221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1018438
2007: Báo động bạo hành gia đình, học đường
1
Article
null
2007: Báo động bạo hành gia đình, học đường
,

(VietNamNet) - Năm 2007 được coi là năm "báo động đỏ" về tình trạng bạo hành gia đình và học đường, khi mà báo chí liên tục thông tin về các vụ bạo hành gia đình và trường học gây bức xúc trong dư luận.

Năm 2007, cơ quan chức năng phát hiện vụ một  người chồng bắt vợ cởi quần áo, chui vào cũi chó và khóa lại, sau đó gọi mẹ vợ sang chứng kiến. Rồi lại vụ người vợ xin ly hôn vì bị bạo hành quá nhiều lần đã bị người chồng cắt hai núm vú bỏ vào cốc rượu, vụ bị chồng cắt cổ ngay tại nhà mẹ đẻ....

Đối tượng bị bạo hành gia đình phần lớn rơi vào phụ nữ và trẻ em, những người ít có khả năng tự vệ. Một con số mà có lẽ không ai ngờ tới: gần 40% phụ nữ được hỏi thừa nhận có bạo lực trong gia đình. Cuộc khảo sát được tiến hành ở Hà Nội, Phú Thọ và Thái Bình. Tuy nhiên thực tế có thể cao hơn nhiều vì người ta ngại nói ra và còn do quan niệm thế nào là bạo lực trong gia đình ở mỗi người khác nhau.

Đâu đó trong cuộc sống hàng ngày, người ta vẫn bắt gặp cảnh tượng người chồng vũ phu thẳng tay đánh đập người vợ của anh ta, thậm chí cảnh tượng đó diễn ra ngay trên đường phố đông người qua lại và cả trên bục giảng (đối với một cô giáo), nhưng không mấy khi có người ra tay can thiệp, chỉ bởi tất cả đều cho rằng đó là "chuyện nhà người ta, không nên can thiệp". Cũng vì cánh suy nghĩ thiếu trách nhiệm như vậy mà vụ việc em Bình bị hành hạ suốt hơn 10 năm mà những người hàng xóm không ai lên tiếng bảo vệ em Bình, còn chính quyền địa phương thì nói rằng không hề hay biết (?!)

Cơ quan công an lấy lời khai của em Bình.

Vụ em Bình bị hành hạ đã gây làn sóng bất bình trong dư luận. Thủ tướng Chính phủ cũng đã có ý kiến chỉ đạo về vụ việc, rồi Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có đề nghị rà soát tất cả các trẻ em giúp việc trong gia đình ở Hà Nội.

Trong khi vụ việc em Bình vừa tạm lắng xuống thì ơ quan công an lại phát hiện thêm vụ việc ông chủ Nguyễn Lê Thắng (SN 1979), trú tại phố Hồng Mai, phường Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng - Hà Nội đã đi "thu lượm" những bé trai lang thang để dụ dỗ các em, nếu về làm việc cho hắn, thì sẽ được nuôi ăn, ở và trả lương. Sau đó ép các em quan hệ đồng giới với hắn. Ai không chịu sẽ bị Thắng đánh, cầm gậy phang vào người.

Không chỉ những em bé thân cô thế cô lên Hà Nội kiếm sống bị ức hiếp mà ngay cả những em bé được sống trong sự đùm bọc của gia đình cũng không tránh được việc phải chịu ấm ức khi mà đến trường nhiều em phải chịu bạo lực học đường. Dư luận đã không khỏi phẫn uất với ông thầy bệnh hoạn đã hiếp dâm 5 học sinh của mình; rồi thì những cô giáo dạy học sinh theo kiểu "nhờ" học sinh lớp 5 đánh học sinh lớp 2 đã làm nhiều bậc phụ huynh không thể yên tâm khi đưa con đến trường.

Câu chuyện bạo hành gia đình và học đường sẽ bớt "rôm rả" hơn khi mà tất cả mọi người đều được trang bị những kiến thức về pháp luât , bởi trên thực tế thì nhiều khi người bị bạo hành không ý thức được quyền lợi của mình nên đành cam chịu. Còn người gây ra bạo hành thì không nhận thức được hành vi của mình, nên vẫn "hồn nhiên" vi phạm pháp luật.

  • Tuyết Nhung
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,