221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1015218
Làng nghề mũ vải rớt nước mắt đóng cửa
1
Article
null
Làng nghề mũ vải rớt nước mắt đóng cửa
,

(VietNamNet) Sau 30 năm nhộn nhịp bán mua, làng nghề mũ vải phường Đông Hưng Thuận, quận 12, TP.HCM vắng hẳn tiếng máy dập, máy may... Những chiếc mũ vải từng nhấp nhô khắp mọi miền đất nước, nay bị trả về ào ạt, nằm xếp đống trong các kho tối.

>> Mũ bảo hiểm lên ngôi, mũ vải hết thời

  • Làng nghề nón vải hơn 30 năm nay coi như xóa sổ.
    Làng nghề mũ vải im lìm sau 30 năm sản xuấtbuôn bán nhộn nhịp.

    Ngay sau khi quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người đi xe gắn máy có hiệu lực (ngày 15/12), cả làng nghề 30 năm tuổi vắng lặng; hơn 1.000 hộ dân xưa nay sống nhờ mũ vải ngồi chơi.

    Vợ chồng anh Nguyễn Phương Điều ngồi thẫn thờ trong xưởng sản xuất chất đầy mũ, máy móc phủ bụi ngổn ngang, nói như khóc: "Coi như thế là hết, bao nhiêu năm làm công dành dụm, vay mượn được ít vốn, năm 1995 vợ chồng anh Điều mở xưởng sản xuất mũ vải. 12 năm vợ chồng dồn sức lực, tiền của nhưng giờ thì đã bị cuốn đi hết theo cơn lốc mũ bảo hiểm".

    Anh Điều cho biết, xưởng của anh trước đây bình quân bán được hơn 40.000 cái mũ vải/tháng. Ngoài dàn máy hơn 10 cái tại nhà, anh chị còn giao hàng cho các cơ sở tại gia gia công mới kịp hợp đồng. Thế nhưng, kể từ ngày Nghị quyết 32 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc đội mũ bảo hiểm ra đời thì mỗi ngày cơ sở của anh Điều phải nhận lại hơn 10.000 cái mũ/ngày (gần 100 triệu đồng) do các đại lý trả về. Anh Điều thở dài: "Ngồi ôm "đống vàng" mà như ngồi trên đống lửa, coi như đóng cửa, sạt nghiệp còn "đống vàng" kia không biết thải đi đâu để vớt vát lại chút vốn liếng!"

    Ở làng nghề mũ vải, nhà nào cũng lao đao; chỉ khác nhau ở chỗ "thuyền to thì sóng lớn", đầu tư nhiều thì mất nặng. Đau nhất là trường hợp của chị Bình, chị vừa bỏ ra hơn 87.000USD để nhập một dàn máy thêu. Máy vừa về được vài hôm thì có Nghị quyết 32 nên trùm mền chờ ngày bán phế liệu.

    Nón vãi thóai trào.
    Mũ vải xếp kho.

    Có lẽ người sạt nghiệp nặng nhất của làng nghề mũ vải quận 12 là anh Huy Độ. Hai xưởng sản xuất mũ với gần 100 nhân công phải đóng cửa, hơn 10 dàn máy dệt, 7 dàn máy thêu bán đổ bán tháo, hàng xuất đi nay bị trả về ào ạt. Tính từ đầu tháng 9/2007 đến nay, anh Huy Độ đã lỗ vài tỷ đồng.

    Không chỉ người sản xuất mũ mà người bán mũ, đại lý mũ cũng khóc dở, mếu dở. Chị Nguyễn Thị Mỹ Phương, chủ đại lý mũ Trọng nói như mếu: "Từ khi cả nước đội mũ bảo hiểm, không bán được cái mũ vải nào nữa. Trong khi đó, hàng khắp nơi trả về ngày mỗi tăng đến độ không còn chỗ để. Thế nhưng thuế má thì vẫn cứ phải nộp đủ!". 

    Tương tự, các đại lý mũ Dong, mũ Kim... cũng chung số phận, ôm hàng chờ ngày phá sản.

    Câu chuyện bên tách cà phê hay trên bàn nhậu của những người dân làng mũ vải quận 12 hiện nay không còn là ai bị trả hàng bao nhiêu, ai lỗ nặng mà nó đã xoay quanh chuyện cả làng mũ sẽ làm gì để sống. Chị Mỹ Phương, chủ đại lý mũ Trọng cho biết, hiện chưa biết xoay chuyển thế nào bởi "buôn có bạn, bán có phường". Chị Phương cũng đã thử chuyển sang bán mũ bảo hiểm nhưng đầu tư cả tỷ để đặt hàng đem về bán thì đụng phải hàng dỏm tràn lan nên mũ bảo hiểm chất lượng đành chào thua.

    Nón vãi trộn lẫn nón bảo hiểm vẫn cứ ế!
    Bày mũ vải lẫn mũ bảo hiểm, vẫn chẳng đuược ai hỏi mua!

    Còn anh Trần Trí Dũng, chủ cơ sở sản xuất mũ Dũng nói: "Rất cần quy định đội mũ bảo hiểm bắt buộc. Thế nhưng, khi ban hành quy định, cơ quan thẩm quyền nên lường trước ảnh hưởng để nghiên cứu cách hỗ trợ những người bị ảnh hưởng, giúp họ ổn định cuộc sống. Hơn 20 năm làm nghề nay lâm vào cảnh phá sản, hỏi ai không buồn?"

    Nghe đến hai tiếng chuyển nghề, chị Nguyễn Thanh Loan rớt nước mắt: “Làm gì đây? Bao nhiêu năm nay chỉ biết may mũ, trình độ không có biết kiếm nghề gì, công ty nào nhận. Làm sao sống nổi với đồng lương còm hơn 1 triệu bạc của chồng?!”

    • Tấn Thuấn

    Ý kiến của bạn?

  • ,
    Ý kiến của bạn
    Ý kiến bạn đọc
    ,
    ,
    ,
    ,
    ,
    ,
    ,