221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1014612
Bạo hành gia đình - Câu chuyện chưa có hồi kết
1
Article
null
Bạo hành gia đình - Câu chuyện chưa có hồi kết
,

(VietNamNet) - Phụ nữ là một nửa của bầu trời, nhưng trên thực tế, một nửa bầu trời của thế giới đã và đang tồn tại không phẳng lặng do những ám ảnh và nỗi đau mà bạo hành gia đình mang lại.

Phụ nữ chiếm 50,8% dân số Việt Nam, là 50% lực lượng lao động và họ đã góp một phần công sức cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và phát triển đất nước. Tuy nhiên, hiện phụ nữ trên thế giới nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt với nạn bạo hành gia đình.

Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Chủ tịch thường trực TW Hội LHPN VN cho biết, hiện nay nước ta chưa có số liệu chính xác, nhưng theo kết quả khảo sát chọn mẫu ở 8 tỉnh, thành cho thấy có 23% gia đình có

Hội thảo về bạo hành gia đình.
hành vi bạo lực về thể chất, 25% có hành vi bạo lực tinh thần, 30% cặp vợ chồng có hiện tượng ép buộc quan hệ tình dục. Những thực trạng này đã trở thành vấn nạn gây mất ổn định về mặt xã hội, cản trở quá trình xóa đói giảm nghèo và thực hiện các mục tiêu phát triển. Quan trọng hơn, những nạn nhân của bạo lực gia đình đã trực tiếp bị xâm phạm một cách nghiêm trọng về mặt thể chất, tinh thần và nhân phẩm.

Gần đây, tình trạng bạo lực gia đình đang ở mức "báo động đỏ", khi mà báo chí liên tục thông tin về các vụ bạo hành gia đình gây bức xúc dư luận như vụ người chồng do bực tức đã bắt vợ cởi quần áo, chui vào cũi chó và khóa lại, sau đó gọi mẹ vợ sang chứng kiến. Rồi lại vụ người vợ xin ly hôn vì bị bạo hành quá nhiều lần đã bị người chồng cắt hai núm vú bỏ vào cốc rượu...

Theo một số chuyên gia, cái gốc của bạo hành gia đình ở Việt Nam xuất phát từ bất bình đẳng giới. Ngay trong chuyện phân chia tài sản trong mỗi gia đình, người con trai thì nghiễm nhiên được có nhà cửa của cha mẹ để lại, còn con gái trong gia đình thì "đi mà hưởng lộc nhà chồng"...

Người viết bài này từng chứng kiến cảnh người phụ nữ hàng xóm phải chấp nhận việc chồng chị ta lôi "cave" về nhà sống chung, rồi ngang nhiên sinh con đẻ cái trong chính ngôi nhà mà chị đã dày công vun đắp bấy lâu nay.

Chị thổn thức: Nếu chấp nhận ly hôn thì không biết phải đi đâu về đâu khi mà cha mẹ thì không còn, anh em thì "kiến giả nhất phận". Còn ngôi nhà mà chị đã phải tiết kiệm từng đồng để tu sửa từ căn nhà dột nát thành ngôi nhà khang trang 2 tầng lại đứng tên chồng. Chị quan niệm rằng nếu ly dị thì chị chỉ có nước đi thuê nhà để ở nên đành chịu kiếp "lấy chồng chung". Và hàng ngày phải bỏ ngoài tai lời ong tiếng ve của thiên hạ và những lời nhục mạ, xúc phạm của ông chồng và cô vợ mới của ông ta.

Câu chuyện của người phụ nữ đáng thương kể trên không phải là hiếm. Nhà báo Tuyết Mai, Trưởng phòng buổi phát thanh Phụ nữ (Đài Tiếng nói VN), người có nhiều kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền về bạo hành gia đình cho biết: Hiện nay, nhiều phụ nữ phải chịu sự ghẻ lạnh và ruồng rẫy do chồng đi ngoại tình, ngang nhiên đi lại, sống với người tình theo kiểu "già nhân ngãi, non vợ chồng". Ở đa số các trường hợp như vậy, cán bộ xã hội, công an và cả cán bộ chính quyền sở tại cho rằng họ khó can thiệp vì mức độ bạo hành của người chồng chưa phải trầm trọng, nên không cần thiết phải can thiệp.

Chị N, một người đã "dám" ly dị chồng vì chồng chị ngoại tình và ngang nhiên có con với người phụ nữ khác thì lại phải khốn khổ tới 6 năm mới ly dị được nhờ sự lên tiếng của báo chí. "Lần nào ra tòa người ta cũng hòa giải", chị nói.

Ai là người hay bị bạo hành gia đình?

Nhà báo Tuyết Mai cho biết, theo kinh nghiệm của chị thì hầu hết những phụ nữ bị bạo hành là những người cam chịu, tự ti, thiếu hiểu biết, đặc biệt là thiếu hiểu biết về pháp luật và thiếu quyền lực trong gia đình. Chính vì vậy, không dễ gì họ tự nói lên vấn đề của mình và cũng không dễ dàng chia sẻ với bất kỳ ai nếu họ không có nhu cầu thật bức bách và cảm thấy đáng tin cậy.

Có một nghịch lý là chỉ khi nào việc bạo hành với phụ nữ trở thành vụ việc nghiêm trọng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đã có sự can thiệp của các ngành chức năng như chính quyền, công an thì báo chí mới có thể dễ dàng tiếp cận nạn nhân. Còn đối với các vụ bạo hành trong gia đình đối với phụ nữ chưa ở mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà thông thường mọi người vẫn có quan niệm đấy là mâu thuẫn trong gia đình, mâu thuẫn giữa vợ chồng thì việc đề cập vấn đề, tiếp xúc nạn nhân bị bạo hành cũng như giúp đỡ họ có khó khăn từ nhiều phía. 

Những người bị bạo hành hãy tìm đến "Ngôi nhà bình yên"

Được sự hỗ trợ của một số tổ chức trong nước và quốc tế, Trung tâm Phụ nữ và Phát triển đã triển khai mô hình Nhà hỗ trợ nạn nhân bạo hành gia đình và trẻ em bị buôn bán, lấy tên "Ngôi nhà bình yên".

Hỗ trợ tư pháp cho thành viên của "Ngôi nhà bình yên".

Để đảm bảo an toàn cho các thành viên, địa chỉ của "Ngôi nhà bình yên" không thông báo rộng rãi trong cộng đồng. Mỗi "Ngôi nhà bình yên" có 6 cán bộ xã hội, 6 bảo vệ và 4 quản gia thay phiên nhau trực. Những người bị bạo hành và trẻ em bị buôn bán vì mục đích bóc lột tình dục và sức lao động có thể gọi điện đến số điện thoại liên hệ khẩn cấp để được giúp đỡ: 0946.833.380/ 0946.833.380/ 0946.833.384.

Thành viên của "Ngôi nhà bình yên" sẽ nhận được sự hỗ trợ hoàn toàn miễn phí về: Nơi ăn chỗ ở an toàn; Chăm sóc, hỗ trợ về y tế, Tư vấn tâm lý, pháp lý và hỗ trợ các thủ tục pháp lý; Hỗ trợ và hướng nghiệp đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu; Tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí; Giáo dục không chính quy, liệu pháp nhóm và hướng dẫn kỹ năng sống; Trợ giúp quá trình tái hòa nhập sau khi rời khỏi nhà hỗ trợ. Ngoài ra "Ngôi nhà bình yên" còn có nhà trẻ dành cho trẻ từ 3-6 tháng tuổi.

  • T.N
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,