221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1030002
Đêm lạnh giá, lặn lội kiếm cơm...
1
Article
null
Đêm lạnh giá, lặn lội kiếm cơm...
,

 - Lấy đêm làm ngày, họ gồng gánh, thồ những bao hàng nặng trịch, đi đi về về các chợ, lầm lũi kiếm vài chục ngàn đồng mỗi ngày, dưới sương lạnh giá buốt 10oC. 

cvb
Mặc mưa rét, người phụ nữ này vẫn ngồi bán hàng. Ảnh: L.Hà.

Lấy đêm làm ngày

Đợt lạnh lâu và dữ nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Suốt 3 tuần liền, nhiệt độ ngoài trời lúc cao nhất cũng chỉ 14-15oC, thấp nhất có khi chỉ 9-10oC. Đỉnh núi Mẫu Sơn đã có băng tuyết. 

bb
Chợ đêm sôi động từ chập tối. Ảnh: L.Hà

Mặc rét, công việc của những người chuyên kiếm sống đêm vẫn diễn ra.

Mấy bác xe ôm vẫn co ro đứng đợi khách ở đầu đường Xuân Thủy (Cầu Giấy, Hà Nội). Không có nơi đứng trú rét, các bác quàng kín áo mưa, ngồi thụp xuống sau xe máy để tránh gió buốt như kim châm.

Bác Thuyên ở Thanh Hóa, đã gần 50 tuổi, hai tay nhét túi quần, co ro nói: "Từ ngày làm nghề xe ôm đêm, chưa năm nào rét lâu và đậm như năm nay. Rét quá cũng ít khách đi xe lắm. Những ngày này ở quê không khí Tết đậm lắm rồi, nhưng tôi phải cố chạy thêm vài đêm nữa kiếm tiền tiêu. Làm đêm lại rét thế này mệt lắm nhưng phải cố thôi. Nhiều đêm ít khách đứng tê cả người nhưng sợ về có khách đi lại tiếc. Rét cũng cố chịu".

cvv vbn

2h sáng, cánh xe ôm đợi khách, những chuyến hàng bắt đầu được trở về chợ đêm Dịch Vọng. Ảnh: L.Hà.

Trong đêm tối rét mướt, đứng đợi khách dưới cái rét cắt da, cắt thịt, thấy thời gian trôi thật lâu. Nhưng sắp đến giờ chợ rau đêm Dịch Vọng họp, thế nào bác Thuyên cũng đón được khách.

Chợ Dịch Vọng – một trong những chợ rau quả đầu mối của Hà Nội – mọi hoạt động buôn bán sầm uất lại diễn ra chủ yếu vào đêm. Tối thì có chợ đêm sinh viên; khi chợ này vừa tan thì chợ rau quả họp. 2h sáng, từng chuyến rau từ các nơi bắt đầu được chở về đây chuẩn bị cho một buổi chợ mới.

Tại các khu phố, người dân còn chìm trong giấc ngủ thì chợ Dịch Vọng đã mua bán tấp nập. Cả một vùng sáng trưng ánh đèn, ồn ào, náo nhiệt đến 6h sáng.

vbn cvb

Chợ bắt đầu sầm uất, hàng hóa được chở về ngày càng nhiều. Ảnh: L.Hà.

Dưới cái rét căm căm, những người nông dân vẫn miệt mài dỡ, bày hàng. Miệng nói, tay làm, họ như quên mất cái rét đang bao trùm khắp nơi. Nhiều gia đình, cả vợ chồng cùng thồ hàng đến đây. Tranh thủ lúc các bà vợ bán hàng, đấng mày râu dùng chiếc yên xe làm giường chợp mắt. Có người tìm một góc trống nằm thu lu trong đống áo mưa.

Mưu sinh không dám rét

Bán thịt lợn tại ngõ 98, đường Xuân Thủy gần 10 năm nay, hàng ngày, chị Hiền bắt đầu dậy đi lấy thịt từ 2h đêm rồi đi xe máy 50km từ Vĩnh Phúc xuống Hà Nội bán. Chị than: ‘’Chưa năm nào rét đậm và lâu như năm nay. Mặc bao nhiêu áo ấm, áo mưa ở ngoài, găng tay, khăn quấn cổ nhưng hai hàm răng tôi vẫn cứ va vào nhau lập cập. Da mặt tôi căng rát nhiều lúc hai bàn tay như mất cảm giác, tê cả đi".

cc vv

Những người bán lẻ bắt đầu thu hàng để chở về chuẩn bị cho ngày chợ mới. Ảnh: L.Hà

Những ngày này trời quá lạh nên chồng chị cũng đi chợ cùng. Sau một chặng đường dài xuống đến nơi bán hàng. Hai tay cóng cứng lại, chị Hiền dùng giấy nhóm lửa rồi quơ quơ tay cho ấm để còn kịp chặt, thái thịt cho khách.

"Nhiều hôm dậy không muốn đi chợ nữa nhưng không bỏ chợ được; miếng ăn của cả nhà à. Tết lại sắp đến rồi’’ - chị nói.

Ngồi cạnh bàn thịt của chị Hiền, chị Thời, bán rau - ở tận huyện Đông Anh, Hà Nội – vừa xuýt xoa kêu rét, vừa khệ nệ bê thúng rau từ trên xe xuống. Không có chồng đi bán hàng cùng như chị Hiền, hàng ngày chị Thời phải dạy từ 3h sáng rồi đi chợ mua rau sau đó chở ra nội thành bán kiếm mấy chục ngàn đồng. Buổi chợ bắt đầu từ nửa đêm đến tận chiều hôm sau. Hôm nào bán nhanh thì trưa được về, hôm ế chiều vẫn còn lang thang ở các chợ bán nốt.

mmm

Đội cả mũ bảo hiểm, mặc cả áo mưa bán hàng mà vẫn rét. Ảnh: L.Hà.

"Rét quá. Rét thế này chỉ khổ những người nông dân như chúng tôi thôi. Mỗi lần lên cầu Thăng Long gió vù vù ù hai tai. Gió tạt vào mặt buốt tưởng không đi nổi nhưng cũng phải cố từng bước một. Tết sắp đến không chịu khó đi chợ thì lấy gì sắm Tết; nghỉ một ngày là cả nhà nghỉ ăn", chị Thời nói.

Để 2 đứa con nhỏ ở nhà cho chồng trông, 22h đêm, chị Mai, ở Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội phóng xe sang tận chợ Hoa Quảng Bá lấy hàng rồi 24h đêm lại về nhà chợp mắt đến 4h sáng gánh hoa ra chợ bán. Chợ quê họp sớm không nhanh chân là hết chỗ ngồi.

"Những hôm trời ấm đi đêm như thế không sao nhưng đợt này rét quá. Rét lại đúng dịp lễ Tết nên không thể bỏ chợ được. Cả năm mới có một dịp Tết, nhà nào cũng cần hoa cắm nên rét đến mấy cũng phải cố. Mà không đi chợ thì 4 miệng ăn biết nhìn vào đâu. Nhà nông vất lắm…", chị Mai nói.

Vì miếng cơm manh áo, bao nhiêu người dân đang lụi cụi kiếm cơm dưới cái rét cắt da...

  • Lệ Hà
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,