221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1018296
Nỗi buồn "văn hóa mũ bảo hiểm"!
1
Article
null
Nỗi buồn 'văn hóa mũ bảo hiểm'!
,

(VietNamNet) - Tỷ lệ người chấp hành đội MBH khi đi xe máy cao ngất bước đầu cho thấy sự thành công của quy định mới. Hài lòng với con số này, một số cơ quan chức năng nhận định: Dân ta đã có "văn hóa mũ bảo hiểm". Thế nhưng, về cụm từ mỹ miều này, còn nhiều điều cần được bàn thêm!

>> Xử phạt không đội MBH: "Nhàn" hơn dự kiến!
>> Hà Nội xử phạt MBH: Chỉ có 840 trường hợp!

Trong 2 ngày đầu tiên thực hiện quy định bắt buộc đội MBH với người đi mô tô, xe máy trên mọi tuyến đường (ngày 15, 16/12), tỉ lệ người đội mũ mà các báo viện dẫn từ các cơ quan chuyên trách là 95%, 98%, thậm chí có báo đưa 99%!

Thực tế trên đường, số người đội mũ cũng đã làm bất ngờ những vị lãnh đạo, những CSGT tuần tra xử lí và chính người dân tham gia giao thông. 

Với lực lượng tuần tra lưu động, các kiểu đối phó của người dân cũng khó lòng mà "thoát"!

Tuy nhiên, cách mà nhiều người người dân "ứng xử" với chủ trương này của Chính phủ, với những người thi hành phát luật cho thấy đa số người đi xe gắn máy đội MBH để đối phó hơn là để bảo vệ... cái đầu của mình!

Tại Hà Nội, lực lượng CSGT tuần tra lưu động chưa bằng 1/5 so với quân số bố trí tại các chốt. Tuy nhiên, số trường hợp xử lí được của các đội tuần tra lại chiếm hơn 40% tổng số hành vi vi phạm. Điều này cũng phần nào cho thấy người dân đã xoay sở để "qua chốt" dễ như thế nào?!

Chỉ riêng buổi chiều ngày 16/12 nhóm tuần tra lưu động của Thiếu tá Phạm Văn Việt (Đội 2) đã xử lí 17 trường hợp vi phạm trong khi trước đó, cả buổi sáng trực chốt ngã 4 Cầu Giấy - Bưởi - Kim Mã, nhóm của anh chỉ lập được 4 biên bản vi phạm!

Cũng vì thế mà sau ngày đầu ra quân, từ ngày 16/12, Phó Trưởng phòng CSGT Công an TP. HCM, Thượng tá Thân Minh Khuya đã quyết định "đổi chiến thuật" bằng cách tăng cường lực lượng tuần tra nhằm xử lí nghiêm những trường hợp đối phó.

Tình trạng "mũ thì có đội nhưng dây không cài" trên các tuyến đường nội đô diễn ra khá phổ biến. Dù trước ngày ra quân, Trưởng phòng CSGT Công an TP. Hà Nội Đào Công Hải cho biết sẽ xử phạt tất cả những trường hợp này. Nhưng thực tế, CSGT đã phải "nương nhẹ" những trường hợp đó, bởi không có quy định nào bắt buộc đội mũ phải cài dây cả! Hơn nữa, nếu xử lí những trường hợp này, thì e rằng, CSGT sẽ không đủ lực lượng?! 

"Đội thì có đội nhưng dây không cài" như thế này chỉ tăng tăng nguy cơ chấn thương nếu không may ngã xuống!

Những con số thống kê mới nhất tại khoa Hồi sức cấp cứu Bện viện Việt Đức cho thấy, cùng thời gian này năm ngoái, số ca chấn thương sọ não đã giảm từ 40 ca/ngày xuống còn 30ca/ngày. Vậy nhưng, bên những trường hợp được MBH cứa sống vẫn còn những trường hợp nặng thêm do đội MBH sai quy cách!

Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy cũng cho biết, trong 3 ngày cuối tuần qua, số ca chấn thương sọ não so với thời gian trên của năm 2006 đã giảm 20%.

Ngày 25/12, sau đúng 10 ngày quy định bắt buộc đội MBH đi vào đời sống, Cục Cảnh sát Đường bộ, Đường sắt cho biết, cả nước xảy ra 329 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 238 người và bị thương 287 người.

Nếu so với con số bình quân của 11 tháng vừa qua (bình quân mỗi ngày có 30 vụ tai nạn và 30 người chết), thì số người chết có giảm mặc dù số vụ tai nạn tăng.

Đáng tiếc là, những con số thống kê về số người chấn thương sọ não, chết do không đội MBH lại không hề được đề cập đến trong những báo cáo ở Cục Cảnh sát Giao thông đường bộ, Đường sắt hay cả Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia! Những con số sẽ có tác dụng rất lớn vào nhận thức của người dân về tác dụng của việc đội MBH (và đội MBH đúng quy cách) hơn là những lời kêu gọi! Dẫu sao, con số mà các nhà báo lùng sục tại 2 bệnh viện lớn ở Hà Nội và TP.HCM nói trên vẫn còn... "lẻ tẻ"!

Dư luận những ngày vừa qua cũng xôn xao về thông tin trẻ em dưới 14 tuổi không phải đội MBH khi đi xe máy. Song, theo thượng tá Trần Sơn, (Cục Cảnh sát Đường bộ, Đường sắt) các lực lượng tuần tra, xử lí cứ bám vào 3 văn bản pháp luật mà xử phạt.

Ông Sơn cho biết, Nghị quyết 32 bắt buộc mọi người khi ngồi trên mô tô, xe máy là phải đội MBH.

Nghị định 146 quy định mức phạt với vi phạm hành vi này từ 100.000 - 200.000đ, trung bình xử phạt 150.000đ.

Thêm vào đó, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính, điều 7, nói rõ: Từ 14 - dưới 16 tuổi thì bị phạt cảnh cáo, không phạt tiền. Người từ 16 - dưới 18 tuổi thì bị phạt không quá 1/2 mức phạt với người thành niên.

Thượng tá Sơn nói thêm, mỗi người đội mũ, không chỉ thể hiện sự tôn trọng pháp luật mà còn để bảo vệ cho chính mình và tạo nên một "nét văn hóa khi tham gia giao thông"! 

Đội MBH vẫn là "sự lựa chọn" chứ không phải bắt buộc với trẻ em!!! (Ảnh: L.A.D)

Liệu, người dân đã thực sự có "văn hóa MBH" hay vẫn là sự đối phó để khỏi "móc ví" chịu "án phạt" vi phạm ATGT?

Thiết nghĩ, để tạo thành "nét văn hóa MBH", Nhà nước không chỉ có phạt và phạt. Quan trọng hơn là cách "ứng xử" của những người làm luật, thi hành luật pháp.

Một khi làm cho dân thấy rõ sự an toàn (qua những con số về giảm chấn thương sọ não...), chuẩn bị những điều kiện tránh sự phiền hà cho dân (như việc chính quyền địa phương quy định chung vè dịch vụ, giá cả trông giữ MBH...) thì người dân sẽ tự nguyện đội mũ khi ngồi lên mô tô, xe máy! 

  • H.L
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,