221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1011544
Vụ bé Trân: "Quản lý không xuể, do phát triển quá nhanh!?"
1
Article
null
Vụ bé Trân: 'Quản lý không xuể, do phát triển quá nhanh!?'
,

(VietNamNet) - 6h tối ngày 3/12, trước phòng hồi sức cấp cứu BV Nhi Đồng 1, mẹ của bé Đỗ Ngọc Bảo Trân mệt mỏi ngồi bệt xuống bậc thềm, dựa vào cái cột lạnh ngắt. Trong kia, bé Trân, đứa con gái đầu lòng bé bỏng của chị, lành ít, dữ nhiều.

Bạo hành trường học: Danh sách dài thêm

Chị Nguyễn Đan Thuỳ (áo trắng), mẹ của bé Đỗ Ngọc Bảo Trân, mệt mỏi chờ tin lành của con.(Ảnh: H.Cát)

6h tối, một người phụ nữ bé nhỏ, ngồi bệt dưới bậc thềm, dựa vào cái cột lạnh ngắt trước phòng hồi sức cấp cứu. Chị Nguyễn Đan Thuỳ, mẹ của bé Đỗ Ngọc Bảo Trân, mệt mỏi chờ tin lành của con.

Mới 18 tháng tuổi, bé Trân bị dán băng keo ngang miệng đến tím tái người, ngất đi...

Thỉnh thoảng chị chạy lại khung cửa có chắn song, khi thấy thấp thoáng bóng chồng để chia sẻ tình hình con gái mình.

Rồi, chị lại dựa cột thẫn thờ, chẳng còn hơi sức quan tâm đến mọi việc xung quanh hay tiếng người lao xao. Chỉ có bà ngoại bé còn muốn tìm người chia sẻ: "Bé Trân mới 18 tháng đầu, là con gái đầu lòng. Xinh xắn là thế..."

Ngồi được một lúc, chồng và em gái bảo mẫu Lê Thị Lê Vy cũng vào đến để thay mặt vợ mình, chị mình tạ tội với chị Nguyễn Đan Thùy và gia đình.

Nỗi đau lớn đến nỗi chị Thuỳ đã im lặng lánh mặt đi chỗ khác...  

Theo các bác sĩ BV Nhi Đồng 1, khả năng bình phục của cháu bé rất thấp. Đến khoảng 7h40, bà Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, đã thay mặt cho lãnh đạo UBND TP.HCM vào thăm gia đình bé Trân.

"Không phải bây giờ thành phố mới quan tâm. Kể cả khi tôi mới về, không chỉ lãnh đạo thành phố mà cả các quận huyện đều rất quan tâm đến nhóm trẻ gia đình và nhà trẻ dân lập. Tuy nhiên tôi rất tiếc khi để sự việc xảy ra như thế này," bà Thu Hà nói. 

Khi được hỏi, với tư cách một người mẹ, bà nghĩ sao về sự việc này? Bà Thu Hà chỉ ngập ngừng "...Thật không biết nói sao về việc này. Tôi rất đau lòng, rất xót xa." Trong ảnh: Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM (áo hồng) thăm hỏi chị Thùy, mẹ bé Trân. (Ảnh: H.Cát)

Quản lý nhà nước làm không xuể!

Theo bà Thu Hà, ngay khi có tin báo cáo từ quận lên, các lãnh đạo thành phố rất quan tâm đến vấn đề này. Ông Nguyễn Văn Đua, Phó Bí thư Thành ủy đã chỉ đạo xem xét tình hình như thế nào, trước mắt làm sao tập trung cứu sống cháu bé.

Khi được hỏi, với tư cách một người mẹ, bà nghĩ sao về sự việc này? Bà Thu Hà chỉ ngập ngừng "...Thật không biết nói sao về việc này. Tôi rất đau lòng, rất xót xa".

Qua sự việc này, người ta mới phát hiện sự quản lý của ngành giáo dục rất lỏng lẻo. Bằng chứng, cô bảo mẫu Lê Thị Lê Vy không có bằng cấp chuyên môn.

"Sắp tới, tôi cũng sẽ bàn cụ thể với ngành. Nhưng các đồng chí cũng phải thông cảm, trong điều kiện thành phố phát triển nhanh quá, dân nhập cư đông như thế. Cho nên, về mặt quản lý nhà nước, anh em người ta cũng không làm xuể," bà Thu Hà trả lời.

Theo bà Thu Hà, trách nhiệm này còn phải thuộc về địa phương, từ phường xã lên đến quận huyện. Việc hình thành nhóm trẻ gia đình là một việc làm rất đáng hoan nghênh. Điều quan trọng nhất là ngành giáo dục phải đeo bám, phát hiện và hướng dẫn cho cô bác nhằm đảm bảo vấn đề an toàn, sức khoẻ của các cháu.

Các báo cáo của ngành giáo dục cũng có nêu được cái thực trạng, cũng nắm được tình hình đó, cũng có giải quyết nhưng vẫn còn những tồn tại. Bạo hành không còn là vấn đề mới trong các trường học, đặc biệt là trường mầm non và mẫu giáo. Tuy nhiên, cho đến nay, thành phố chưa dự kiến cách xử lý?

Trả lời về vấn đề này, bà Thu Hà cho biết, hiện nay, UBND TP.HCM đã chỉ đạo cho Uỷ ban Dân số và Kế hoạch hóa Gia đình tham mưu chung quanh vấn đề quy chế, phối hợp với các ngành tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục. Qua đó bảo vệ các cháu, thực hiện đúng luật.

  • Hương Cát

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,