221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1011794
Sửa đổi bảo hiểm y tế tự nguyện: Bế tắc?
1
Article
null
Sửa đổi bảo hiểm y tế tự nguyện: Bế tắc?
,

(VietNamNet) - ’’Cả 3 phương án về bảo hiểm y tế tự nguyện (BHYTTN) được đưa ra bàn xem ra đều không khả thi. Trong thời gian chờ đợi 1 phương án tối ưu nhất, năm 2008 vẫn thực hiện theo Thông tư 06 đã ban hành’’, ông Hoàng Kiến Thiết – Trưởng Ban BHYTTN (Bảo hiểm xã hội Việt Nam) đã trao đổi với VietNamNet ngày 4/12 như vậy.

bbb

Ông Hoàng Kiến Thiết, Trưởng Ban BHYTTN (Bảo hiểm xã hội Việt Nam): Chưa phương án nào khả thi. Ảnh: NLĐ

- Ông có thể nói rõ hơn về 3 phương án mà liên bộ Tài chính và Y tế đưa ra xung quanh việc thực hiện BHYTTN?

- Phương án 1, bỏ quy định tỷ lệ 100% thành viên hộ gia đình và 10% dân số trong địa bàn xã, phường tham gia BHYT tự nguyện. Theo đó, phương án này sẽ đáp ứng nhu cầu tham gia của mọi đối tượng và rất dễ thực hiện.

Tuy nhiên, mức đóng sẽ phải đẩy lên rất cao, khoảng 900 đồng/người/năm. Mức đóng này đưa ra dựa trên mức chi bình quân năm 2006 là 885.000 đồng/thẻ/năm. Với phương án này, người có thu nhập thấp không có khả năng chi trả.

Với phương án này, Bộ Y tế cũng đề xuất các giải pháp là Nhà nước bù đắp toàn bộ kinh phí thiếu hụt để đảm bảo quyền lợi người tham gia. Ước tính chi phí phải bù vào khoảng 2.400 tỷ đồng nếu có khoảng 3 triệu người tham gia. Bên cạnh đó, có thể tính tới việc điều chỉnh mức đóng  BHYT ở các nhóm khác nhau để gia tăng quỹ BHYT.

Phương án 2 là bỏ quy định 10% số hộ gia đình trong địa bàn xã, phường tham gia BHYTTN và giữ lại điều kiện 100% số thành viên hộ gia đình. Với phương án này sẽ hình thành ý thức trách nhiệm và hiểu biết về việc tham gia BHYT và mức đóng sẽ tương đương với mức BHYT bắt buộc bằng 320.000đồng/người/năm. Tuy nhiên, khu vực nông thôn vẫn khó có thể tham gia do mức đóng cao.

Theo đó sẽ có hai khung mức đóng: từ 250.000-450.000 đồng/người/năm đối với hộ gia đình khu vực thành thị và từ 200.000-350.000 đồng/người/năm đối với hộ gia đình khu vực nông thôn.

Năm 2007 có trên 3,1 triệu người tham gia BHYTTN là nhân dân, trên 8 triệu học sinh. Số người tham gia mới đáp ứng được 25% diện vận động tham gia (nghĩa là cần từ 42-43 triệu người tham gia mới đủ).

Tuy nhiên, theo Bộ Y tế, nếu mức đóng là 320.000 đồng/người/năm so với mức chi bình quân là 885.000 đồng/thẻ/năm thì Nhà nước cần bù khoảng 565 tỷ đồng/năm cho 1 triệu người tham gia và nếu số người tham gia là 3 triệu thì cần bù 1.700 tỷ đồng/năm. Còn nếu áp dụng mức bình quân là 200.000 đồng/năm thì cần bù khoảng 2.000 tỷ đồng.

Phương án 3 là đảm bảo 100% số thành viên trong hộ gia đình tham gia, mức đóng BHYT sẽ giảm đối với trường hợp có trên 10% số hộ trong xã tham gia tại thời điểm phát thẻ BHYT.

Dù Bộ Y tế đã đưa ra 3 phương án sửa đổi quy định BHYTTN nhằm chọn ra một phương án vừa bảo đảm quyền lợi cho người tham gia lại không làm vỡ quỹ, song theo nhiều đối tượng, các phương án này không khả thi.

- Theo báo cáo của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (BHXH) gửi Thủ tướng Chính phủ, năm ngoái, BHYTTN thâm hụt 1.210 tỷ đồng. Năm nay, dự tính sẽ âm tiếp 2.100 tỷ đồng. Thêm nữa, số người mua thẻ BHYTTN lại giảm. Theo ông, đâu là nguyên nhân của sự thâm hụt này?

- Có 3 nguyên nhân dẫn đến sự thâm hụt trên. Đó là điều lệ BHYT ban hành theo Nghị định 63/2005/NĐ-CP quy định quyền lợi của người tham gia BHYT được mở rộng trong khi mức đóng khu vực BHYT bắt buộc lại giữ nguyên, mức đóng BHYTTN không thể tăng lên.

