đã bắt khẩn cấp Trần Xuân Hợi (1961), công nhân Xí nghiệp Vận tải đường sắt Quảng Bình và vợ là Trần Thị Bồn (1965) là giáo viên thường trú tại tiểu khu 4 ( Bắc Lý, thành phố Đồng Hới) với tội danh cầm đầu đường dây lừa tiền qua mạng tại Quảng Bình.
Theo lời khai ban đầu của Hợi, đầu tháng 7/2007, một người quen của Hợi có tên là Ngà, trú ở thành phố Vinh (Nghệ An) vào Đồng Hới gặp Hợi và rủ Hợi lập đường dây lừa tiền qua mạng. Hợi và Ngà đến quán Internet bà Lê Thị Duyệt (tiểu khu 4, Bắc Lý) để thành lập trụ sở thu hút người đầu tư. Hợi quy định người đầu tư tối thiểu 100 USD.
Hợi và vợ đã tổ chức hội nghị quảng bá khách hàng khá rầm rộ. Bước đầu, Hợi khai đã thu được hơn 2 tỷ đồng của hàng ngàn người tham gia. Song theo tính toán của cơ quan chức năng và người dân trình báo, số tiền mà các đối tượng bị lừa qua mạng ở Quảng Bình có thể đã lên tới hàng chục tỷ đồng.
Cùng ngày, TTXVN đưa tin, tại phường Nam Thanh, thành phố Điện Biên Phủ ( tỉnh Điện Biên), con nợ Lê Thị Bình đã ôm tiền tỷ bỏ trốn. Trước đây, nhiều “chủ nợ” đã huy động vốn để cho Lê Thị Bình vay nhằm hưởng tiền chênh lệch nhưng rồi thị Bình ôm hàng chục tỷ đồng “đào tẩu” khỏi địa phương, biến họ thành những “con nợ”. Để có tiền trả nợ vay, nhiều gia đình phải treo bảng bán nhà...
Truớc đó, TTXVN ra ngày 20/11cũng đưa tin, Công an tỉnh Nghệ An vừa triệt phá và bắt giữ Phan Văn Hương, sinh năm 1968, xóm Xuân Hùng, xã Hưng Lộc, thành phố Vinh (Nghệ An) đã lừa đảo tiền của nhiều người bằng hình thức huy động vốn qua mạng.
Tại cơ quan điều tra, tên Hương đã khai nhận: Thời gian qua, Hương đã tìm gặp những người quen biết và gạ gẫm họ gửi tiền bằng hình thức kinh doanh qua mạng Internet, khi họ gửi tiền sẽ được trả tiền với lãi suất rất cao, cụ thể như:
Nếu gửi từ 100 USD đến dưới 500 USD được hưởng 27%/ngày; gửi từ 500 USD đến dưới 1.000 USD được hưởng 28%/ngày; gửi trên 1.000 USD được hưởng 30%/ngày. Sau 33 ngày gửi thì người gửi được lấy lại số vốn đã góp, nhưng phải để lại 10% trên mạng (theo địa chỉ đăng ký riêng của từng người). Nếu để sau 67 ngày được hưởng 45% lãi suất của số vốn góp ban đầu và để lại 45% số tiền lãi đó trên mạng theo địa chỉ của người gửi đã đăng ký.
Để gây uy tín cho người gửi tiền, Phan Văn Hương trả tiền lãi suất lần đầu cho người gửi ngay sau khi gửi tiền. Riêng Hương làm đại lý gửi tiền qua mạng được hưởng 10% trong tổng số tiền gửi của khách hàng.
Theo kết quả điều tra ban đầu, trên địa bàn tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã có 20 người đã gửi tiền cho Phan Văn Hương theo hình thức huy động vốn với số tinafyleen tới hàng trăm triệu đồng. Hiện cơ quan cảnh sát điều tra tỉnh tiếp tục điều tra làm rõ vụ lừa đảo này.
Ngày 18/11, Thiếu tướng Nguyễn Hòa Bình, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, vừa ký công văn yêu cầu lực lượng cảnh sát kinh tế tại các tỉnh, thành phố tập trung điều tra, xử lý các đại lý chân rết của các tổ chức lừa đảo lãi suất cao qua mạng trên địa bàn.
Những diễn biến của vụ phá một loạt những đường dây lừa đảo tài chính qua mạng |
8/11, Cục cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ đã đồng loạt khởi tố, bắt tạm giam 5 bị can trong tập đoàn lừa tài chính đa cấp qua mạng tại các địa chỉ colonyinvest.net; callysinvest.com... Đó là: Vũ Thị Thu Hằng (ở thành phố Hồ Chí Minh), Hoàng Thị Bây (42 tuổi) trú tại Trần Đăng Ninh, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn), Nguyễn Văn Dân (34 tuổi) quê tại Hải Dương, hiện trú tại Đông Hưng Thuận, quận 12, TP.HCM |
-
Đức Long (Tổng hợp)