Hà Nội: 62 tuyến phố cấm bán hàng rong
Cập nhật lúc 16:01, Thứ Hai, 21/01/2008 (GMT+7)
20/1, liên ngành Sở GTCC- Sở Thương mại đã có tờ trình gửi UBND TP Hà Nội về việc tổ chức triển khai thực hiện Quyết định 02/2008 “Quy định về quản lý hoạt động bán hàng rong trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
>>Hàng rong Hà Nội vẫn mưu sinh tại nhiều điểm cấm
Người bán chiếu rong bán hàng ở khu vực Đền Quán Thánh |
Báo Tiền Phong ra ngày 21/1 có cho biết nội dung tờ trình. Theo đó: Nghiêm cấm bán hàng rong tại 62 tuyến phố; Những khu vực cấm kinh doanh thực hiện theo mục 1- điều 4, QĐ 02/2008; Các tuyến phố văn minh thương mại, đô thị trước đây các quận huyện tiếp tục duy trì, thực hiện.
Ngoài các địa điểm trên, giao UBND quận, huyện quy hoạch sắp xếp đề xuất những tuyến phố cấm bán hàng rong, những tuyến phố, khu vực có thể cho phép bán hàng rong trình UBND TP Hà Nội phê duyệt trước ngày 20/2/2008.
Thay mặt UBND TP Hà Nội, ông Phí Thái Bình đã chấp thuận tờ trình của liên Sở và chỉ đạo phải thực hiện ngay. Được biết ngày 20/1/2008, Sở GTCC đã chỉ đạo các phòng chức năng chuẩn bị tổ chức cắm biển cấm bán hàng rong trên 62 tuyến phố. Dự kiến việc cắm biển sẽ kéo dài đến hết ngày 25/1/2008.
Trả lời phỏng vấn báo Vietnamnet về quy định cấm bán hàng rong trên địa bàn TP Hà Nội, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thế Thảo khẳng định dứt khoát nghiêm cấm bán hàng rong ở những đường phố chính. Tuy nhiên, như vậy sẽ nảy sinh tình trạng các hàng rong sẽ vào những ngõ, phố không tên. Và như vậy sẽ dẫn đến sự quá tải, nhếch nhác ở các ngõ, phố này. Ông Thảo cho rằng, về lâu dài, phải tìm những góc, quĩ đất để có thể tạo thành các chợ cóc.
Trước đó, phóng viên Vietnamnet đã phản ánh, 1 ngày sau khi quy định cấm hàng rong của TP. Hà Nội chính thức có hiệu lực, hàng trăm gánh hàng rong vẫn tiếp tục mưu sinh xung quanh những khu vực đã bị cấm như: Đền Quán Thánh, xung quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm, khu vực Trạm trung chuyển xe buýt Yên Phụ, cửa ga Hà Nội và ga Trần Quý Cáp, Văn Miếu Quốc Tử Giám... vẫn còn bầy bán la liệt bánh ngọt, thuốc lá, bánh mỳ, bưu ảnh, bản đồ....Một người bán hàng rong còn cho biết: "Có khách gọi mua chiếu thì tôi tạm dừng lại để bán hàng chứ có "đóng chốt" bán hàng ở đây đâu mà sợ. Mà các chú nói thế nào ấy chứ, tôi đã nghe thấy ai bảo cấm đâu?".
Ngoài các địa điểm trên, giao UBND quận, huyện quy hoạch sắp xếp đề xuất những tuyến phố cấm bán hàng rong, những tuyến phố, khu vực có thể cho phép bán hàng rong trình UBND TP Hà Nội phê duyệt trước ngày 20/2/2008.
Thay mặt UBND TP Hà Nội, ông Phí Thái Bình đã chấp thuận tờ trình của liên Sở và chỉ đạo phải thực hiện ngay. Được biết ngày 20/1/2008, Sở GTCC đã chỉ đạo các phòng chức năng chuẩn bị tổ chức cắm biển cấm bán hàng rong trên 62 tuyến phố. Dự kiến việc cắm biển sẽ kéo dài đến hết ngày 25/1/2008.
Trả lời phỏng vấn báo Vietnamnet về quy định cấm bán hàng rong trên địa bàn TP Hà Nội, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thế Thảo khẳng định dứt khoát nghiêm cấm bán hàng rong ở những đường phố chính. Tuy nhiên, như vậy sẽ nảy sinh tình trạng các hàng rong sẽ vào những ngõ, phố không tên. Và như vậy sẽ dẫn đến sự quá tải, nhếch nhác ở các ngõ, phố này. Ông Thảo cho rằng, về lâu dài, phải tìm những góc, quĩ đất để có thể tạo thành các chợ cóc.
Trước đó, phóng viên Vietnamnet đã phản ánh, 1 ngày sau khi quy định cấm hàng rong của TP. Hà Nội chính thức có hiệu lực, hàng trăm gánh hàng rong vẫn tiếp tục mưu sinh xung quanh những khu vực đã bị cấm như: Đền Quán Thánh, xung quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm, khu vực Trạm trung chuyển xe buýt Yên Phụ, cửa ga Hà Nội và ga Trần Quý Cáp, Văn Miếu Quốc Tử Giám... vẫn còn bầy bán la liệt bánh ngọt, thuốc lá, bánh mỳ, bưu ảnh, bản đồ....Một người bán hàng rong còn cho biết: "Có khách gọi mua chiếu thì tôi tạm dừng lại để bán hàng chứ có "đóng chốt" bán hàng ở đây đâu mà sợ. Mà các chú nói thế nào ấy chứ, tôi đã nghe thấy ai bảo cấm đâu?".
62 tuyến phố cấm bán hàng rong |
Phố Xuân Thủy, Cầu Giấy, Trần Duy Hưng, Kim Mã, Nguyễn Thái Học, Chu Văn An, Độc Lập, Hùng Vương, Phan Đình Phùng, Nguyễn Tri Phương, Điện Biên Phủ, Lê Hồng Phong, Trần Phú, Chùa Một Cột, Ông Ích Khiêm, Bà Huyện Thanh Quan, Lê Trực, Sơn Tây, Thanh Niên, Hoàng Diệu, Hoàng Văn Thụ, Bắc Sơn, Trương Định, Bạch Mai, Phố Huế, Đinh Tiên Hoàng, Lê Lai, Lê Thạch, Lê Thái Tổ, Bà Triệu, Tràng Tiền, Hàng Khay, Tràng Thi, Hàng Lược, Chả Cá, Hàng Cân, Lương Văn Can, Cát Linh, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Lương Bằng, Tây Sơn, Nguyễn Huy Tưởng, Trường Chinh, Khương Trung, Tôn Thất Tùng, Phạm Ngọc Thạch, Đào Duy Anh, Chùa Bộc, Thái Hà, Khâm Thiên, Đê La Thành, Mai Xuân Thưởng, Hàng Than, Vạn Phúc, Kim Mã Thượng, Nguyễn Thiếp, Phan Huy Ích, Vạn Bảo, Linh Lang, Hàng Bông, Hàng Gai, Hàng Bài. |
- Hải Yến (tổng hợp)
,