221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1011162
Hà Nội: Mỗi chiếc xe máy chỉ có 17cm để di chuyển!
1
Article
null
Hà Nội: Mỗi chiếc xe máy chỉ có 17cm để di chuyển!
,

(VietNamNet) - "Theo báo cáo thì tai nạn giao thông Hà Nội giảm, nhưng có người nói với tôi rằng tai nạn giảm vì không còn đường đi, không có cựa quậy gì được hết trơn nên không có tai nạn!" - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phát biểu một cách sinh động, dí dỏm về hiện trạng giao thông Thủ đô, tại cuộc làm việc với Thành phố Hà Nội ngày 1/12/2007.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo tại cuộc làm việc với Thủ tướng Chính phủ ngày 1/12/2007 (Ảnh: H.H).

Chủ tịch UBND TP.HN Nguyễn Thế Thảo tại cuộc làm việc với Thủ tướng Chính phủ ngày 1/12/2007 (Ảnh: H.H).

Mỗi xe máy có chưa đầy 20cm để đi?!

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo thì đưa ra những con số đáng lo ngại: Nếu tất cả các phương tiện cùng tham gia giao thông một lúc trên đường Hà Nội, mỗi ôtô có 1,85m để xê dịch, mỗi xe máy có 0,17m (tức chưa đầy 20cm) để đi lại! Báo cáo trước Thủ tướng, 5 Phó Thủ tướng và 18/22 Bộ trưởng có mặt trong buổi làm việc, Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo thừa nhận: "ùn tắc giao thông ngày càng trở thành vấn đề bức xúc của Thành phố".

Để quản lý và phát triển đô thị bền vững, Thành phố Hà Nội đề nghị Thủ tướng Chính phủ sớm phê duyệt Qui hoạch phát triển giao thông vận tải của Hà Nội và chỉ đạo đẩy nhanh việc phát triển các phương tiện giao thông công cộng hiện đại, như: tàu điện ngầm, xe điện trên cao, xe buýt nhanh (BRT)... trong đó, kiến nghị Thủ tướng xem xét chuyển dự án tàu điện ngầm thành dự án cấp quốc gia.

Song song với đó, Hà Nội đề nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành phối hợp và giúp nghiên cứu, xây dựng, triển khai sớm các cơ chế, chính sách phát triển vận tải khách công cộng và biện pháp hạn chế sự gia tăng xe máy (như Quyết định 162/2002/QĐ-TTg ngày 15/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt qui hoạch phát triển ngành giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến 2010 và định hướng đến 2020). Đồng thời, Hà Nội xin phép xây dựng lộ trình hạn chế, giảm và dừng hoạt động xe máy trong nội đô.

Về việc này, Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm cũng nhận định: "Bằng kinh nghiệm hơn 10 năm theo dõi Hà Nội, tôi thấy Hà Nội cần chú trọng làm mạnh hơn nữa vấn đề hạn chế xe máy, không thể mãi thế này và muốn vậy, Chính phủ, các bộ, ngành cũng phải vào cuộc mạnh mẽ cùng Hà Nội".

Đặc thù Thủ đô không giống đa số tỉnh thành!

Tại cuộc làm việc, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đã đưa ra nhiều ví dụ cụ thể để thấy rằng nhiều cơ chế áp dụng chung cho cả 64 tỉnh thành nếu áp vào Hà Nội là không phù hợp, bởi Thủ đô luôn có những đặc thù riêng của nó.

"Đi ngược chiều ở Tây Nguyên, Tây Bắc có gây ra nguy cơ gì đâu - nhưng đi ngược chiều ở Hà Nội là lập tức tắc đường mấy tiếng đồng hồ! Nếu các mức phạt ở Hà Nội cũng giống như ở các nơi thì không đủ tính răn đe, song làm khác đi thì trái luật, không làm được!" - ông Nghị nói.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng (ngoài cùng bên phải) tại cuộc làm việc với Thành phố Hà Nội ngày 1/12/2007, bên cạnh là Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị, phía trái ảnh là

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng (ngoài cùng bên phải) tại cuộc làm việc với Thành phố Hà Nội ngày 1/12/2007, bên cạnh là Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị, phía trái ảnh là Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm (Ảnh: H.H).

Chính vì vậy, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị cho rằng, luật pháp và các qui định trong tương lai rất cần tính đến những đặc thù của Thủ đô Hà Nội. Trung tâm chính trị - văn hóa - kinh tế - xã hội của cả nước này cần những cơ chế riêng tương xứng với nhiệm vụ, trọng trách của nó. Trong khi chưa hình thành và phê duyệt được những qui định đặc thù riêng, Bí thư đề nghị Chính phủ cho cơ chế làm thí điểm để xử lý các tình huống, tình trạng đặc thù của Thủ đô.

Kết luận cuộc làm việc, riêng về vấn đề giao thông, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói: "Nếu bây giờ chúng ta cứ chủ nghĩa tự nhiên thế này, mạnh ai nấy sắm xe, mạnh ai nấy cư trú... thì sẽ thế nào? Thực trạng này đúng là có khuyết điểm về quản lý, chúng tôi nhận nhưng thực sự cái yếu kém hôm nay là do lịch sử để lại, chúng ta kế thừa thì phải sửa, phải có lối thoát chứ chẳng lẽ chỉ kêu mà không có giải pháp gì?!".

Thủ tướng cũng cho biết, đã giao Bộ GT-VT phối hợp với Hà Nội cùng nghiên cứu, tổ chức hội thảo khoa học lấy ý kiến, rồi trình các giải pháp lên Chính phủ thống nhất kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội. "Tôi nghĩ rằng các đồng chí Quốc hội cũng ủng hộ thôi, nhất là trước thực trạng thế này!... Mật độ xe nếu tiếp tục tăng nữa sẽ ra sao?" - Thủ tướng nhận định.

Báo cáo ngày 30/11/2007 của Hà Nội: "Thành phố triển khai nghiêm túc Nghị quyết 32/2007/NQ-CP của Chính phủ, chỉ đạo xây dựng và thực hiện Đề án Một số giải pháp giảm ùn tắc giao thông thành phố Hà Nội đến năm 2010 và giai đoạn đến năm 2020 với nhiều biện pháp đồng bộ. Tai nạn giao thông bước đầu đã được kiềm chế, giảm cả về số người bị tai nạn và số vụ so với năm 2006. Duy trì tốt hoạt động của 58 tuyến xe buýt, cả năm vận chuyển khoảng 407 triệu lượt hành khách, bằng 102% kế hoạch".

  • Tràng An Nguyễn

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,