221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1011864
Tháng 11 và những vụ bạo hành lao động trẻ em
1
Article
null
Tháng 11 và những vụ bạo hành lao động trẻ em
,

Trong tháng 11/2007, dư luận như bị sốc với hàng loạt vụ bạo hành trẻ em xảy ra ngay giữa hai thành phố lớn nhất nước là Hà Nội và TP.HCM.

>>Hà Nội: Một em gái bị dùng nhục hình suốt 10 năm
>>Lấy búa đập vào đầu con nuôi để... dạy bảo?
>>Không xin đủ 200.000đồng/ngày, bé 9 tuổi bị "mẹ" dội... nước sôi

Những thương tích để lại trên mình em Bình, em Lợi và bé Bông
Những thương tích để lại trên mình em Bình, em Lợi và bé Bông
Tháng 11 mở đầu bằng vụ việc em Nguyễn Thị Bình bị nhục hình suốt 10 năm tại nhà số 24, ngõ 108B, đường Nguyễn Trãi, phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Từ khi 7 tuổi, Bình đã được vợ chồng ông Chu Minh Đức nhận làm người giúp việc cùng với mẹ của mình. Suốt hơn 10 năm liền làm osin bé Bình liên tục bị ông bà chủ mà em gọi bằng "Cô chú" hành hạ dã mam: Giám định sức khỏe cho thấy bé Bình bị thương tích đến 37%.

Ngày 7/11, chỉ hai ngày sau khi vụ việc bị phát giác, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã có văn bản đề nghị Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em Hà Nội sớm giải quyết vụ em Nguyễn Thị Bình. Bộ cũng yêu cầu thành phố Hà Nội rà soát ngay số trẻ lang thang cơ nhỡ đang làm việc trong các nhà hàng, cơ sở dịch vụ, giúp việc gia đình trên địa bàn.

Vụ bé Bình chưa kịp nguôi ngoai thì dư luận lại bị sốc vì vụ em Nguyễn Hữu Lợi (ở Bình Hưng, Bình Chánh, TP.HCM) bị mẹ nuôi là bà Nguyễn Thị Tuyết đánh đập tàn bạo, trong đó có dùng búa đập vào đầu để... dạy bảo. Mặc dù em Lợi được bà Tuyết nuôi từ năm 2002 nhưng em không hề có giấy khai sinh, không được đi học, đầu óc ngớ ngẩn, trên người đầy những vết thương tích. Điều đáng nói ở đây là mối quan hệ mẹ nuôi-con nuôi giữa bà Tuyết và em Lợi cũng không có một cơ sở pháp lý nào về văn bản. Từ đó có thể suy ra, việc nhận con nuôi ở đây chỉ là trá hình còn thực chất mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động một cách bất hợp pháp.

Dư luận xã hội đòi hỏi phải giải quyết công khai minh bạch các vụ việc này và UBND Thành phố Hà Nội đã chấp hành chỉ đạo của Bộ Lao động, Thương Binh & Xã hội: lên kế hoạch rà soát số trẻ em đang giúp việc trong các gia đình, đang làm ở các cơ sở dịch vụ trên toàn địa bàn Thành phố Hà Nội và định ra thời hạn cuối là ngày 30/11 phải hoàn tất để có hướng xử lý.

Ngày 8/11, đích thân Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đã chỉ đạo làm rõ vụ việc và khẳng định: "Việc các cấp chính quyền và đoàn thể ở địa phương để xảy ra một vụ án thương tâm như thế giữa lòng thủ đô, trong một thời gian dài là không thể rũ bỏ trách nhiệm".

Trong khi TP.Hà Nội vẫn chưa thông báo kết quả rà soát các đối tượng trẻ em giúp việc, làm việc tại các gia đình, các cơ sở dịch vụ mặc dù đã quá hạn 30/11 thì tại TP.HCM lại xảy ra vụ em Hồ Thị Bông (9 tuổi) thường xuyên bị bà Hồ Thị Ba, 57 tuổi (Quận 2, TP.HCM) đánh đập bắt đi ăn xin. Không nộp đủ tiền, bé Bông bị bà Ba dội cả nước sôi lên người.

Ngày 30/11 tại cơ quan công an, bà Hồ Thị Ba một mực nhận mình là mẹ đẻ, còn cháu Bông thì nhất quyết không nhận là con đẻ của bà Hồ Thị Ba.

Ngày 3/12, cơ quan điều tra xác nhận bà Hồ Thị Ba không phải là mẹ đẻ cháu bông.

Đã quá thời hạn Thủ tướng yêu cầu UBND TP.Hà Nội "điều tra, xử lý vụ việc, báo cáo Thủ tướng trước ngày 1/12" mà vẫn chưa có thông tin nào được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng thì các vụ bé Bông, bé Lợi lại đã xảy ra với mức độ dã man không kém. Điều đáng nói ở đây là các vụ việc xảy ra trong thời gian khá dài mà không có cơ quan hay tổ chức đoàn thể nào phát hiện, công luận chỉ được biết khi báo chí lên tiếng.

  • Hữu Bắc (Tổng hợp)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,