Thứ hai, cơ chế thanh toán chi phí khám, chữa bệnh theo phí dịch vụ chưa phù hợp với điều kiện hiện tại của Việt Nam như khoán quỹ khám chữa bệnh ngoại trú, thực chi có ’’trần’’ trong điều trị nội trú... đã góp phần làm chi phí tăng cao.

Thứ ba, số người tham gia BHYTTN tăng nhưng lại là những người có nhu cầu khám chữa bệnh. Như vậy, tính cộng đồng không được phát huy. Trong khi nguyên tắc của BHYTTN là người khoẻ chia sẻ với người ốm, nghĩa là trong cộng đồng, phải có nhiều người khoẻ tham gia BHYTTN thì 1 người ốm mới được hưởng lợi và nguồn quỹ được cân đối.

vvv

Khám, chữa bệnh bằng BHYTTN. Ảnh: Q.D

- Trong thời điểm liên bộ đang xem xét dỡ bỏ những điều kiện triển khai BHYTTN. Vậy năm 2008 sắp tới khi chưa có phương án tối ưu thì sẽ thực hiện như thế nào?

- Đến thời điểm này khi chưa phương án nào ngã ngũ thì năm 2008 vẫn thực hiện theo Thông tư Liên bộ số 06/2007/TTLB-BYT-BTC ra đời đầu năm nay. Thông tư đưa ra nhiều ràng buộc khắt khe về điều kiện tham gia BHYTTN. Theo đó, phải đảm bảo 100% số thành viên trong hộ gia đình và 10% số hộ trên địa bàn xã, phường, thị trấn tham gia BHYTTN.

Đây cũng chính là một giải pháp để hạn chế bội chi quỹ BHYT. Nếu những điều kiện này bị dỡ bỏ thì BHXH sẽ dễ dàng trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ bởi người bệnh sẽ tìm đến cơ quan BHXH để mua thẻ thay vì việc BHXH phải phối hợp với chính quyền vận động người tham gia BHYT.

- Theo ông, cách thức mua BHYTTN như thế nào để các bên đều ’’vừa lòng’’ nhau?

- Nguyên tắc của BHYTTN là cộng đồng chia sẻ, nghĩa là người khoẻ chia sẻ với người ốm. Do đó, có thể tính đến phương án mức phí đóng linh hoạt căn cứ vào sự tham gia của hộ gia đình.

- Biện pháp nào giải quyết được cân đối quỹ BHYT?

- Đây là bài toán khó cần có thời gian và sự chung sức của nhiều cấp, nhiều ngành. Nếu ở thời điểm này để giải quyết được vấn đề này thì BHXH phát hành thẻ BHYT cho các đối tượng có nhu cầu tham gia BHYTTN, không cần một điều kiện nào. Song song với việc này là xin hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước theo mức nếu cứ 1 triệu người tham gia BHYTTN cần bổ sung 800-1.000 tỷ đồng.

Biện pháp nữa là nghiên cứu thực hiện BHYT bắt buộc toàn dân. Có như thế khả năng chia sẻ rủi ro trong cộng đồng mới đạt đến mức tối ưu nhất.

- Xin cảm ơn ông!

Trước đó, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã hứa với các đại biểu Quốc hội khóa XII đầu tuần trước rằng sẽ sớm xem xét bãi bỏ điều kiện tham gia BHYTTN. Nhiều ý kiến cho rằng chính việc không thu hút được nhiều người tham gia mua BHYTTN, quỹ khám chữa bệnh dành cho nhóm bệnh nhân này mới ít và bị thâm hụt.

Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu buộc phải đưa ra lời hứa rằng ông sẽ phá cái vòng kim cô của Thông tư 06. Theo đó, trừ điều kiện tăng mức đóng góp lên 240.000 đồng/người vẫn giữ nguyên, sẽ tìm cách gỡ bỏ hai điều kiện ràng buộc còn lại. Đó là sẽ lại không thực hiện cùng chi trả 20% phí khám chữa bệnh và điều kiện ít nhất 10% số hộ trong phường, xã phải đồng ý mua.

Trao đổi với báo chí cuối tuần trước, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên cho biết, các quy định về BHYTTN có thể sẽ được sửa đổi theo hướng bỏ 10% số dân cư trong cộng đồng và 100% thành viên trong gia đình tham gia. Tuy nhiên, nếu theo phương án này, mệnh giá thẻ của BHYTTN có thể lên đến 900.000 đồng/người/năm.

Tuy nhiên, trường hợp 100% thành viên hộ gia đình tham gia, mệnh giá thẻ có thể chỉ 320.000 đồng/người/năm; nếu khu vực dân cư đạt thêm quy định 10% số người trong khu vực cùng tham gia BHYTTN theo Thông tư 06, mức phí sẽ giữ như hiện nay. Các phương án hiện đang được liên bộ Y tế - Tài chính - BHXH VN bàn bạc và đưa ra trong thời gian tới.

  • Lệ Hà (thực hiện)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,