221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1010130
HN sau 1 tháng phạt nguội: Có... 25 người nộp phạt!
1
Article
null
HN sau 1 tháng phạt nguội: Có... 25 người nộp phạt!
,

(VietNamNet) - Theo Phòng CSGT Công an Hà Nội, sau hơn 1 tháng phạt nguội, chỉ có 25 người có giấy gọi và chấp nhận nộp phạt, song ý thức chấp hành giao thông của người dân tăng đáng kể. Một số điểm ùn ứ kéo dài đã giảm xuống còn ùn tắc cục bộ. Nhưng, lực lượng chức năng sẽ không coi đây là biện pháp xử phạt chính! Vì sao?

>> HN: Ghi hình, phạt "nguội" vi phạm giao thông gần trường học 
>> TP.HCM: Lại lắp camera để "phạt nguội" vi phạm giao thông? 
>> Không xử phạt tại chỗ với vi phạm phát hiện qua camera

Với ý thức chấp hành giao thông kiểu "đối phó" của phần nhiều người tham gia giao thông như hiện nay, rõ ràng, hình thức phạt nguội đã khiến người dân phải luôn "đề phòng" những cảnh sát mặc thường phục; không phải lúc nào cũng gậy trong tay lăm lăm giữ xe, phạt tiền mà "nguy hiểm" hơn với máy quay phim, chụp ảnh, sẵn sàng ghi lại những hành vi vi phạm của người đi đường để có thể gửi về cơ quan hoặc gọi phạt bất kỳ lúc nào.

Theo đánh giá của Phòng CSGT Công an thành phố Hà Nội, việc áp dụng hình thức phạt nguội là một trong những nguyên nhân quan trọng góp phần kéo giảm một số điểm nổi tiếng về ùn tắc kéo dài 40-60 phút xuống còn ùn tắc cục bộ trong thời gian ngắn hơn, 20-25 phút, như: ngã ba Thụy Khuê - chợ Bưởi; dốc Tam Đa (đường Hoàng Hoa Thám); ngã tư Kim Mã - Nguyễn Thái Học; ngã ba Tây Sơn - Hồ Đắc Di; Phương Mai - Lương Định Của...

Biện pháp "phạt nguội" được coi là đã góp phần kéo giảm những tuyến đường ùn ứ kéo dài (Ảnh: LAD)

Sau gần 40 ngày "dàn quân" tại các điểm nóng để ghi lại hình ảnh người vi phạm, ước tính (do chưa có thống kê) có đến hàng ngàn bức hình ghi lại các lỗi vi phạm. Tuy nhiên, con số người có thông báo nộp phạt qua hình ảnh chỉ vẻn vẹn 25 trường hợp!

Lý giải cho điều này, một cán bộ Phòng CSGT cho hay, quy trình từ khi ghi hình đến khi phát giấy gọi đòi hỏi rất nhiều nhân lực, thời gian. Với quân số của phòng CSGT, việc căng người để trực chốt, xử phạt trực tiếp, tuần tra đã quá vất vả.

Thêm nữa, với những máy móc được trang bị (7 máy ảnh và 2 máy quay phim... đời cũ), nghiệp vụ chụp hình, quay phim anh em phải tự học lấy cho nên, trong một thời gian ngắn, để ghi lại các yếu tố: biển số xe, mặt người vi phạm, hành vi vi phạm là chuyện không hề đơn giản! Chỉ cần họ che mặt, che biển số là nhiều bức ảnh không hội đủ yếu tố thông tin để có thể phát giấy gọi nộp phạt.

Một trong những đối tượng "ưu tiên" khi thực hiện phạt nguội là đối tượng học sinh sinh viên, cán bộ công chức. CSGT cũng dự kiến sẽ gửi hình ảnh vi phạm đến các trường học, cơ quan nhằm "răn đe" và nâng cao hiệu quả tuyên truyền.

Sau hơn 4 tháng từ khi triển khai Nghị quyết 32 đến nay, Phòng CSGT Công an Hà Nội đã gửi 30.000 trường hợp vi phạm đến các trường học, cơ quan. Nhưng, sự "phản hồi" của những đơn vị này với phòng CSGT khá yên ắng! Các cán bộ tuyên truyền của Phòng phải tự hỏi: Vì các cơ quan, nhà trường không mặn mà hay vì thông tin người vi phạm bị nhắc nhở khai báo không chính xác?!

...nhưng vẫn còn những điểm kẹt xe cục bộ. (Ảnh: H.L)

Dự kiến, hình thức phạt nguội vẫn sẽ được áp dụng trong thời gian tới. Tuy nhiên, với lỗi không đội mũ bảo hiểm của người tham gia giao thông từ 15/12 sẽ không phạt nguội mà phạt trực tiếp.

Dù vậy, phòng CSGT không đặt nặng vấn đề phải phạt bao nhiêu trường hợp trong 100 hình ảnh được ghi lại, hoặc phải phạt bao nhiêu trường hợp trong 1 tháng. Mục đích chính của biện pháp xử phạt qua hình ảnh vẫn là "răn đe" người tham gia giao thông, nhằm tiếp tục từng bước nâng cao ý thức của người dân.

  • Chí Hiếu 
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,